Vì Sao Người Tự Kỷ Tránh Tiếp Xúc Mắt?

1080
Người tự kỷ tránh tiếp xúc mắt
Người tự kỷ tránh tiếp xúc mắt

Nếu bạn biết ai đó mắc chứng tự kỷ, bạn có thể nhận thấy rằng họ hiếm khi nhìn vào mắt người khác.

Nay, nghiên cứu mới đưa ra lý do tại sao như vậy.

Đồng tác giả nghiên cứu, Ts Nouchine Hadjikhani, cho biết: “Trái với những gì chúng ta
nghĩ, sự thiếu hụt rõ rệt sự quan tâm giữa người với người ở những người tự kỷ không
phải là do thiếu quan tâm”.

“Thay vào đó, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng hành vi này là một cách để giảm sự
căng thẳng quá mức khó chịu do sự kích hoạt quá mức trong một phần của não bộ“.

Hadjikhani GĐ nghiên cứu tế bào thần kinh viền tại Trung tâm Hình ảnh Y sinh học
thuộc Bv đa khoa Massachusetts.

Trong khi tránh tiếp xúc mắt thường được coi là dấu hiệu của sự thờ ơ cá nhân hoặc xã
hội, nhiều người tự kỷ nói rằng tiếp xúc mắt gây cho họ sự khó chịu hoặc căng thẳng.

Nghiên cứu mới tìm ra vấn đề đối với một phần của bộ não gây nên sự thu hút tự nhiên
của các em bé đối với khuôn mặt và giúp người ta nhận biết được cảm xúc của người
khác. Nó được gọi là hệ thống dưới vỏ não, và nó được kích hoạt bằng tiếp xúc mắt.

Để tìm hiểu thêm, các tác giả nghiên cứu giám sát hoạt động của não trong khi những
người có và không bị chứng tự kỷ nhìn vào những hình ảnh khuôn mặt một cách tự do
hoặc khi hạn chế chỉ nhìn thấy vùng mắt.

Cả hai nhóm cho thấy mức độ hoạt động của não bộ tương tự nhau khi xem các bức ảnh của toàn bộ khuôn mặt.

Nhưng khi những người tham gia bị chứng tự kỷ chỉ được nhìn khu vực mắt, hệ thống
não dưới vỏ của họ đã bị kích hoạt quá mức, các phát hiện cho thấy. Điều này đặc biệt
đúng khi họ nhìn thấy khuôn mặt sợ hãi, nhưng cũng như vậy với những khuôn mặt hạnh
phúc, tức giận và trung lập.

Nghiên cứu được đăng trực tuyến gần đây trên tạp chí Scientific Reports. Hadjikhani cho
biết những phát hiện này có thể dẫn đến những cách hiệu quả hơn để thu hút những người
tự kỷ.

“Việc buộc trẻ em tự kỷ nhìn vào mắt ai đó trong cách trị liệu hành vi có thể tạo ra rất
nhiều lo lắng cho chúng”. Và “một cách tiếp cận đòi hỏi thói quen tiếp xúc mắt chậm có
thể giúp họ vượt qua sự phản ứng quá mức này và có thể duy trì tiếp xúc mắt trong thời gian dài, do đó tránh được những ấn tượng mạnh rằng sự tránh né mắt này phải có trong
sự phát triển của não bộ xã hội”.

Bs Đặng Thị Ngọc Hạnh, Khoa Tâm Lý –Tâm Thần Trẻ em, Bv TT TP.HCM

Theo:

Robert Preidt. Why People With Autism Avoid Eye Contact. Friday, June 30, 2017.
SOURCE: Massachusetts General Hospital, news release, June 15, 2017. HealthDay.