PHẢN HỒI THẦN KINH: PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ TRẺ EM RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý

769

Phương pháp phản hồi thần kinh (Neurofeedback=PHTK) dựa trên công nghệ vi tính có thể mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng tăng động và giảm chú ý một cách rõ ràng và lâu dài. Hiệu quả này còn cao hơn phương pháp rèn luyện nhận thức cũng dựa trên công nghệ tin học.

Kết quả một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cho thấy những trẻ được điều trị bằng phương pháp này cải thiện các triệu chứng ADHD nhanh và nhiều hơn so với nhóm trẻ điều trị theo phương pháp rèn luyện nhận thức (RLNT).

Ts Naomi Steiner Bệnh viện Trẻ em Di động tại Trung tâm YK Tufts, Boston, Massachusetts cho biết khả năng duy trì cải thiện sau khi can thiệp bằng hành vi thường không có kết quả và đây là một phát hiện quan trọng. Ts Steiner cũng lưu ý điều quan trọng là nghiên cứu này đã được thức hiện ngoài trường học. Hầu hết các nghiên cứu PHTK thực hiện tại các cơ sở thí nghiệm và tại bệnh viện. Nghiên cứu này đang tải trên Tạp chí Y khoa Trẻ em ngày 17/2/2014.

Phương pháp PHTK và RLNT là 2 dạng rèn luyện khả năng tập trung chú ý dựa trên nền tảng tin học. PHTK huấn luyện trẻ với cảm biến điện não đồ gắn mặt trong thiết bị tương tự nón bảo hiểm khi đi xe đạp. Cảm biến này dùng tăng cường sóng điện não beta (sóng beta biểu hiện trạng thái khả năng chú ý) và dùng chặn sóng điện não theta (sóng theta biểu hiện trạng thái uể oải) khi các sóng này xuất hiện trên màn hình vi tính.

Phương pháp RLNT gồm các bài luyện tập nhận thức tập trung vào sự chú ý và rèn luyện trí nhớ với sự phản hồi trên màn hình vi tính nhằm củng cố những câu trả lời đúng.

Nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa Boston đã tiến hành ngẫu nhiên tại trường học 104 trẻ ADHD đang học lớp 2 và lớp 4 phương pháp PHTK với thiết bị Play Attention, Unique Logic and Technology Inc và phương pháp RLNT với thiết bị Captains Log, Brain Train) trong nhóm chứng.

Cả 2 phương pháp đều tiến hành can thiệp trong thời gian từ 3 lần 45 phút mỗi tuần tại phòng học, tổng cộng 40 buổi dưới sự giám sát của phụ tá nghiên cứu.

Trẻ được được lượng giá trước và ngay sau khi can thiệp và các báo cáo của các nhà nghiên cứu cho thấy co rất nhiều cải thiện rõ ràng các triệu chứng của ADHD bao gồm sự chú ý và hoạt động chức năng trong nhóm trẻ thực hiện phương pháp PHTK so với nhóm trẻ thực hiện phương pháp RLNT. Sau 6 tháng  thực hiện các buổi thực hành trên máy, các nhà nghiên cứu cho biết kết quả tương tự.

Trẻ thực hiện phương pháp PHTK duy trì được kết quả các buổi can thiệp dựa trên thang lượng giá Cooner 3 (Báo cáo đánh giá của phụ huynh về giảm chú ý): hiệu quả (ES=0.34), hoạt động chức năng (ES=0.25) và gia tăng hoạt động/xung động (ES=0.23). Kết quả lượng giá Bản câu hỏi đánh giá hành vi và hoạt động chức năng của phụ huynh (Behavior Rating Inventory of Excecutive Function Parent Form=BRIEF) với điểm thực hành tổng hợp (ES=0.31). Kết quả này duy trì lâu hơn một cách rõ ràng so với kết quả ở nhóm chứng thực hiện phương pháp RLNT.

Đối với trẻ nhóm chứng thực hiện phương pháp RLNT, kết quả lượng giá nhanh sau can thiệp cải thiện chậm hơn chỉ xuất hiện thang lượng giá Cooners 3 (Parent Assessment Report of Excutive Functioning (ES=0.18) và trên 2 thang phụ của BRIEF.

Không có sự khác biệt kết quả của 2 phương pháp PHTK và phương pháp RLNT trong các phương pháp đánh giá tại lớp học.

Các nhà nghiên cứu đây là những “ghi nhận xứng đáng” rằng trẻ trong nhóm PHTK duy trì liều thuốc kích thích thần kinh có lẽ do trải nghiệm cuộc sống và do sự gia tăng đòi hỏi của nhà trường tương tự như nhóm trẻ RLNT.

Cũng cần ghi nhận rằng mẫu nghiên cứu này gồm cả những trẻ đang dùng và những trẻ đã ngưng methylphenidate.

Hầu hết các nghiên cứu đều không tiến hành trên trẻ đang dùng thuốc, nhưng các tác giả phát hiện trong nhóm trẻ đang dùng thuốc kích thích thần kinh (methylphenidate) trong nhóm PHTK có kết quả cải thiện như những trẻ không dùng thuốc. Vấn đề này mang ý nghĩa lâm sàng rất quan trọng vì những trẻ đang uống thuốc kích thích tâm thần cũng có thể áp dụng phương pháp PHTK nhằm rèn luyện khả năng tập trung chú ý và hoạt động chức năng.

Cả hai phương pháp PHTK và RLNT hiện đang được ứng dụng trong các trường học tại Hoa Kỳ.

Nhận định cho từng phương pháp, Bs Steiner cho rằng phương pháp RLNT sẽ ít chi phí hơn phương pháp PHTK. Tuy nhiên vì hiệu quả của phương pháp PHTK không chỉ duy trì lâu hơn ở nhiều lĩnh vực hoạt động và học tập, mà về lâu dài chi phí có thể sẽ thay đổi.

Bình luận về các kết quả nghiên cứu trên, Ts Martijn Arns, Khoa Nghiên cứu tâm lý thực nghiệm ĐH Utrecht Netherlands, GĐ Viện Nghiên cứu lâm sàng não (Research Institute Brainclinics) cho biết nghiên cứu này đóng góp nhiều vào chứng cứ là “PHTK trong điều trị ADHD mang lại lợi ích lâm sàng và hiệu quả này có thể là giải pháp duy trì theo thời gian”.

Bs Arns không tham gia nghiên cứu này nhưng lưu ý kết quả nghiên cứu này thấp hơn một chút so với nghiên cứu phân tích gộp trước đó của chính tác giả và đồng nghiệp đang trên Tạp chí Clinical EEG Neuroscience năm 2009. Nói chung hiệu quả điều trị của phương pháp PHTK ở nhà trường thấp hơn tại các cơ sở y tế.

Các nghiên cứu mới đây đã chứng minh hạn chế của phương pháp điều trị ADHD bằng thuốc trong thời gian dài. Do vậy rất cần các phương pháp điều trị ADHD hiệu quả nhiều hơn và PHTK (Neurofeedback) là một phương pháp đầy hứa hẹn.

Bs Phạm Văn Trụ. Bv TT Tp HCM.

Theo Megan Brooks.Neurofeedback for ADHD: Significant, Lasting Improvement. February 26, 2014. Pediatrics. 2014;133:483-492. Abstract. Medscape Medical News > Psychiatry.