TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC CỦA CÁC THẤY THUỐC

1002

“Trong tôi không còn bao nhiêu tiếng nhạc để múa hát trong cuộc đời”
BS Louis Ferdinand Auguste Destouches – Celine.
Bài của BS Isabelle Gautier – Thành viên Y sĩ đoàn
Bài đăng trong tập san Hội đồng Y sĩ  đoàn khu vực Paris, tháng 3/2003 – số 86.

KIỆT SỨC

Từ B.O.S “ Hội chứng kiệt sức” (Burn Out  Syndrome) theo người Anh, “Kaloshi” (chết vì mệt mỏi lúc làm việc) ở Nhật Bản là hội chứng kiệt sức trong nghề nghiệp có thể dẫn tới tự sát.

Những nghề nghiệp đòi hỏi nhiều cố gắng tinh thần, cảm xúc và tình cảm có nguy cơ cao nhất. Có khá nhiều yếu tố đã được chỉ ra:

–         Tổ chức cách làm việc
–         Tính cách thích hoà mình vào các mối quan hệ.
–         Lý tưởng nghề nghiệp

Từ Stress tới B.O.S

Ở thế kỷ 14 stress có nghĩa là nổi đau, sự sầu não. Hiểu theo nghĩa rộng còn là sự cố gắng, sự bó buộc, sự công phá, sự xâm lăng, tất cả các từ đều chỉ rỏ cảm giác của 1 nạn nhân B.O.S, bị xâm chiếm, xâm hại, “tàn tạ” bởi công việc.

Năm 1768 BS Tissot đã mô tả các tác động xấu lên sức khỏe của sự đam mê công việc. Là một nhà tiên phong về tâm bệnh học nghề nghiệp, ông này đã đề xuất phương cách tác động nhằm lành mạnh hoá và phòng ngừa. Năm 1936 Selye rồi Canon  năm 1942 đã cùng xác định cơ chế bệnh sinh của stress. Năm 1959 Claude Veil là BS tâm thần đã mở ra khái niệm kiệt sức nghề nghiệp. Trong những năm 70 nhà phân tâm học Mỹ Herbert J. Freudenberger đã đặt ra từ “Burn – Out Syndrome” nói lên tình trạng kiệt sức ở các nhân viên y tế quá tận tâm trong quan hệ rất nặng nhọc trên các bệnh nhân nghiện, được đăng trong các thông tin “ Dưởng đường tự do”.

Sự kiệt sức đến từ tình trạng stress trường diễn và thường xuyên do các y lệnh bị điều chỉnh, tới các bó buộc công việc nặng nề, các phức tạp về cách tổ chức và/hoặc khó thích ứng với các quá trình trị liệu mới mẽ.

Theo BS Pierre Canoui “Hội chứng kiệt sức nghề nghiệp ở các nhân viên y tế trước hết là một tình trạng bệnh lý của mối quan hệ, đó là vấn đề đạo đức của quan hệ trị liệu …” Cần giữ một khoảng cách nào đó để vừa giúp đở được bệnh nhân vừa tôn trọng họ mà không để ảnh hưởng tới chúng ta ? Chính vì vậy GS Jean Bernard đã nhấn mạnh “… Ngành Y không chỉ là sinh học phân tử  mà chính là tình yêu cho tha nhân”. Còn Mauranges thì coi hội chứng này là sự giao nhau giữa tâm bệnh, xã hội và nghề nghiệp.

DỞ BỎ CẤM ĐOÁN

Gần đây các thầy thuốc đã cùng nhau bàn luận về ảnh hưởng của nghề nghiệp lên sức khỏe chính họ. Vô số các bài báo nói về tình trạng bất ổn sâu sâu sắc của các thầy thuốc: các thầy thuốc “ bên bờ sự kiệt sức” “mất tinh thần” “ bệnh stress” “u uất” hoặc là “ưu phiền cùng cực” của các nhân viên bệnh viện. Có một ít nghiên cứu mới đây như các số liệu của Quỹ trợ cấp về hưu các BS Pháp ( CARMF ) đã xác nhận vấn nạn này.

Một cuộc khảo sát về tinh thần các thầy thuốc và sự nản lòng cho thấy “ 47% trong họ sẳn sàng để chuyển hướng hoạt động. Trong trường hợp ngừng hoạt động hiện tại, 4% hướng về loại hoạt động trong ngành y ăn lương, 25% đổi nghề, 23% chọn về hưu sớm. Các lý do dẫn đến tình trạng trầm cảm sâu sắc này đã được biết rỏ: đó chính là sự quá tải công việc”.

Các thông tin khác tương tự : thầy thuốc bị trầm cảm gấp đôi dân số chung (từ 10 – 15% theo các nghiên cứu) hoặc là cứ 3 thầy thuốc thì 1 bị trầm cảm. Hội Đồng Y Sĩ Đoàn ở Vaucluse khá lo ngại về con số chết trẻ trong vùng:11 trường hợp tự sát trên 21 trường hợp tử vong các thầy thuốc trong độ tuổi hành nghề. Bức xúc từ việc trên, Hội Đồng Y Sĩ Đoàn quốc gia đã thực hiện một khảo sát lại các Hội Đồng cấp vùng về nguyên nhân tử vong các thầy thuốc.

Theo luận án của BS Gleizes và BS Ariane Ravazet, stress tỉ lệ thuận với gánh nặng công việc, trên thực tế cứ 2 BS thì có 1 bị stress. Về nguyên nhân stress các thầy thuốc cho thấy gánh nặng về tiền bạc chiếm 82%, những bó buộc về hành chính 70%, chuyện giấy tờ điện đàm 62,8%, rối loạn cuộc sống riêng tư 56,5%; gần 50% do quy định và điều kiện hành nghề.

Nghiên cứu đã chú trọng tới quy cách làm việc.Quy cách  cơ sở vật chất là mối lo âu đầu tiên.

Thứ hai là sự dấn thân cá nhân và nghề nghiệp vào stress. Có lẽ nói về quy cách tổ chức thì dễ hơn nói về bản thân chăng? Hình như thầy thuốc thường có ảo tưởng về tính bất khả xâm phạm của mình, không nghĩ rằng mình mệt mỏi thậm chí không nghĩ mình có thể bệnh.

TÌNH TRẠNG B.O.S  Ở THẦY THUỐC

Tất cả các dữ kiện trên dường như mong chúng ta nên liên kết chúng với B.O.S,cả hai đều cùng gây ra 1 loạt các dấu hiệu như  nản lòng, stress, bệnh cơ thể,trầm cảm,từ đó các nguyên nhân càng trở nên phức tạp hơn.

Những quan niệm xã hội nghịch thường đang đẩy người thầy thuốc vào một tình cảnh mất hài hoà thậm chí phi thực tế. Vài năm gần đây các thầy thuốc đã trải qua 3 sự đổi mới. Sau thời kỳ là bệnh nhân, qua đến giai đoạn là thân chủ, rồi lại đến thời kỳ là những người khách hàng có quyền, thậm chí đôi khi là khách hàng đáng kính. Giữa các biến thể mới mẻ này của khách hàng, rồi các chấn chỉnh pháp lý và các chuẩn mực y khoa bắt buộc (RMO), người thầy thuốc không còn cảm thấy tự do và làm chủ việc hành nghề của mình nữa.

Hợp đồng gắn bó thầy thuốc và thân chủ chính là sự chăm sóc. Cam kết này ngầm hiểu là sự tin cậy qua lại, nói một cách không chính thức chính là bổn phận phải trưng ra thông tin và chuyển giao các hồ sơ bệnh án. Những đòi hỏi hợp pháp mới mẻ này đe doạ các cách giao tiếp truyền thống và làm nặng nề mối quan hệ.

Các tình huống thoái triển xuất phát từ sự lo sợ bệnh tật và đau khổ càng làm phức tạp thêm các mối quan hệ. Bị các dấu ấn cảm xúc khác nhau lần lượt tác động, mối quan hệ thầy thuốc-bệnh nhân sẽ bị chi phối bởi sự lệ thuộc như mẹ con, sự chinh phục như gia trưởng, sự nhập nhằng thân hữu có vụ lợi hoặc là sự chối bỏ thô bạo. Sự dao động này bắt thầy thuốc phải có tính thích nghi với hoàn cảnh và điều chỉnh nhân cách theo các cuộc gặp gở và hoàn cảnh. Phải khéo léo để xây dựng và duy trì một mối quan hệ không trói buộc cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc.Thường xuyên giữ một khoảng cách xúc cảm “tốt đẹp vừa phải” là cả một nghệ thuật dày công.

Vở mộng: thầy thuốc ngày càng cảm thấy mình bị cư xử  như một người giao bánh Pizza trên thị trường y khoa. Khoảng cách đào sâu giữa khát vọng của họ với các lề lối cũ mòn và những mong đợi trái nghịch, người thầy thuốc thấy mình được đắm trong một sức mạnh đầy ma lực của pháp sư, hỗ trợ bởi ngành y học dự báo và kỹ thuật sinh học được phổ biến trong chớp mắt.

Chán nản khi học y người ta chưa được chuẩn bị đủ để chạm trán với sự đau đớn, bệnh tật và chết chóc.Ở trường cũng không nói đến tầm quan trọng của những kỷ năng quản lý hành chính. Nguyện vọng của người thầy thuốc không phải là quản lý sổ sách mà là chăm sóc. Dấu hiệu đầu tiên của sự lộn xộn là việc ôm đồm các giấy tờ và các vấn đề cơ sở vật chất.

Suy thoái việc yêu mến bản thân: Kém nghĩ tới bản thân thấy qua việc đe doạ tài chánh ở phòng mạch, đó là một vấn nạn rất trầm trọng : các khoản bảo hiểm xã hội, tiền đóng cho Quỹ trợ cấp về hưu các BS Pháp(CARMF), thuế má lộn xộn. Buông lỏng các ràng buộc cụ thể này chắc chắn sẽ làm tiêu tan mọi sự an toàn.Hành vi nguy cơ này nói lên cảm giác tự coi thường bản thân và tha hoá ngấm ngầm.

Sự cách biệt và bó buộc nghề nghiệp: bị quấy rối, bị quay cuồng. Người thầy thuốc còn tự dày vò làm lu mờ chính hình ảnh bản thân và đào sâu sự tách biệt và cô độc của mình. Để có thể trụ vững được, họ tự ru ngủ trong sự  gia tăng công việc và bước qua giới hạn cuối cùng gây ra tan vở cuộc sống vợ chồng,cộng thêm mối đe doạ tài chính sẽ gây hiểm hoạ cơ thể, gia đình và nghề nghiệp.

Rượu, dùng thuốc bừa bải: các cách làm an thần khác. Theo một nghiên cứu trong trong dân số chung trên các yếu tố gây nghiện rượu, 70% bệnh nhân nói là do có khó khăn trong giao tiếp xã hội, 40% mắc các rối loạn tâm lý cảm xúc và và 40% sống theo thói quen. Các thầy thuốc sống thường trực với các mối căng thẳng trong quan hệ và trấn áp cảm xúc. Rượu sẽ giúp họ gánh được “ưu phiền của tha nhân” và dập tắt những xung động cảm xúc và tình cảm.

Yếu tố nghiện rượu (n =86)

% BỆNH NHÂN

Yếu tố thuận lợi cho B.S.O

Sự xả thân nguy hiểm:  sự xả thân và vị tha, một bản chất siêu ngả mạnh đưa các thầy thuốc vượt lên, quên mình. Họ kháng cự lại sự mệt mỏi, bệnh tật và kiệt sức.

Nhân cách không phụ thuộc: do bản tính, thói quen và sự ràng buộc: không được sai lầm, người thầy thuốc đã đặt mình vào trong một quan hệ thách thức. Anh ta bị “xử lý” bằng ý thức nghề nghiệp cao cả. Tính cầu toàn cộng thêm với sự ham muốn được coi trọng khả năng và sự tận tâm của mình.Thường thì người thầy thuốc tự quyết định một mình, anh ta khó có thể uỷ nhiệm cho ai. Anh ta thường bị chồng chất các tình huống gây lo âu phát sinh từ các căng thẳng về trí não, về quan hệ khá nghiêm trọng.

Kẻ thù chính 
của thầy thuốc là chính anh ta. Do sự lơ là hoặc coi thường sự đau khổ của bản thân, anh ta đã tự gây ra nguy hiểm cho mình, gạt bỏ các dấu hiệu cảnh báo, không nhìn nhận sự mệt mỏi và nặng nhọc trong thực tế làm việc, chối bỏ khi mệt rả rời, anh ta tự cấm mình than vản. Không thừa nhận mình thua, mình bệnh, tai ngơ mắt nhắm trước bản thân, anh ta không yêu cầu sự giúp đở, chăm sóc. Thanh cao, cố chấp, tự làm tội mình, người thầy thuốc không thể và không muốn phản bội hình ảnh bản thân.

Tro tàn của ngọn lửa thiêng 

Báo cáo nghiên cứu cho Hội đoàn ngành các BS trẻ ở  Bourgogne chỉ rỏ:”Các thầy thuốc bắt đầu hành nghề đều có cá tính là tập trung thực hành chuyên môn, sau khi hành nghề sẽ có một biến chuyển sâu xa đó là  cá tính này sẽ xoay về phía bản thân. Biến đổi này hẳn có liên quan đến sự tan biến ảo tưởng khi hành nghề.Trong phân tích của mình, ông Truchot đã chỉ ra đó là quá tải công việc, sự thay đổi suy nghĩ của bệnh nhân, sự đơn độc của thầy thuốc.

Quan điểm lý tưởng hoá: sự kính trọng của xã hội đã nâng cao vị thế trí tuệ và tình cảm của người thầy thuốc, giúp họ chịu đựng các ảnh hưởng đôi khi rất độc hại của lòng tận tâm. Ngược lại khi hình ảnh bản thân bị hủy hoại sẽ gây ra “tâm hồn sẽ bệnh hoạn khi lý tưởng bị tan vở” (Freundenberger)

Sự thay đổi các điều kiện hành nghề: giá trị các can thiệp y khoa bị hạ thấp, lòng tri ân bị mất đi, gây tổn thương cho người thầy thuốc. Sự đa dạng của các triệu chứng cùng với sự không quan tâm đến bản thân của người thầy thuốc làm cho việc chẩn đoán gặp khó khăn.

–    Về cơ thể: mệt mỏi thường xuyên, nhức đầu, rối loạn dạ dày-ruột……
–   Về tâm lý:kiệt quệ tâm lý với lo âu, stress, trầm cảm,giảm tự tin, cảm giác không an toàn.
–   Rối loạn nhận thức: khó tập trung, rối loạn trí nhớ, rối loạn cảnh giác.
–  Về hành vi tác phong: bất an, dễ kích động, mất kiểm soát bản thân, cảm xúc không ổn định, quá nhậy cảm.
–         Mất “hứng thú nghề nghiệp”: chán ngán, nản chí đôi khi bù trừ lại bằng sự tăng gia hoạt động, tăng cống hiến để chống trả và chối bỏ chúng.

Các cách phòng vệ

Mất những khả năng để điều chỉnh và thích ứng thay vào đó là các thái độ tiêu  cực: khước từ, bi quan, thô cứng, bất dung nạp hoặc tỏ ra mình mạnh mẽ.

Sự rối loạn quan hệ thể hiện qua các thái độ rập khuôn hoặc bất chấp, ngờ vực, các quan hệ thiếu tình người, phi nhân, máy móc. Người thầy thuốc sẽ khó thừa nhận các triệu chứng của mình và chỉ tự biết được thông qua những hành vi mâu thuẫn.

Người chăn cừu thì không bao giờ muốn thành cừu cả, vì khi đã đặt khoảng cách ảo tưởng với bệnh tật, người thầy thuốc luôn tránh trở thành bệnh nhân. Có nhiều người nói tới việc thay đổi nghề nghiệp như một mơ ước để xoa dịu khó khăn thường nhật, nhưng không hé lộ nổi đau của mình. Sự  câm lặng này thường gặp ở BS những thành phố nhỏ vì khi thầy thuốc muốn chữa trị thì khó giữ được sự kín đáo.

Dự phòng 

–  Cảnh giác trước các dấu hiệu báo động về cơ thể và tâm lý, ở các cử chỉ vô ý: quên tới quên lui, gây nhiều tai nạn, gia tăng hoạt động bù trừ. Đừng đợi tới lúc gẫy đỗ rồi mới nói ra.
–  Tam chứng: mệt mỏi + nản chí + khó khăn vật chất không quản lý được: nên đi khám bệnh
–  Học cách uỷ nhiệm các vấn đề về vật chất và chọn lọc việc trả lời điện thoại.
–  Biết cách rút lui và mở rộng các sở thích.
–  Cắt sự đơn độc: Hệ thống đào tạo y khoa liên tục (FMC) ủng hộ sự trao đổi tích cực giữa các đồng nghiệp, quy định giờ giấc trong đội ngủ nhân viên y tế, lập nhóm trao đổi theo kiểu Balint.

Cuộc sống mơ ước của các thầy thuốc không phải là cuộc sống của các ông thánh.

Bệnh lý tưởng hoá và vấn đề trong các quan hệ sẽ gây ra một sự lừa dối làm giảm lòng tin. Sự hao mòn do nghề nghiệp đã đưa ra những thực tế cần phải  nghiên cứu, lượng giá, điều trị và dự phòng. Sức khỏe của thầy thuốc cũng tuỳ thuộc vào sức khỏe bệnh nhân. Y Sĩ Đoàn đã luôn sát cánh tương trợ về luật pháp và tài chánh có thể đề ra những giải pháp hỗ trợ thông qua sự tương trợ tâm lý đáng tin cậy và thân hữu nghề nghiệp.

Dịch: BS Trần Duy Tâm
Hiệu đính: BS. ThS. Đào Trần Thái

 

Chia sẻ