Khi ngủ chỗ lạ, não bộ phải kiểm soát nguy hiểm, do đó chúng ta không có cảm giác thanh thản trong đêm đầu.
Một nghiên cứu mới đây của PGS về ngôn ngữ nhận thức và khoa học tâm lý Yuka Sasaki, Trường ĐH Brown University, Rhode Island cho thấy khi chúng ta ngủ ở một nơi mới lạ não bộ chúng ta duy trì cảnh giác như một sự thách thức.
Các tác giả đo sự hoạt động não của 35 người trải qua 2 đêm trong một phòng thí nghiệm cách nhau 1 tuần.
Trong đêm đầu tiên, sóng điện não đặc biệt ở bán cầu đại não trái hoạt động nhiều hơn ở bán cầu não phải trong pha ngủ sâu (còn gọi là giai đoạn sóng chậm).
Khi dùng tiếng động bên tai phải nhằm kích thích bán cầu não trái chúng ta có khuynh hướng dễ thức dậy và cảnh giác khi thức hơn là khi nghe tiếng động bên tai trái nhằm kích thích bán cầu não phải.
Vào đêm thứ hai, các hoạt động não bộ giữa 2 bán cầu không có gì khác biệt với cùng một cách thức tiến hành thí nghiệm.
Tiến hành tương tự vào ban ngày thì các sóng điện não vẫn hoạt động dù não bộ đang nghỉ ngơi. Vì chỉ đo sóng chậm trong giai đoạn đầu tiên, các nhà nghiên cứu không biết nếu mạng lưới các sóng điện não duy trì hoạt động suốt đêm hoặc nếu sóng điện não hoạt động theo từng đợt trong đó sóng điện não bán cầu não phải chậm hơn bán cầu não trái.
Nghiên cứu này đăng trên Tạp chí Current Biology ngày 21/4/2016.
Bs CK II Nguyễn Trung Hoàng. KKB I. Bv TT Tp HCM.
Theo By Robert Preidt. While Travelers Sleep, Brain Patrols for Danger.
SOURCE: Brown University, news release, April 21, 2016. HealthDay