NHỊP TIM NHANH Ở CUỐI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TIÊN ĐOÁN RỐI LOẠN TÂM THẦN ?

320

JAMA Psychiatry công bố kết quả một nghiên cứu trên hơn một triệu binh sĩ Thụy Điển cho thấy tỉ lệ nhịp tim  và huyết áp cao ở tuổi 18 có thể liên quan đến các rối loạn tâm thần (RLTT) trong cuộc đời với mức độ cao hơn.

Ts Antti Latvala, Viện Karolinska và Khoa Y tế Công cộng ĐH Helsinki và cs cho biết nguy cơ cao nhất xuất phát từ nhịp tim cao  lúc nghỉ ngơi vào cuối tuổi vị thành niên đã được tìm thấy với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD);  nam giới với nhịp tim lúc nghỉ ngơi trên 82 nhịp mỗi phút có 69 %  tăng nguy cơ bệnh OCD so với những người có nhịp tim dưới 62 nhịp mỗi phút.

Tại Thụy Điển đã có nhiều ghi nhận các dữ liệu nghiên cứu dọc khác nhau được báo cáo vào cuối 2013. Ts Latvala và cs so sánh chẩn đoán RLTT ở nam giới được đưa ra từ 1969 đến 2010. (Nam giới đã chẩn đoán xác định từ trước khi nghiên cứu bị loại trừ .)

Hơn nữa, nguy cơ bị OCD cao hơn trong cuộc sống sau này, trong đó nam giới có nhịp tim lúc nghỉ trên 82 / phút có 21 %  nguy cơ cao với bệnh  tâm thần phân liệt và 18 % với rối loạn lo âu. Phân tích các số đo huyết áp từ nhóm nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa huyết áp tâm trương cao hơn và sự gia tăng nguy cơ rối loạn lo âu, OCD, và tâm thần phân liệt. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nhịp tim lúc nghỉ thấp có liên quan đến rối loạn sử dụng chất và có thể gây bạo lực.

Ranga Krishnan, MB, Ch.B., Hiệu trưởng Trường ĐH Y Rush ở Chicago, không tham gia nghiên cứu, cho biết:”Nhịp tim tăng được tìm thấy trong nhiều RLTT, nhưng cũng biểu lộ dự đoán khởi đầu các rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo âu, và tâm thần phân liệt”.

Bs Lê Văn Hùng. Phòng KHTH. Bv TT Tp HCM. Lược dịch.
Nguồn: Higher Heart Rate in Late Adolescence May Predict Future Psychiatric Disorders. Monday, October 31, 2016. Health Days.