NHẬN MỘT TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN TÂM THẦN DO U NÃO

652
  1. Báo cáo trường hợp bệnh:–    Bệnh nhân Nguyễn-M-P, nam giới, sinh năm 1976 tại TP.HCM, ngụ tại CXĐT, P4, Q3, TP.HCM (Thông tin 30-3/2003 do chị ruột Ng-Thị-P-T)

Từ nhỏ sống với cha mẹ, tính tình bướng bỉnh, học hành không khá do không thông minh.
–    Gia đình: cha làm công nhân viên (đã chết do bệnh ung thư). Mẹ làm nội trợ, hiện nay 63 tuổi.
–    Có 5 anh chị em, hai trai, ba gái :
Hai chị làm công nhân viên.
Một anh làm khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức), đã có vợ và một con trai.
Một em gái làm nhân viên Cty liên doanh NN
–    Bản thân:
Năm 1996: tốt nghiệp trung cấp kế toán trường Trung học Tài chánh Kế toán (học không theo ý thích cá nhân).
Năm 1997-1999: tham gia công tác Phường-Đội (2 năm).
Năm 2000: có vợ (không có cưới hỏi, do tự quen biết và có con)
Vợ :nội trợ
2002: có hai con gái.
Công việc đã làm: thợ hồ, công nhân xưởng tôn, có việc làm văn phòng nhưng không chịu, do không thích làm công việc văn phòng, từ trước tới nay bị tai nạn xe khoảng 4 lần, có khi do rượu bia, có khi không có rượu bia.
Năm 1999 có lần ủi vào xe rác bị tai nạn xe và nằm điều trị tại viện Điều Dưỡng tại quận 8, bị thương và bi chấn thương vùng cổ, không có giải phẫu.
Tính tình trở lại ngoan ngoãn (khi say xỉn thì ngược lại).
Tháng 4-6/2002: cha nhập viện ở bệnh viện Chợ Rẫy do bệnh ung thư (tiền liệt tuyến phát hiện trước đó 6 năm nhưng vẫn đi làm), bản thân thức đêm lo cho cha khoảng 1 tháng.
Tháng 7/2002: cha mất. Tính tình trở nên hiền dịu ngoan ngoãn, bỏ rượu.
Tháng 11/2002: mẹ bị bệnh xơ gan.
Cùng với vợ đòi mẹ cho ra ở riêng hay suy nghĩ việc tìm nhà cho phù hợp số tiền mẹ cho. Tương tự như anh trai trước đó đã tự tìm và mua được nhà ở Thủ Đức, người anh khi lập gia đình không ở chung với cha mẹ.
Thời gian trước thì hay than thở và làm ầm ĩ, thậm chí làm dữ việc gia đình không tiến hành gấp mua nhà ra riêng, hay bị đau đầu dữ dội, thời gian gần đây gia đình nhận thấy không còn nhắc tới việc đó nữa.
Ngày 23 Tết (Âm lịch) năm 2003, bị tai nạn xe, bi thương vùng trán và mặt nhưng không phải do say xỉn.
Sau Tết có vài lần lái xe gắn máy chở vợ và hai con suýt bị ngã xe do cầm tay lái yếu và dựng xe không vững.
Đến cuối tháng 2/2003, tự bỏ việc làm, sau đó hay đi lạc, không tự nhớ đường đi và vẫn còn điều khiển được xe gắn máy.
Giữa tháng 3 năm 2003, mẹ mua cho một căn nhà ở quận 12, phát hiện bệnh nên tạm thời vợ và hai con dọn nhà ra ở riêng trước, bản thân vẫn ở chung với mẹ.
Trước khi khám bác sĩ Chuyên khoa Tâm thần khoảng 3 tuần hay ngồi một mình, bị mẹ la rầy nhưng không có phản ứng (trước đây tính tình rất nóng nảy, cau có), ngồi xe có người chở thì ngồi không vững, hơi nghiêng về phía sau, lệch về bên trái, đi tiểu không biết, ra hết quần nhưng vẫn cười “đã quá”, đói bụng không kêu, ai dọn thì ăn, không dọn hoặc nhà không có ai thì nhịn, không đi mua được đồ ở quán về nhà, có khi đi rất lâu nhưng không mua được gì cả, hoặc dặn mua cái này nhưng khi về đem cái khác, có khi đi ra đi vô không biết để làm gì, tay run.
Ngày 15-3-2003: có đến TT Chẩn đoán YK xin khám tổng quát (siêu âm tim, chụp hình phổi, siêu âm bụng, thử máu), chưa phát hiện bệnh, bác sĩ có hỏi về gia đình, trả lời có cái nhớ có cái không, ví dụ: nhớ có 2 con gái nhưng không nhớ tuổi, nhớ số nhà nhưng không nhớ tên đường. Làm ở xí nghiệp ở cầu Bình Điền, Bình Chánh lại trả lời làm ở khu chế xuất nên bác sĩ viết giấy giới thiệu khám chuyên khoa tại bệnh viện Tâm thần để điều trị.
–    Gia đình đưa bệnh nhân đến khám tại một bác sỉ chuyên khoa Tâm thần, bệnh nhân được chỉ định đo CT não.
–    Phiếu kết quả CT não ngày 31-3-2003 (bác sĩ Thi Văn Gừng)
Họ tên : Nguyễn-M-P.
Tuổi: 26. Giới: nam
Số thứ tự: 11H
Kĩ thuật: khảo sát cắt lớp điện toán vùng đầu với các lớp cắt liên tục, bề dày mỗi lớp cắt dưới lều: 5mm, trên lều: 10mm. Khảo sát: không và có tiêm thuốc cản quang. Trình bày trên phim cửa sổ nhu mô và cửa sổ  xương.

Mô tả hình ảnh

 Cấu trúc dưới lều:
•    Không phát hiện hình ảnh tổn thương nhu mô não
•    Não thất IV, rãnh vỏ não và các bể não trong giới hạn bình thường.
Cấu trúc trên lều:
•    Khối choán chỗ, đậm độ hỗn hợp nằm bán cầu (T) (S#7         S#12), kích thuớc #79x47mm. Sau tiêm thuốc cản quang khối này tăng quang không đồng thất. Não thất III và não thất bên, bên (T) bị chèn ép, dãn rộng hệ não thất còn lại.
     Cấu trúc xương, xoang và mô mềm:
•    Không phát hiện hình ảnh tổn thương xương trên phim.
•    Không phát hiện hình ảnh tổn thương xoang trên phim.
•    Không phát hiện hình ảnh tổn thương mô mềm trên phim.
Kết luận:
•    U não thất bên, bên (T)
•    U bán cầu não (T)
–    Bệnh nhân được nhập viện và điều trị phẫu thuật tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện Chợ Rẫy. Dự hậu rất xấu.

2.    Bàn luận:

Trường hợp này khi đến khám bác sĩ chuyên khoa Tâm Thần đã biểu lộ rõ ràng về lâm sàng hội chứng sa sút tâm thần (rối loạn trí nhớ gần và xa + rối loạn hoạt động chức năng nhận thức cao cấp) và yếu bán thân (P) rõ rệt cùng với rối loạn cơ vòng. Xét nghiệm đầu tiên nên làm là CT não qua đó giúp phát hiện nguyên nhân thực thể từ đó có chỉ định điều trị chính xác.
Những triệu chứng kinh điển của u não như nhức đầu, nôn ói và phù gai thị đã từ lâu được coi như tiêu chuẩn lâm sàng gợi ý u não. Tuy nhiên các triệu chứng này thường xuất hiện trễ khi đã có hiện tượng tăng áp lực nội sọ và có trường hợp các u não khởi đầu bằng những triệu chứng tâm thần đơn độc (15-20%).
Các rối loạn tâm thần này phụ thuộc vào vị trí của u não, vào ảnh hưởng của sự tăng áp lực nội sọ, sự rối loạn tuần hoàn não, sự chèn ép cũng như nhân cách trước kia của người bệnh.
Các rối loạn tâm thần do u não cũng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu:

Hưng cảm thứ phát sau u não

Tumor Type Lesion Location Treatment Reference
Metastases Brainstem Haloperidol, lithium, radition Greenberg D, Brown G.J Nerv Ment Dis 173:434 1985
Glioma Diencephalon Stern K, Dancey T.Am J Psychiatry 98:716, 1942
Meningioma Frontoparietal Oppler W. Arch Neurol Psychiatry 64:417, 1950
Teratoma Intraventricular Aloers. Arch Neurol Psychiatry 39:291, 1937
Craniopharyngioma Hypothalamus Malamud N, et al. Arch Neurol 17:113 1967
Metastases Parieto-temporo-occipital Jamieson R, Wells C.J Clin Psychiatry 40:280, 1985
Metastases Brainstem and thalamus Greenberg D, Browm G.J Nerv Ment Dis 173:434 1985
Meningioma Intraventricular Binder R. J Clin Psychiatry 44:94, 1983
Meningioma (3case) Frontal Surgical resection, lithium Starkstein S, et al, J Nerv Mant Dis 176:87 1988
Meningioma Tamporoparietal Surgical resection Starkstein S, et al, J Nerv Mant Dis 176:87 1988
Adenoma Pituitary Surgical resection Starkstein S, et al, J Nerv Ment Dis 176:87 1988
Astrocytoma Temporal Radiotherapy Starkstein S, et al, J Nerv Ment Dis 176:87 1988
Glioblastoma multiforme Temporal Surgical resection Filley C, et al West J Med 163:19, 1995

 

Trầm cảm sau u não:

 

Turmor Type Lesion Location Treatment
Epidermoid cyst Hippocampus and third ventricle
Astrocytoma (2 patients) Temporal Electroshock therapy
Glioblastoma multiforme Temporal
Glioblastoma (3 patients) glioma (2 patients) Anterior half of corpus callosum (5 patients)
Metastases Frontal Surgical resection

Những rối loạn tâm thần khác sau u não:

Psychiatric Disorder Tumor type Lesion Location Treatment Reference
Schizophrenia (6 patients) Astrocytoma (3 patients) oligodendroglioma (1 patient), epidermoid cyst (1 patient) Hippocampal gyrus (3 patients), uncusamygdala (1 patient), cingulate gyrus and frontal ( 2 patients) Electroshock, psychotherapy Malamud N, et al, Arch Neurol 17:113, 1967
Anxiety Glioblastoma multiforme Hippocampal gyrus Malamud N, et al, Arch Neurol 17:113, 1967
Catatonia Neoplasms Frontal Gelemberg a, et al. Lancer 1:1339, 1976
Personality changes Thalamic infiltration Thalamus Radiotherapy dexamethasone Gutmann D, et al. J Neurooncol 8:263, 1990
Anorexia nervosa (21 cases) Pinealomas, astrocytomas, craniopharyngiomas, gliomas Hypothalamus
Panic disorder Astrocytomas Insula, claustrum, and parahippocampal gyrus Antidepressants
Panic disorder Pituitary adenoma Temporal, parahippocampal gyrus Surgical resection
Abulia Meningioma Bilateral medial frontal lobe Surgical resection
Auditory hallucinations Oligoastrocytoma (1 patient) Oligodendroglioma (1 patient) Temporal Surgical resection
  1. Kết luận:

Mặc dù u  não ít gặp trong các bệnh viện tâm thần và các triệu chứng tâm thần ở trên chỉ có giá trị gợi ý, việc thăm khám thần kinh có hệ thống là một việc làm bắt buộc đối với các thầy thuốc chuyên khoa tâm thần nhất là trong các trường hợp có hội chứng quên, sảng (lú lẫn tâm thần),