LOẠN THẦN THỰC TỔN GÂY TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỨ PHÁT Ở MỘT-PHẦN-TƯ BỆNH NHÂN TRONG MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ GỒM 200 ĐỐI TƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TÂM THẦN PHÂN LIỆT NGUYÊN PHÁT TRƯỚC ĐÓ

566

LOẠN THẦN THỰC TỔN GÂY TÂM THẦN PHÂN LIỆT THỨ PHÁT Ở MỘT-PHẦN-TƯ BỆNH NHÂN TRONG MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ GỒM 200 ĐỐI TƯỢNG ĐÃ ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN TÂM THẦN PHÂN LIỆT NGUYÊN PHÁT TRƯỚC ĐÓ

João Gama Marques, MDa,b*

Người dịch: BS. Nguyễn Hải Nhật Minh – P.KHTH

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hiện mắc của tâm thần phân liệt (TTPL) thứ phát (loạn thần thực tổn (LTTT) gây ra hội chứng giống phân liệt) ở các bệnh nhân (BN) đã được chẩn đoán bị TTPL trước đó và đến khám tại Centro Hospitalar Psiquiátrico de Lisboa, Lisbon, Portugal.

Phương pháp: Hai trăm hồ sơ bệnh án đã được đánh giá hồi cứu qua các bản ghi giấy và điện tử của các BN đến nhập viện với chẩn đoán TTPL (ví dụ, mã 295.x) theo Bảng phân loại Thống kê Quốc tế về Bệnh tật, Phiên bản thứ Chín trong khoảng thời gian 1 năm (1 tháng Chín, 2015–1 tháng Chín, 2016).

Kết quả: Một-phần-tư số BN (n = 50, 25%) nhận được một chẩn đoán LTTT (TTPL thứ phát) mới: loạn thần giống phân liệt liên quan động kinh (9.5%), loạn thần giống phân liệt liên quan mất trí (9.5%), khối ở não (3.5%), loạn thần giống phân liệt liên quan đột quỵ (2.0%), loạn thần giống phân liệt liên quan viêm não (0.5%). Giữa các BN bị LTTT (TTPL thứ phát), khoảng trì hoãn trung bình đến khi được chẩn đoán chính xác là 12 năm.

Kết luận: Điểm đáng chú ý nhất ở nghiên cứu này là tỷ lệ hiện hành cao của các chẩn đoán TTPL không chính xác, cùng với đó là việc các BN không được đánh giá đúng tối thiểu trước khi được nhận các chẩn đoán này, gây nên các diễn biến tiêu cực. Cần cẩn trọng khi chẩn đoán các tình trạng loạn thần trầm trọng trên các BN có các tình trạng cấp hoặc mạn tính khác.

Prim Care Companion CNS Disord 2020;22(2):19m02549

Kể từ 1942, hàng ngàn BN loạn thần từ phía nam Bồ Đào Nha đã đến khám tại Lisbon’s Hospital Júlio de Matos, thậm chí là hàng thập kỷ trước khi các khoa tâm thần được được thành lập trong các bệnh viện đa khoa. Mặc dù hoạt động như một bệnh viện tâm thần, các hoạt động sôi nổi trong lâm sàng và khoa học của bệnh viện đã thu hút được một số sự chú ý mang tầm quốc tế, đặc biệt trong những năm đầu thành lập, bằng những bài báo thú vị về phẫu thuật thùy trán và rối loạn loạn thần ngắn tái diễn (holodysphrenia).

Trong năm 2013, đã có một cuộc tái cấu trúc quy mô lớn trong nội bộ bệnh viện, được đổi tên thành Centro Hospitalar Psiquiátrico de Lisboa, và các BN được nhập viện tại các dãy khoa phòng khác nhau tùy theo mã chẩn đoán của họ. Tại thời điểm đó, chỉ các BN nội trú được chẩn đoán TTPL theo Bảng phân loại Thống kê Quốc tế về Bệnh tật, Phiên bản thứ Chín (ICD-9) (ví dụ, 295.x) được nhập khoa tâm thần tại dãy khoa phòng số 29. Vì vậy, tôi và các đồng nghiệp bắt đầu tập trung vào nhóm BN này ở phòng khám ngoại trú của chúng tôi, cả tại bệnh viện và trong cộng đồng, đồng thời tiếp tục nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến TTPL. Sau khi xem xét các y văn, các tổng hợp hướng dẫn điều trị mới nhất đã được điều chỉnh nhằm tiêu chuẩn hóa một hướng tiếp cận các BN TTPL của chúng tôi, cùng với bản toàn quốc chính thức của Các tiêu chuẩn trong Tiếp cận Lâm sàng., Một số thành viên trong nhóm của tôi đã tham gia trong bản dịch Âu – Bồ của chương TTPL trong cuốn DSM-5. Ngoài ra, tôi và các đồng nghiệp đã và đang tiến hành nghiên cứu về các chỉ dấu sinh học tiềm năng của TTPL.

Sau 3 năm thực hành theo mô hình chăm sóc mới, tôi và các thành viên trong nhóm cảm thấy thích thú với các đặc điểm của dân số TTPL được điều trị tại Centro Hospitalar Psiquiátrico de Lisboa, đặc biệt là về các vấn đề được trình bày trong các tổng hợp hướng dẫn điều trị đã được nhắc đến phía trên. Trong đó, tỷ lệ TTPL thứ phát trong những BN này nhận được sự chú ý đặc biệt.

TTPL thứ phát là một khái niệm bị đánh giá thấp và ít được sử dụng trong y văn khoa học quốc tế kể từ năm 1968, với không hơn 10 kết quả được tìm thấy khi tìm kiếm trên PubMed. Tuy nhiên, đây là một khái niệm hữu dụng và có thể được áp dụng cho mọi tình trạng giả TTPL hoặc cho một tình trạng gọi là loạn thần thực tổn như được mã hóa trong ICD.

Thuật ngữ TTPL thứ phát ít được dùng đến trong vài thập kỉ qua; dù vậy, liên quan đến khái niệm này, một số tác giả đã cung cấp một số kiến thức mà các nhà tâm thần học nên biết đến:

  • Nó có thể có căn nguyên từ môi trường ví dụ như xảy ra ở tổn thương não.
  • Nó khởi phát khi có mặt của một bệnh tật thực thể hệ thống, và tâm bệnh học không hữu dụng trong việc phân biệt TTPL thứ phát với nguyên phát.
  • Các rối loạn ở não hoàn toàn khác nhau đều có thể, một cách không thường xuyên, gây nên các triệu chứng giống phân liệt.
  • Người ta thường không nghĩ đến nó khi tiếp cận chẩn đoán ở các BN có bệnh giống phân liệt.
  • Nó bao hàm nhiều tình trạng lâm sàng khác nhau có khả năng dẫn đến loạn thần giống phân liệt như là nhiễm độc chất gây nghiện, động kinh thùy thái dương, chấn thương não, bệnh mạch máu não, các rối loạn tích tụ chất, các rối loạn thuộc ty thể, các loạn dưỡng não chất trắng, giãn não thất áp lực bình thường, các khối u não, bệnh gây hủy myelin, các tình trạng nhiễm trùng, hội chứng khẩu cái – đầu – mặt (hội chứng DiGeorge), bệnh Alzheimer, hội chứng Prader-Willi, chứng thất điều Friedreich, bệnh Wilson, bệnh Huntington, và hội chứng Fahr.

Mục đích chính của nghiên cứu này là nhằm xác định tỷ lệ hiện hành của TTPL thứ phát (LTTT gây nên hội chứng giống phân liệt) ở những BN đươc chẩn đoán TTPL đến khám tại Centro Hospitalar Psiquiátrico de Lisboa.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Nhiều BN được chẩn đoán TTPL nguyên phát một cách sai lầm.
  • TTPL thứ phát bị đánh giá rất thấp trong thực hành lâm sàng.
  • Các nhà lâm sàng nên biết đến khả năng gây TTPL thứ phát của LTTT.

Những hồ sơ bệnh án, cả dạng giấy và điện tử, của tất cả BN với một chẩn đoán TTPL theo ICD-9 (BN nội trú và ngoại trú) được điều trị bởi nhóm của tôi trong khoảng thời gian 1 năm (1 tháng Chín, 2015 – 1 tháng Chín, 2016) đều được xem xét. Tất cả những BN này đều đã được, ở thời điểm nào đó (trước hoặc sau nhập viện), đánh giá theo quy trình chẩn đoán sau đây: chụp cắt lớp (CT) não, đo điện não đồ (EEG), xét nghiệm máu thường quy, xét nghiệm chất gây nghiện trong nước tiểu, và lượng giá nhân cách và sự thông hiểu kèm đánh giá tâm lý học thần kinh.

Dữ liệu được phân tích bằng SPSS phiên bản 25 (Tập đoàn IBM, Armonk, New York) nhằm tìm kiếm các tương quan tiềm tàng giữa các biến khác nhau để trả lời câu hỏi nghiên cứu sau đây: Tỷ lệ hiện hành của LTTT (TTPL thứ phát) trong nhóm BN được chẩn đoán TTPL trước đó của chúng tôi là bao nhiêu?

KẾT QUẢ

Trong vòng 1 năm (trong 2016), 200 được chẩn đoán sơ bộ là TTPL theo ICD-9 (ví duh, 295.x) được nhập viện. Phần lớn các BN là nam giới (59,5%). Độ tuổi trung bình của các BN là 47 tuổi; người trẻ nhất là 25 và người lớn nhất là 93 tuổi.

Sau khi hoàn thành quy trình chẩn đoán, 50 BN (25%) nhận được một chẩn đoán mới là LTTT (TTPL thứ phát) (293.x) theo ICD-9, phần lớn do các phát hiện trên phim chụp CT não (40 BN, 20%) và EEG (25 BN, 12.5%). Tập hợp mẫu con này () bao gồm những BN có các chẩn đoán phân biệt kinh điển như khối u não hoặc di chứng của đột quỵ nhưng cũng có một số bệnh lý thần kinh khác đáng lưu chú ý (một số đã được báo cáo trong các báo cáo ca bệnh), như là u màng não thùy trán, loạn thần liên quan động kinh, chứng múa giật trong bệnh Huntington, biến thể của hội chứng Dandy-Walker, rối loạn phổ tự kỷ với những kỹ năng vụn (splinter skills), và viêm não kháng thụ thể N-methyl-d-aspartate (NMDA). Đánh giá kỹ lưỡng các hồ sơ bệnh án cho thấy khoảng trì hoãn trung bình đến khi chẩn đoán chính xác là 12 năm.

BÀN LUẬN

Năm mươi BN đến khám tại bệnh viện và được chẩn đoán sai là TTPL, qua đó làm nổi bật tầm quan trọng của việc tuân theo quy trình chẩn đoán được khuyến cáo trong khi tiếp cận ban đầu các trường hợp loạn thần lần đầu, đặc biệt liên quan đến việc loại trừ các rối loạn chức năng ở não do nguyên nhân thực tổn mà có khả năng hay góp phần làm nên sinh lý bệnh học của loạn thần .

Không may thay, phần lớn các BN này đã ở trong tình trạng loạn thần được một khoảng thời gian đáng kể trước khi được chụp CT não hay đo EEG lần đầu tiên. Sự trì hoãn trong việc xem xét chẩn đoán này xảy ra chủ yếu vì những nhà lâm sàng thăm khám cho họ mặc định chẩn đoán TTPL là đúng, đôi khi mặc kệ bệnh sử (ví dụ, các cơn động kinh hay suy giảm trí nhớ) và bỏ qua việc loại trừ các rối loạn chức năng hay tổn thương thần kinh một cách đúng đắn. Mặc dù tiêu chuẩn trình tự thời gian của mối quan hệ nhân quả không hoàn toàn chắc chắn, những BN này đúng là có LTTT, vì các rối loạn chức năng hoặc tổn thương thần kinh đều nằm ở những vùng có tiềm năng gây loạn thần rõ rệt. Những phần tiếp theo bàn luận về các nhóm nhỏ của nhóm 50 BN nhằm giải thích những tiêu chuẩn tiềm năng của mối quan hệ nhân quả.

Loạn Thần Giống Phân Liệt Liên Quan Động Kinh

Mười chín BN có loạn thần liên quan động kinh: 4 trường hợp động kinh thùy trán với toàn thể hóa thứ phát gây ảnh hưởng thùy thái dương và 15 trường hợp động kinh thùy thái dương với rối loạn chức năng trội hơn ở thùy trái (7 ở thùy thái dương trái, 4 ở thùy thái dương phải, và 4 có bất thường 2 thùy trên EEG). Tất cả những BN này đều có tiền sử có ít nhất 1 cơn co giật liên quan động kinh được ghi lại trong hồ sơ bệnh án của họ. Độ tuổi trung bình là 49 tuổi, với độ trì hoãn trung bình đến khi được chẩn đoán chính xác là 13 năm.

Các BN động kinh được biết đến là có nguy cơ cao bị loạn thần, đặc biệt là những trường hợp động kinh thùy thái dương; tuy vậy, các triệu chứng loạn thần tương đồng với TTPL (hoang tưởng bị hại và ảo thanh) có thể không chỉ có liên quan đến một mình động kinh thùy thái dương. Mặt khác, người ta biết rằng động kinh có mối tương quan với các rối loạn loạn thần, nhưng việc các hiện tượng loạn thần tái diễn có thể là triệu chứng đầu tiên và duy nhất của động kinh thì ít được biết đến hơn. Do sự có mặt của nhiều đặc điểm chung vẫn chưa đủ để ủng hộ cho giả thuyết rằng loạn thần sau động kinh và động kinh sau loạn thần là 2 thực thể hoàn toàn khác biệt, cần thiết phải có sự tái khái quát hóa về loạn thần trong động kinh. Tất cả BN loạn thần liên quan động kinh của chúng tôi đều được gửi đi đánh giá thần kinh học, và phần lớn đều được bắt đầu cho dùng thuốc chống động kinh kèm theo điều trị thông thường bằng thuốc chống loạn thần.

Loạn Thần Giống Phân Liệt Liên Quan Mất Trí

Trong số 19 BN có loạn thần liên quan mất trí, 8 có teo thùy trán và thùy thái dương (mất trí thùy trán – thái dương tương đồng bệnh Pick), 7 mắc bệnh thiếu máu cục bộ lan tỏa chất trắng (mất trí căn nguyên mạch máu tương đồng bệnh Binswanger), 3 có xơ hóa hạch nền hai bên (tương đồng hội chứng Fahr), và 1 bị teo não lan tỏa (xét nghiệm gen dương tính với bệnh Huntington). Độ tuổi trung bình của nhóm là 64 tuổi, với khoảng trì hoãn trung bình trước khi được chẩn đoán chính xác là 12 năm.

Mất trí có thể xảy ra với các triệu chứng rất phong phú. Người ta ước tính rằng các triệu chứng tâm lý và hành vi ảnh hưởng đến 90% BN mất trí trong suốt thời gian bệnh của họ, bất kể thể phụ, và thậm chí có thể biểu hiện bằng các triệu chứng giống phân liệt như là hoang tưởng hay ảo giác. Dù mất trí trong TTPL dường như là một thực thể riêng với đặc trưng tâm lý thần kinh học tương tự với mất trí thùy trán – thái dương, các bất thường cấu trúc trên hình ảnh học không là đặc trưng cho kiểu suy giảm nhận thức đó, và các nhà lâm sàng nên nhận thức được nguy cơ thực sự của chứng mất trí thùy trán – thái dương giả phân liệt, ngay cả ở những BN trẻ tuổi. Mất trí do căn nguyên mạch máu cũng nên được nghĩ đến như là một nguyên nhân quan trọng của loạn thần. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là các nguyên nhân hiếm gặp gây suy giảm nhận thức, như là hội chứng Fahr, hay chứng múa giật trong bệnh Huntington, cũng nên được tính đến khi chẩn đoán phân biệt với TTPL. Tất cả BN có loạn thần liên quan mất trí đều được gửi đi đánh giá thần kinh học, và phần lớn đều được cho dùng thuốc chống mất trí kèm với điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc loạn thần.

Loạn Thần Giống Phân Liệt Liên Quan Khối u ở Não

Bảy BN có khối u ở não nằm ở nhiều vị trí: 2 nang gây ảnh hưởng lên tuyến tùng, 2 u màng não ở vùng liềm tiểu não gây ảnh hưởng lên chất trắng của thể chai, và 2 nang ở vùng dưới nhân đậu và 1 nang ở thùy thái dương phải, cả 3 đều gây ảnh hương đến đường truyền âm. Độ tuổi trung bình của những BN này là 38 tuổi, với khoảng trì hoãn trung bình trước khi được chẩn đoán chính xác là 9 năm.

Các khối u xảy ra các phần khác nhau của não đã luôn được xem là có liên quan đến chứng loạn thần, và sự kết thúc các triệu chứng loạn thần sau phẫu trị đã được ghi nhận ở nhiều trường hợp. Mối tương quan này có thể đặc biệt đúng ở những vùng như thể tùng, thể chai, đường truyền âm dưới nhân đậu,, và thùy thái dương., Mặc dù tất cả BN đều được gửi đến đánh giá ở chuyên khoa ngoại thần kinh, không người nào có chỉ định phẫu thuật não, và sử dụng thuốc chống loạn thần tiếp tục được xem là phương pháp điều trị chủ yếu sau xuất viện.

Loạn Thần Giống Phân Liệt Liên Quan Đột Quỵ

Bốn BN có loạn thần liên quan đột quỵ, tất cả đều bị thiếu máu cục bộ chất trắng ở nhiều vị trí của vùng não trái: 2 ở thùy trán, 1 ở thùy thái dương, and 1 ở cầu não. Độ tuổi trung bình của họ là 39 tuổi, với khoảng trì hoãn trung bình trước khi được chẩn đoán chính xác là 7 năm.

Đột quỵ có thể gây nên các triệu chứng loạn thần với các đặc điểm lâm sàng phong phú tùy thuộc vào vùng não bị tổn thương, ngay cả ở những BN với các vết thương mạch máu thầm lặng. Nhóm 4 BN loạn thần thứ phát sau đột quỵ được gửi đi đánh giá thần kinh học, và phần lớn được áp dụng các phác đồ chống tái đột quỵ kèm theo điều trị tiêu chuẩn với thuốc chống loạn thần.

Loạn Thần Giống Phân Liệt Liên Quan Viêm Não Kháng Thụ Thể NMDA

Một BN (34 tuổi) mắc viêm não kháng thụ thể NMDA, một chẩn đoán đã được phân loại chính thức vào năm 2007 và từ đó đến nay đã được xem là một thực thể tâm thần kinh thứ phát sau phản ứng tự miễn nguyên phát chống lại các thụ thể NMDA. Mặc dù các hội chứng loạn thần nổi bật, cấp tính, mới khởi phát ở các BN mắc viêm não thụ thể NMDA được ghi nhận đầy đủ, vẫn còn thiếu các báo cáo ca bệnh về các chẩn đoán phân biệt và điều trị của viêm não kháng thụ thể NMDA sau thời gian dài được chẩn đoán rối loạn loạn thần chức năng. Các hướng dẫn điều trị gần đây có thể giúp điều hướng qua các chẩn đoán phân biệt. BN viêm não thụ thể NMDA độc nhất này đã bị dán nhãn là TTPL 6 năm trước khi chẩn đoán chính xác được thành lập. Chỉ sau khi phải chịu một cơn căng trương lực nặng thì BN này mới được gửi đi tham vấn ở một phòng khám ngoại trú chuyên khoa nội tự miễn để được điều trị điều biến miễn dịch kết hợp với điều trị tiêu chuẩn bằng thuốc chống loạn thần. Hội chứng căng trương lực là một hội chứng rất đặc thù mà các nhà lâm sàng nên tìm hiểu kỹ càng nhằm loại trừ một nguyên nhân thực tổn.

KẾT LUẬN

Các nỗ lực nhằm tìm kiếm chẩn đoán chính xác cho các BN LTTT và bị chẩn đoán nhầm sang TTPL đã thành công. Dù thế nào, các nhà lâm sàng nên có thái độ cẩn trọng khi ở khoa cấp cứu, bởi đó là nơi phần lớn các chẩn đoán sai được thành lập.

Giới hạn chính yếu của nghiên cứu này là cỡ mẫu nhỏ, với thiết kế là nghiên cứu cắt ngang và hồi cứu. Đồng thời, sẽ là rất có ích nếu có thể nhìn sâu hơn vào một số các yếu tố xã hội như là, ví dụ, nhiều đối tượng nghiên cứu là người vô gia cư sống tại Lisbon, thành phố lớn nhất ở Bồ Đào Nha.

Tồn tại nhiều giới hạn của ICD-9 (ví dụ, rối loạn cảm xúc phân liệt được mã hóa là một thể con của TTPL). Không may thay, tại Bồ Đào Nha, Bộ Y tế vẫn dùng ICD-9 để mã hóa chẩn đoán, nên không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành nghiên cứu dựa theo bản phân loại này. Việc áp dụng bảng phân loại theo ICD-10 (hay thậm chí là ICD11) có thể hình thành các chẩn đoán chính xác hơn, thu được các phương pháp điều trị tốt hơn cho BN và qua đó là các bộ dữ liệu tốt hơn cho các nghiên cứu trong tương lai. Chúng tôi hy vọng rằng công trình này sẽ giúp gia tăng nhận thức của các nhà lâm sàng rằng LTTT có thể gây ra các tình trạng TTPL thứ phát, chứng mà, không may thay, bị đánh giá thấp trong cộng đồng khoa học quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

  1. Barahona Fernandes HJ. Anatomo-Physiologie cérébrale et Fonctions Psychiques dans la Leucotomiepré-Frontale. Congrès Mondial de Psychiatrie. Paris, France: Rapports; 1950.
  2. De Barahona-Fernandes J. The holodysphrenias [in French]. Schweiz Arch Neurol Neurochir Psychiatr. 1964;93:408–411. 
  3. Brissos S, Palhavã F, Marques JG, et al. The Portuguese version of the Personal and Social Performance Scale (PSP): reliability, validity, and relationship with cognitive measures in hospitalized and community schizophrenia patients. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol. 2012;47(7):1077–1086.  
  4. Telles-Correia D, Moreira AL, Gama Marques J, et al. The proximity between hallucination and delusion dimensions: an observational, analytic, cross-sectional, multicentre study. Front Psychol. 2016;7:1642.  
  5. Telles-Correia D, Barbosa-Rocha N, Gama-Marques J, et al. Validation of the Portuguese version of the Psychotic Symptom Rating Scales (PSYRATS). Actas Esp Psiquiatr. 2017;45(2):56–61. 
  6. Stahl SM, Morrissette DA, Citrome L, et al. “Meta-guidelines” for the management of patients with schizophrenia. CNS Spectr. 2013;18(3):150–162.  
  7. Programa Nacional Para A Saúde Mental. Normas de Orientação Clínica website. . Accessed January 28, 2020.
  8. Ulilização Clínica de Antipsicóticos. Normas de Orientação Clínica website. . Accessed January 28, 2020.
  9. Gama Marques J, Ouakinin S. Schizophrenia-schizoaffective-bipolar spectra: an epistemological perspective. CNS Spectr. 2019 Oct 28:1–5. 
  10. Gama Marques J, Pedro I, Ouakinin S. Unconjugated bilirubin and acute psychosis: a five years retrospective observational and controlled study in patients with schizophrenia, schizoaffective and bipolar disorders. Int J Psychiatry Clin Pract. 2019 Nov;23(4):281–285. PubMed
  11. Pommerening Dornelles E, Gama Marques J, Ouakinin S. Unconjugated bilirubin and schizophrenia: a systematic review. CNS Spect. 2019;24(6):577–588. 
  12. Gama Marques JG, Ouakinin S. Clinical profile in schizophrenia and schizoaffective spectrum: relation with unconjugated bilirubin in a prospective and controlled study with psychopathological and psychosocial variables. CNS Spectr. 2019 Dec 19: 1–8. 
  13. Seebandt G. Differential diagnostic considerations in the early detection of juvenile secondary schizophrenia [in German]. Prax Kinderpsychol Kinderpsychiatr. 1968;17(2):47–50. 
  14. Gama Marques J. Raising awareness about secondary schizophrenia [in Portuguese]. Acta Med Port. 2019;32(2):169.  
  15. Templer DI, Cappelletty GG. Primary versus secondary schizophrenia: a theoretical review. J Orthomol Med. 1986;1(4):255–260.
  16. Falkai P. Differential diagnosis in acute psychotic episode. Int Clin Psychopharmacol. 1996;11(suppl 2):13–17.  
  17. Hyde TM, Lewis SW. The secondary schizophrenias. In: Hirsch SR, Weinberger DR, eds. Schizophrenia. Oxford, UK: Blackwell Publishing; 2003.
  18. Hambidge D. Secondary schizophrenia. PLoS Med. 2005;2(9):e279–e300, author reply e300.  
  19. Sachdev PS, Keshavan MS, eds. Secondary Schizophrenia. New York, NY: Cambridge University Press; 2010.
  20. Gama Marques J. Left frontal lobe meningioma causing secondary schizophrenia misdiagnosed for 25 years. Prim Care Companion CNS Disord. 2020;22(2):19l02466.
  21. Gama Marques J. Mitsuda psychosis and holodysphrenia revisited: an atypical psychosis in a patient with parieto-occipital paroxysmal electroencephalographic activity and high unconjugated bilirubin. Psychiatry Clin Neurosci. 2017;71(2):148–149.  
  22. Gama Marques J, Carnot MJ. Huntington’s disease in a patient with 15-year history of Capgras delusion misdiagnosed as paranoid schizophrenia. Gen Hosp Psychiatry. 2016;39:97–98.  
  23. Gama Marques J. Twenty years of misdiagnosis of schizophrenia in a patient with Dandy-Walker variant syndrome. Gen Psychiatr. 2019;32(1):e100031.  
  24. Marques JG, Pires S. Psychosis in autistic patients with splinter skills (savant syndrome) presenting abnormal cerebellar anatomy misdiagnosed as disorganized (hebephrenic) schizophrenia. Prim Care Companion CNS Disord. 2019;21(5):18l02421.  
  25. Ponte A, Brito A, Nóbrega C, et al. Catatonia in anti-NMDAR encephalitis misdiagnosed as schizophrenia. Acta Med Port. 2020 Mar; 33(3):208–211. Prim Care Companion CNS Disord. 2019;21(5):18l02421. 
  26. Ponte A, Brito A, Nóbrega C, et al. Catatonia in anti-NMDAR encephalitis misdiagnosed as schizophrenia. Acta Med Port. 2020 Mar; 33(3):208–211. PubMed 
  27. Freudenreich O, Schulz SC, Goff DC. Initial medical work-up of first-episode psychosis: a conceptual review. Early Interv Psychiatry. 2009;3(1):10–18.  
  28. Qin P, Xu H, Laursen TM, et al. Risk for schizophrenia and schizophrenia-like psychosis among patients with epilepsy: population based cohort study. BMJ. 2005;331(7507):23.  
  29. Clancy MJ, Clarke MC, Connor DJ, et al. The prevalence of psychosis in epilepsy; a systematic review and meta-analysis. BMC Psychiatry. 2014;14(1):75.  
  30. Luat AF, Asano E, Rothermel R, et al. Psychosis as a manifestation of frontal lobe epilepsy. Epilepsy Behav. 2008;12(1):200–204.  
  31. Verhoeven WMA, Egger JIM, Gunning WB, et al. Recurrent schizophrenia-like psychosis as first manifestation of epilepsy: a diagnostic challenge in neuropsychiatry. Neuropsychiatr Dis Treat. 2010;6:227–231.  
  32. Adachi N, Onuma T, Kato M, et al. Analogy between psychosis antedating epilepsy and epilepsy antedating psychosis. Epilepsia. 2011;52(7):1239–1244.  
  33. Cerejeira J, Lagarto L, Mukaetova-Ladinska EB. Behavioral and psychological symptoms of dementia. Front Neurol. 2012;3:73.  
  34. de Vries PJ, Honer WG, Kemp PM, et al. Dementia as a complication of schizophrenia. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2001;70(5):588–596.  
  35. Grewal GS, Kanagasundram S, Jambunathan S. Schizophrenia or frontotemporal dementia in a young Chinese female: a purview of possible diagnoses. Turk Psikiyatr Derg. 2011;22(4):266–268. 
  36. Ballard C, Neill D, O’Brien J, et al. Anxiety, depression and psychosis in vascular dementia: prevalence and associations. J Affect Disord. 2000;59(2):97–106.  
  37. Faye AD, Gawande S, Tadke R, et al. A case of psychosis due to Fahr’s syndrome and response to behavioral disturbances with risperidone and oxcarbazepine. Indian J Psychiatry. 2014;56(2):188–190.  
  38. Mohapatra S, Satapathy A. A case of schizophrenia like psychosis due to Fahr′s disease. Indian J Psychol Med. 2016;38(2):155–156.  
  39. Corrêa BB, Xavier M, Guimarães J. Association of Huntington’s disease and schizophrenia-like psychosis in a Huntington’s disease pedigree. Clin Pract Epidemol Ment Health. 2006;2(1):1.  
  40. Ouma JR. Psychotic manifestations in brain tumour patients: 2 case reports from South Africa. Afr Health Sci. 2004;4(3):189–193. 
  41. Gur RE, Kaltman D, Melhem ER, et al. Incidental findings in youths volunteering for brain MRI research. AJNR Am J Neuroradiol. 2013;34(10):2021–2025.  
  42. Walterfang M, Yung A, Wood AG, et al. Corpus callosum shape alterations in individuals prior to the onset of psychosis. Schizophr Res. 2008;103(1–3):1–10.  
  43. Chaim TM, Schaufelberger MS, Ferreira LK, et al. Volume reduction of the corpus callosum and its relationship with deficits in interhemispheric transfer of information in recent-onset psychosis. Psychiatry Res. 2010;184(1):1–9.  
  44. Pavesi G, Causin F, Feletti A. Cavernous angioma of the corpus callosum presenting with acute psychosis. Behav Neurol. 2014;2014:243286.  
  45. McGuire P. The role of the corpus callosum in psychosis. Biol Psychiatry. 2016;80(8):579–580.  
  46. Woo PYM, Leung LNY, Cheng STM, et al. Monoaural musical hallucinations caused by a thalamocortical auditory radiation infarct: a case report. J Med Case Reports. 2014;8(1):400.  
  47. Farah R, Schmithorst VJ, Keith RW, et al. Altered white matter microstructure underlies listening difficulties in children suspected of auditory processing disorders: a DTI study. Brain Behav. 2014;4(4):531–543.  
  48. Kuloglu M, Caykoylu A, Yilmaz E, et al. A left temporal lobe arachnoid cyst in a patient with schizophrenia-like psychosis: a case report. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry. 2008;32(5):1353–1354.  
  49. Mironov A, John S, Auerbach J, et al. Acute onset of psychosis in a patient with a left temporal lobe arachnoid cyst. Case Rep Med. 2014;2014:204025.  
  50. McMurtray A, Tseng B, Diaz N, et al. Acute psychosis associated with subcortical stroke: comparison between basal ganglia and mid-brain lesions. Case Rep Neurol Med. 2014;2014:428425. 
  51. Duggal HS, Singh I. Psychosis in a patient with silent vascular brain lesions. J Neuropsychiatry Clin Neurosci. 2012;24(1):E20–E21.  
  52. Dalmau J, Gleichman AJ, Hughes EG, et al. Anti-NMDA-receptor encephalitis: case series and analysis of the effects of antibodies. Lancet Neurol. 2008;7(12):1091–1098.  
  53. Huang C, Kang Y, Zhang B, et al. Anti-N-methyl-d-aspartate receptor encephalitis in a patient with a 7-year history of being diagnosed as schizophrenia: complexities in diagnosis and treatment. Neuropsychiatr Dis Treat. 2015;11:1437–1442. 
  54. Graus F, Titulaer MJ, Balu R, et al. A clinical approach to diagnosis of autoimmune encephalitis. Lancet Neurol. 2016;15(4):391–404.  
  55. Marques Macedo I, Gama Marques J. Catatonia secondary to anti-N-methyl-D-aspartate receptor (NMDAr) encephalitis: a review. CNS Spectr.2019 Oct;30:1–18. 

 

 

Chia sẻ