Các bác sĩ Đan Mạch nghiên cứu trên hơn 1 triệu người sinh 1977-2000 và theo dõi đến năm 2010, trong đó 113,906 người bị chấn thương đầu. Kết quả 65% có nguy cơ bệnh tâm thần phân liệt, 59 % người trầm cảm, 43,9 % mắc các rối loạn tâm thần khác do tổn thương não, và 28 % người rối loạn khí sắc lưỡng cực (hay trầm buồn, phấn khích hành vi từng đợt).
Những nguy cơ trên không liên quan tiền sử bệnh tâm thần của gia đình cũng như những chấn thương khác ngoài chấn thương đầu.
Tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm tăng cao hơn sau 11 – 15 năm chấn thương đầu vì đây là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm trong phát triển thần kinh.
Trong số bệnh nhân đến khám sau chấn thương sọ não (hầu hết do tai nạn giao thông) vì nguyên nhân tính khí thay đổi bất thường, nổi nóng hoặc giận dỗi khó kiềm chế, có khi đột ngột “tấn công” người thân, v.v… hoặc có từng đợt trầm buồn không chịu tiếp xúc. Một số bệnh nhân nói đi nói lại một ý muốn hay sự kiện nào đó hoặc quên khái niệm thời gian ăn ngủ, số khác để lại di chứng là các cơn co giật động kinh.
Để phòng ngừa, tốt nhất là chấp hành luật an toàn khi lái xe gắn máy tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động khác như không uống rượu bia và trang bị đủ các thiết bị an toàn.
Theo: Head Injury as Risk Factor for Psychiatric Disorders: A Nationwide Register-Based Follow-Up Study of 113,906 Persons With Head Injury . Sonja Orlovska, M.D.; Michael Skaarup Pedersen, M.Sc.; Michael Eriksen Benros, M.D., Ph.D.; Preben Bo Mortensen, Dr.Med.Sc.; Esben Agerbo, Dr.Med.Sc.; Merete Nordentoft, Dr.Med.Sc.
Am J Psychiatry 2014;171:463-469. doi:10.1176/appi.ajp.2013.13020190