Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá bạo lực và hành vi gây hấn xảy ra trước khi đến khám tại cơ sở chuyên khoa tâm thần của 458 bệnh nhân loạn thần giai đoạn đầu ở 3 khu phố cổ Tây Luân-Đôn.
Kết quả tỷ lệ bạo lực là 38 % trong thời gian 12 tháng trước khi khám chuyên khoa tâm thần lần đầu tiên, và 12 % bệnh nhân đã có hành vi bạo lực trầm trọng. Giận dữ là ảnh hưởng tác động duy nhất liên quan đến hoang tưởng và ảnh hưởng tác động này liên quan mang tính quyết định tới bạo lực.
Ba trạng thái hoang tưởng cao độ được chứng minh là con đường trung gian dẫn tới bạo lực trầm trọng bởi giận dữ như là một nguyên nhân của ý tưởng hoang tưởng: hoang tưởng liên hệ, hoang tưởng bị theo dõi và các ý tưởng mưu toan. Tác động này tồn tại một cách rõ ràng sau khi kiểm soát đặc trưng của đối tượng và các đặc trưng tâm lý bệnh kèm theo có liên quan đến bạo lực trong dân số chung.
Các tác giả nghiên cứu đã loại trừ sự lầm lẫn với các triệu chứng hưng cảm (trạng thái kích thích và giận dữ) và các đặc trưng của giận dữ. Không tìm thấy mối liên kết giữa hành vi bạo lực và trạng thái cảm xúc lo lắng, sợ hãi, hoặc sự phấn chấn liên quan niềm tin hoang tưởng. Tác động trầm cảm được có tác dụng che chở chống lại cả khuynh hướng gây bạo lực trầm trọng hay vừa phải.
Tác giả Coid và cs kết luận rằng các ý tưởng hoang tưởng ám chỉ thường gặp ở bệnh nhân gây ra bạo lực trầm trọng nhưng qua trạng thái giận dữ. Đây là nhận định gợi ý quan trọng trong đánh giá, can thiệp phòng ngừa và điều trị. Mặc dù nguồn gốc hành vi gây hấn ở bệnh nhân loạn thần không đồng nhất, nhưng khi đánh giá các biểu hiện trạng thái hoang tưởng phải phù hợp với nội dung hoang tưởng. Hơn nữa, bạo lực liên quan trực tiếp với triệu chứng loạn thần ( triệu chứng dương tính), các yếu tố khác cần xem xét gồm suy giảm nhận thức và tính xung động cũng như bạo lực che đậy các rối loạn nhân cách, đặc biệt là nhân cách bệnh và các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện.