ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN TÂM THẦN

3028

I.    Đặt vấn đề:
Lao là một bệnh xã hội với tốc độ lưu hành bệnh cao và số người mắc bệnh đông đảo. Bệnh lao là một gánh nặng lớn cả về kinh tế, xã hội không chỉ đối với nước ta mà còn tất cả các nước trên thế giới. Những năm gần đây bệnh lao không giảm mà còn phát triển với tốc độ nhanh một phần do đói nghèo, bất công, chiến tranh, một phần do sự lây nhiễm của đại dịch thế kỷ HIV/AIDS

Lao phổi là loại lao thường gặp nhất (chiếm 80%các trường hợp lao ở các bộ phận khác trong cơ thể).Trong các bệnh thực tổn, bệnh lao là bệnh có tỉ lệ mắc và tử vong cao, theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế giới WHO (1998) thì trên thế giới có khoảng 1,9 tỉ người bị nhiễm lao và khoảng 18 triệu người bị mắc lao,  mỗi năm có thêm 8-9 triệu người mắc lao mới và khoảng 3 triệu người tử vong vì bệnh lao. Ơ Việt Nam tỉ lệ nhiễm lao chiếm 1,7% dân số.

Bên cạnh các triệu chứng lâm sàng của bệnh lao phổi, các triệu chứng rối loạn tâm thần cũng rất đa dạng và phức tạp. Các rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi là rối loạn tâm thần thực tổn như rối loạn trầm cảm, lo âu, đôi khi còn gặp cả rối loạn tư duy, tri giác, biến đổi nhân cách và thích ứng xã hội…Những rối loạn Tâm thần này làm ảnh hưởng đến bệnh nhân và các mối quan hệ của họ cũng như làm cho quá trình điều trị trở nên khó khăn phức tạp hơn.

II.   Những biểu hiện rối loạn tâm thần:
Cùng với sự quan tâm phát triển không ngừng của ngành tâm thần học khi đi sâu nghiên cứu về các rối loạn tâm thần thực tổn. Vấn đề nghiên cứu rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi đã được quan tâm ngày một nhiều hơn dù trên thực tế còn một vài điều né tránh do chưa đánh giá được tầm quan trọng về mặt biến chứng của nó. Phải nhìn nhận một điều rằng, rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi được gọi là rối loạn tâm thần triệu chứng. Các rối loạn tâm thần thường gặp là:Rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu lan toả, loạn sự thích ứng, rối loạn giấc ngủ,hội chứng suy nhược, đôi khi còn gặp hộichứng paranoid và biến đổi nhân cách dạng phân liệt

1.  Rối loạn trầm cảm:
Rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân lao phổi thường biểu hiện kín đáo, nhẹ nhàng, dễ bị che lấp bởi các trệu chứng của bệnh lao phổi đồng thời không điển hình như trong các bệnh trầm cảm nội sinh. Theo Westaway NS., (1992) có 68% bị rối loạn trầm cảm với mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng ở bệnh nhân lao phổi.Theo Nguyễn Văn Ngọc (2003) trong lao thâm nhiễm chiếm tỉ lệ 30% có rối loạn trầm cảm. Biểu hiện thường gặp là sự mệt mỏi, người bệnh thường than phiền mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơivà tăng lên dù chỉ một cố gắng nhỏ. Ngoài ra dấu hiệu thường thấy là giảm khí sắc, buồn phiền, lo lắng, thờ ơ, chậm chạp, dễ mũi lòng,mau nước mắt. Nặng hơn là ý tưởng quá đáng và ý nghĩ tự hủy hoại,những ý tưởng nàyxuất phát từ thực trạng bệnh tật của người bệnh đặc biệt ở bệnh nhân lao xơ hang với đặc điểm bệnh kéo dài,hay tái phát,điều trị nhiều lần.

2.  Rối loạn lo âu:
Lo âu được xem là một trong những biểu hiện chính của bệnh lao phổi.Cũng theo Nguyễn Văn Ngọc (2003) rối loạn lo âu ở nhóm lao thâm nhiễm chiếm 31,4% và lao xơ hang chiếm 60,5%.Có sự khác biệt tỉ lệ lo âu giữa hai nhóm là do lao xơ hang với đặc điểm bệnh tiến triển kéo dài,BK trong đờm có dương tính mạnh,tổn thương xơ phổi rộng gây rối loạn chức năng hô hấp và tuần hoàn hậu quả làm giảm oxy máu,hay có biến chứng ho ra máu nặng có thể dẫn đến tử vong. Điều này tác động trực tiếp đến hoạt động của não gây rối loạn về tâm lý hành vi và thần kinh tự trị.Hầu hết bệnh nhân có đặc điểm rối loạn lo âu  cao bằng thiếu nhạy bén,giảm năng lực học tập,giảm hoạt động và thích ứng của xã hội.Đặc điểm Rối loạn lo âu xuất hiện sớm ngay từ khi bị bệnh.Rối loạn lo âu trở nên nặng nề hơn khi bệnh diễn biến xấu do việc điều trị và dự phòng không tốt.Lo âu có thể không có chủ đề nào cụ thểNgười bệnh dễ lo lắng,không an tâm hồi hộp,thở gấp,khó chịu vùng thượng vị,chóng mặt, khô miệng.Sự lo lắng về bệnh tật thời gian điều trị kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân và gia đình bệnh nhân,cho tương,lai của họ.Các rối loạn lo âu hoảng sợ thường gặp khá phổ biến,có khi gặp ám ảnh sợ xã hội,sợ khoảng trống.Ngoài ra rối loạn lo âu còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như phong tục tập quán thái độ của mọi người xung quanh của cộng đồng cũng như vấn đề kinh tế,giao tiếp

3.  Rối loạn cảm giác tri giác:
Biểu hiện thường gặp là tăng cảm giác.Các rối loạn tri giác ở đây chủ yếu là ảo giác thô sơ,nội dung của các ảo giác này là những cảm giác khác thường như tiếng ù,tiếng động,tiếng rì rào…Thường mơ hồ lúc có lúc không xuất hiện lúc chuẩn bị đi ngủ hoặc lúc thức dậy.Các ảo giác thường thuyên giảm và hết dần khi bệnh lao ổn định

4.   Rối loạn tư duy:
Chủ yếu gặp ở bệnh nhân có các ý tưởng quá đáng bao gồm các ý tưởng bất hạnh,chán sống,bị hại,đôi khi gặp hội chứng paranoid.

5.  Rối loạn trí nhớ,chú ý:
5.1  Rối loạn trí nhớ:
Thường gặp thường là giảm nhớ.Chủ yếu là giảm trí nhớ gần.Người bệnh hay than phiền hoặc bị người khác than phiền là đãng trí,hay quên.Có sự giảm trí nhớ ngắn hạn này là trong trạng thái mệt mỏi,suy nhược,lo âu,mất ngủ,thiếu tập trung dẫn đến khả năng ghi nhận kém,thiếu chú ý tích cực.Giãm trí nhớ thường gặp trong trạng thái hoảng sợ,xúc động

5.2  Rối loạn chú ý:
Người bệnh không tập trung chú ý hoặc chỉ tập được trung trong khoảng thời gian ngắn.Nngười bệnh khó duy trì việc đọc sách,xem báo lâu.Các yếu tố ngoại cảnh như tiếng động,tiếng cười…dễ làm bệnh nhân phân tán và phá vỡ sự tập trung chú ý của mình.

6.  Đặc điểm hội chứng suy nhược:
Thường xuất hiện ngay từ đầu,thậm chí nó còn kéo dài sau khi đã điều trị khỏi lao.Biểu hiện chính là tình trạng mệt mỏi,kích thích suy nhược.Người bệnh ngại làm việc dù là việc nhẹ nhàng,giảm khả năng làm việc,tình trạng dễ bị kích thích,tính tình thay đổi,khó kiềm chế,dễ xúc động,luôn căng thẳng,khó thư giãn.Bệnh nhân có cảm giác hụt hơi,chân tay rã rời,không muốn hoạt động,một tiếng cười to tiếng cũng có thể làm người  bệnh khó chịu,giận dữ,bực tức.Đôi khi than đau đầu không tuân theo một qui luật nào về thời gian,vị trí, về sự khu trú hay lan toả.Đôi khi cảm giác đau,choáng váng tăng lên về chiều tối

7.  Rối loạn giấc ngủ:
Theo Aydin I.O (2001) có trên 75% rối loạn giấc ngủ đi kèm các triệu chứng mệt mỏi,giảm khả năng làm việc.Đặc điểm mất ngủ thường thấy người bệnh khó đi vào giấc ngủ,ngủ không sâu,hay giật mình,có nhiều mộng mị hay thở dài,lo lắng về bệnh tật giấc ngủ hay trằn trọc, không yên giấc.Sáng dậy mệt mỏi,ể oải,ngủ gà và cảm thấy toàn thân mệt mỏi,khó chịu làm bệnh nhân đã suy nhược lại càng suy nhược thêm điều này là do hậu quả của bệnh lao gây nên.

8-  Rối loạn hoạt động có ý chí:
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2003)thường gặp ở lao xơ hang chiếm 60,5%, người bệnh cảm thấy mệt mỏi,ngại vận động,giao tiếp hạn chế do đặc điểm bệnh lao là bệnh truyền nhiễm.Bệnh nhân thường bị sốt,ho,khó thở,gầy sút…nên khi vận động thường quá sức đối với họ.Nhận định của một số tác giảcho rằng hầu hết bệnh nhân lao phổi đều suy giảm rõ rệt về thể chất và tinh thần. biểu hiện của sự suy giảm là hạn chế giao tiếp,giảm năng lực học tập và giãm hoạt động cũng như thích ứng với xã hội.

9-  Rối loạn hoạt động bản năng:
Biểu hiện của triệu chứng này đa số bệnh nhân phàn nàn cảm giác chán ăn,ăn không ngon miệng.Bệnh lao do phải điều trị một thời gian dài người bệnh lâm vào tình cảnh mệt mõi,suy nhược,mất ngủ kéo dài làm rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể chán ăn tác động trở lại làm cho bệnh nhân càng suy nhược,giảm sức đề kháng nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh lao

10-  Rối loạn bản năng tình dục
Hầu hết bệnh nhân có biểu hiện thiếu hoặc giảm sự ham muốn tình dục.ở nam thường gặp là bất lực.

III.  Một số biến đổi chức năng tâm lý:
Ở bệnh nhân lao phổi đã có nhiều nghiên cứu về nhưỡng biến đổi nhẹ về khí sắc,hay cáu gắt,nhạy cảm với những sang chấn tâm lý.Theo Xiaxon T.P  (1998) Nhận thấy tâm lý biến đổi ở bệnh nhânlao phổi theo kiểu tâm thần phân liệt hoặc rối loạn tâm  căn.Theo long N.H và CS(2001) phân tích sự hoảng sợ và tách biệtxã hội vì hậu quả của bệnh lao ở Việt Nam nhận thấy hầu hết những người bệnh đều có hiểu biết về bệnh lao.Trong một số trường hợp họ không kiềm chế được cảm xúc của mình,thường có các stress tâm lý nặng nề khi được chẩn đoán là mắc lao,ở Nam thường hoảng sợ về kinh tế trong gia đình,ở nữ thì lo lắng về hậu quả xã hội của bệnh,cả trong gia đình và trong cộng đồng nhiều hơn so với bệnh nhân Nam vì họ ít nhận được sự  giúp đỡ này.

Ở những bệnh nhân lao phổi tuổi vị thành niên và tuổi trẻ thường có nhân cách lo âu cao thường hay biểu hiện ở chỗ:Thiếu nhạy bén, giảm khả năng trong học tập,tiếp thu kiến thức,giảm sự giao tiếp,giãm hoạt động và thích ứng với xã hội dễ đưa đến xu hướng làm tăng nguy cơ bệnh tật.

Như vậy vấn đề tâm lý của bệnh nhân lao phổi rất nặng nề đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chẩn đoán và điều trị.Những phong tục tập quán,nền tảng văn hoá,những nhận thức sai lầm đã gây không ít khó khăn cho người bệnh mà ngay cả những người thân thiết của họ.

IV. Những rối loạn tâm thần khi sử dụng một số thuốc chống lao:
Các thuốc chống lao hiện nay đang xử dụng phổ biến bao gồm 5 loại thuốc chủ yếu là: Isoniazid (H) Rifampicin (R) Pyrazinamid (Z) Streptomycine (S) Ethambutol (E)

1.  Tác dụng phụ của Isoniazid: (INH)
Ngoài vấn đề gây viêm gan thường gặp ở ngừơi già,người nghiện rượu người có tiền sử viêm gan và trẻ nhỏ thì về mắt, thần kinh gây viêm dễ và dây thần kinh ngoại vi. Về mặt tâm thần,khi dùng INH dễ gây hưng phấn vận động và ngôn ngữ theo bảng phân loại thuốc hướng tâm thần của Deley J.(1961),INH thuộc nhóm làm tăng khí sắc hay thuốc chống trầm cảm.Theo Yolles J.C (1998) chính sự thiếu hụt vitamin B6 đóng vai trò tác nhân gây rối loạn tâm thần của Isoniazid về cơ chế do công thức hóa học của Isoniazid gần giống với vitamin B6 dẫn đến sự tranh chấp tại các Receptor và đồng thời Isoniazid làm tăng quá trình đào thải Vitamin B6. Chúng ta còn gặp tác dụng gây rối loạn tâm thần do INH tự do và Hydralzin có nồng độ cao trong máu và thường gặp ở giai đoạn cuối của quá trình điều trị

2.  Tác dụng phụ của Rifampicin (R)
Biểu hiện rối loạn tiêu hóa như chán ăn,đau bụng,buồn nôn.Gây viêm gan cao khi phối hợp Rifampicin với Isoniazid liều cao.Ngoài ra còn gây rối loạn trên da,hội chứng giả cúm,suy thận cấp,thiếu máu huyết tán,giảm tiểu cầu

3.  Tác dụng của Pyrazinamid (Z)
Gây viêm gan khi dùng liều cao,làm giảm quá trình đào thải acid uric của thận dẫn đến đau các khớp (Hội Chứng Goud) phản ứng ngoài da như ngứa,nỗi mề đay

4.  Tác dụng phụ của Streptomycin (S)
Có thể gây dị ứng ở nhiều mức độ: Sốt,ngứa nổi mẫn,nặng hơn như phù quanh hố mắt,viêm giác mạc.Nặng nhất là sốc phản vệ có thể gây về thần kinh viêm dây thần kinh số 8 với nhánh tiền đình, gây chóng mặt,ù tai,mất thăng bằng khi nhắm mắt,có thể phục hồi được. Với nhánh ốc tai gây điếc không hồi phục

5.  Tác dụng của Ethambutol (E)
Chủ yếu gây viêm dây thần kinh thị giác làm giảm thị lực, mù màu đỏ và màu xanh.khi dừng thuốc tác dụng phụ sẽ hết

V. Chẩn Đoán
Chẩn đoán bệnh lao phổi
1.  Chẩn đoán xác định
-Áp dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO (1998) dựa vào lâm sàng bao gồm các triệu chứng như: Ho kéo dài trên ba tuần mà điều trị kháng sinh thông thường không kết quả
-Ho ra máu tuỳ mức độ thường là khái huyết,khạc đờm,đau ngực vùng đỉnh phổi ,khó thở khi bệnh nặng,sốt về chiều,ra mồ hôi đêm,mệt mỏi, gầy sút,kém ăn
-Dựa vào X Quang phổi chuẩn định hướng cho việc chẩn đoán các thể lao phổi
-Dựa vào vi sinh (soi trực tiếp nuôi cấy) Test Tuberculin
-Chẩn đoán miễn dịch (kỹ thuật Elisa) chẩn đoán mô bệnh
-Ơ Một số nước tiên tiến người ta còn sử dụng các kỹ thuật sinh học và di truyền học phân tử như xác định trực khuẩn lao bằng tái tạo gen,kỹ thuật khuếch đại AND, ARN của AFB bằng phản ứng chuỗi polymeraza cho chẩn đoán nhanh chóng và chính xác
-Việc chẩn đoán xác định chủ yếu là chẩn đoán vi sinh học

2.  Chẩn Đoán Thể:
– Trong chuyên khoa về Lao và bệnh phổi,người ta còn chẩn đoán lao theo thể lao thâm nhiễm hay lao xơ hang.

2.1  Trong lao thâm nhiễm: Là thể lao phổi hay có phá hủy,tỉ lệ hang lao trên 50%. Khám phổi có thể thấy hội chứng đông đặc,rên nổ sau khi ho, trên X Quang phổi thấy hình ảnh thâm nhiễm là những đám mờ thuần nhất hoặc không thuần nhất có đường kính lớn nhất từ 10mm trở lên,có thể gặp tổn thương ở hai phổi hay có các huyệt lao lan toả theo đường phế quản sang phổi lành

2.2  Trong lao  xơ hang: Là thể lao phổi mãn tính lây truyền mạnh nhất,thường xuyên trong đờm có AFB (+) (Acid Fast Bacilli).Đây là thể lao phổi khó điều trị có nhiều biến chứng với những đặc điểm của một bệnh sử lâu năm có những đợt tiến triển xen kẽ các giai đoạn ổn định trên lâm sàng.Khám phổi thường phát hiện hội chứng hang điển hình hoặc không điển hình.trên X Quang phổi thấy hang xơ có vỏ bọc. thường có nhiều hang kích thước từ nhỏ đến lớn,bên cạnh nhiều tổn thương xơ hóa xung quanh hang và có dày dính màng phổi gây co kéo khí quản,rốn phổi,tim, trung thất,các nốt lao lan tràn theo đường khí quản và BK trong đờm bao giờ cũng dương tính mạnh.Gặp thể này có nhiều biến chứng nặng,tràn khí màng phổi, giãn phế quản, suy hô hấp mãn tính, tâm phế mãn tính,suykiệt dẫn đến tử vong

3.  Chẩn đoán rối loạn tâm thần ở bệnh nhân lao phổi
Theo bảng phân loại bệnh Quốc Tế ICD – 10 của WHO (1992) thì rối loạn tâm thần ở bệnh lao phổi thuộc mục F06 bao gồm các rối loạn tâm thần khác do tổn thương,rối loạn chức năng tại não và các bệnh lý của cơ thể với các biểu hiện rối loạn tâm thần thực tổn tại mục F06, ngoài ra còn phải đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán cho từng mục riêng biệt.có thể đánh giá rối loạn trầm cảm,rối loạn lo âu nếu có qua Test Beck và Zung

VI.  Điều Trị
1. Nguyên Tắc Điều Trị
Nếu Nằm Viện:
-Cận lâm sàng cần làm:Kháng sinh đồ,thăm dò tình trạng một số cơ quan vì có thể một số cơ quan nào đó đang bị bệnh sẽ có chống chỉ định dùng một số thuốc như kiểm tra chức năng gan, thận,mắt (khi dùng Ethabutol),tai (khi dùng Steptomycin)

-Điều trị sớm khẩn trương,phối hợp các thuốc kháng sinh liều cao ngay từ  đầu để tránh trực khuẩn kháng thuốc.

-Điều trị lâu dài,theo dõi tái phát

-Riêng thuốc điều trị đặc hiệu:Theo phác đồ dùng 3 hoặc 4 loại thuốc tuỳ từng trường hợp cụ thể và do bác sĩ chuyên khoa lao chỉ định không đề cập ở bài này

2.  Điều trị rối loạn tâm thần trong bệnh lao:
-Nhìn chung trong một số trường hợp cần thiết  thì bệnh nhân được nhập viện Tâm thần khi bị kích động dữ dội,có rối loạn ý thức nặng hoặc bị trầm cảm nặng cũng như có nhiều hoang tưởng,ảo giác

-Việc sử dụng thuốc hướng tâm thần phải thận trọng và dè dặt nếu có chỉ định dùng các loại thuốc Neuroleptique

2.1   Điều trị cụ thể:
-Hội chứng hoang tưởng hoặc ảo giác: Có thể dùng Neuroleptique như Haloperidol,  Levomepromazin (Nozinan,Tisercine),Fluphenazin

-Hội chứng trầm cảm: Dùng các thuốc hưng phấn nhẹ như Cafein,Amitriptylin,Imipramin (Tofranil,Anafranil),Fluoxetine

-Hội chứng hưng cảm: Dùng thuốc an thần kinh nhẹ thuộc nhóm Tranquillisants:Valium (Seduxen),Meprobamate (Andaxin)

-Hội chứng suy nhược thần kinh kéo dài có thể dùng Shock Insulin liều kích thích, lưu ý bên cạnh dùng thuốc hướng tâm thần sự cần thiết bồi phụ nước,điện giải và nâng đỡ thể trạng, bổ trợ các loại Vitamin, chế độ ăn uống,nghỉ ngơi hợp lý,tăng cường sức đề kháng chung của cơ thể bệnh nhân./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.    Nguyễn Việt Cồ, Nguyễn Văn Sáng và CS (2002),Bệnh Học Lao NXB Y Học –Hà Nội; tr:12-27
2.    Chẩn đoán và điều trị y học hiện đại, tập 1, Nhà xuất bản Y học; tr 386
3.    Nguyễn Đăng Dung,Nguyễn Văn Ngân va CS (1996),Một số chuyên đề Tâm thần học (Dành cho cao học và chuyên khoa ),Học viện Quân Y ;tr:15-85
4.    Nguyễn Văn Ngân,Ngô Ngọc Tản (2002), Rối loạn Tâm thần thực tổn, NXB Quân đội nhân dân.
5.    Nguyễn Văn Ngọc (2003),Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân lao phổi,luận văn Thạc sĩ y học,Học viện Quân Y.
6.    Bùi Xuân Tám (1998), Bệnh lao hiện nay.NXB Y học,Hà Nội;tr: 9-194
7.    Tổ chức y tế thế giới (1992), Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn Tâm thần và hành vi (Tài liệu dịch).Geneva: tr 5-121
8.    Aghanwa H.S.,Erhabor G.E., (2001),Specific Psychiatric Morbidity Among Patients with Chronic Obstructive Pulmonary Disease in A Nigerian General Hospital.Psychosom Res; 50(4):179-183
9.    Aydin I.O.,Ulasahin A.(2001),Deperssion,Anxiety Cormorbidity and Disability in Tuberculosis and Chronic Obstructive Pulmonary Disease Patients.General Hospital Psychiatry;23:77-83
10.    Makieva V.G.,Kalinina M.V.,et Al (1999).Mental Evaluation of New Case of Pulmonary  Tuberculosis in different Treatnent Settings Probl.Tuberk:7-10

Thạc sĩ  Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Quang,  Phó khoa B