CÁC TRIỆU CHỨNG TRẦM CẢM CÓ THỂ LÀ CHỈ ĐIỂM SỚM CỦA BỆNH PARKINSON

279

Phù hợp với một số nghiên cứu báo cáo trước đây, một nghiên cứu bệnh – chứng chỉ ra rằng các triệu chứng trầm cảm có thể là biểu hiện sớm của bệnh Parkinson, đặc biệt là các biểu hiện vận động. Theo đó chỉ định bắt đầu điều trị thuốc chống trầm cảm làm tăng gấp 2 lần nguy cơ bệnh Parkinson trong vòng 2 năm tiếp theo. Kết quả này được đăng trên tạp chí Thần kinh, Ngoại khoa thần kinh và Tâm thần tháng 6 (2009).

Theo tiến sĩ A.Alonso và các đồng nghiệp, mặc dầu có một vài báo cáo cho thấy mối liên hệ giữa các triệu chứng trầm cảm và bệnh Parkinson nhưng không rõ ràng do một nguyên nhân gây ra hay cả hai (trầm cảm và bệnh Parkinson), có thể xuất hiện từ một vài cơ chế bệnh lý chung.

Xem xét kỹ vấn đề này, nhóm nghiên cứu đưa ra một nghiên cứu đáng lưu ý là một tập hợp bệnh nhân bao gồm các số liệu theo dõi trên 3 triệu người Anh của các bác sĩ lâm sàng trong cơ quan Nghiên cứu số liệu thực hành tổng quát. Theo số liệu phân tích hiện tại 999 bệnh nhân Parkinson được chẩn đoán từ 1995 đến 2001sắp xềp tương hợp về tuổi, phái và tiến hành với 6261 bệnh nhân nhóm chứng. Khởi đầu số bệnh nhân này được dùng thuốc chống trầm cảm như một chỉ định cho các triệu chứng trầm cảm.

Nhìn nhận toàn bộ, những bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc chống trầm cảm có tỷ lệ 85% phát sinh bệnh Parkinson so với bệnh nhân không khởi đầu với thuốc chống trầm cảm. Phân tích sâu hơn, nhóm nghiên cứu còn cho thấy sự liên kết chặt chẽ trên trong 2 năm đầu điều trị có tỷ suất là 2.19, sau 2 năm, chỉ số này còn 1.23

Sự liên kết trên cũng tương tự khi sử dụng các SSRI hay chống trầm cảm 3 vòng. Nhóm nghiên cứu kết luận sự liên quan giữa thuốc chống trầm cảm và bệnh Parkinson có thể làm phức tạp trong thực hành lâm sàng, bởi bệnh nhân trầm cảm bắt đầu với các triệu chứng vận động có thể nhanh chóng được đánh giá với nguyên tắc loại trừ bệnh Parkinson.

Bs Phạm Văn Trụ PGĐ BV Tâm Thần TP Hồ Chí Minh.
Theo Depressive Symptoms may Indicate Early Parkinson Disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 2009;80:671-675.