CÁC NHÀ THẦN KINH HỌC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH MỚI ĐỂ HIỂU VỀ SỢ HÃI VÀ LO ÂU

1031
ESTROGEN VÀ NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở NỮ
ESTROGEN VÀ NGUY CƠ TRẦM CẢM Ở NỮ

Các mô hình động vật để thử nghiệm các phương pháp điều trị lo âu có thể tái tạo thành công các phản ứng sinh lý cho một tình huống nguy hiểm, nhưng có thể không nắm bắt đầy đủ trải nghiệm sợ hãi và lo âu chủ quan ở con người.

Hiểu biết giải phẫu thần kinh về sợ hãi từ lâu đã dựa vào “vòng sợ hãi ” với amygdala là trạm trung tâm. Vòng này thường được cho là chìa khóa để hiểu nỗi sợ hãi và lo âu kém thích nghi ở những người có các rối loạn lo âu.

Gắn kèm trong lý thuyết vòng sợ hãi là một giả định rằng trải nghiệm sợ hãi chủ quan, những phản ứng hành vi và sinh lý với sợ hãi (như hiện tượng chiến đấu hay bỏ chạy) là sản phẩm của cùng một “vòng sợ hãi”.

Mới đây, hai nhà thần kinh học hàng đầu đã đề xuất, trong bài tổng quan ngày 09/9 đăng trên AJP in Advance, trong đó một khuôn khổ khái niệm thay thế các mô hình vòng sợ hãi đơn nhất với một mô hình “hai hệ thống”. Đó chính là vòng thần kinh thống trị các phản ứng sinh lý với các mối đe dọa sắp xảy ra (tê cóng, đánh trống ngực, đổ mồ hôi lòng bàn tay) và một vòng khác, riêng biệt nhưng có liên quan thống trị những cảm xúc sợ hãi hay lo âu chủ quan thường buộc người bệnh tìm kiếm  điều trị.

Trong bài viết, Ts Joseph LeDoux,  GĐ Viện não cảm xúc của ĐH New York và Viện Nghiên cứu tâm thần Nathan S. Kline, và Bs Daniel Pine, GĐ Bộ phận Phát triển và khoa học thần kinh cảm xúc trong Viện quốc gia về Chương trình Nghiên cứu nội bộ Sức khỏe tâm thần, đề xuất rằng các phản ứng sinh lý và hành vi đối với một mối đe dọa sắp xảy ra mà bao gồm các hiện tượng chiến đấu hay bỏ chạy được điều hòa bởi các mạng thần kinh dưới vỏ tập trung vào hạch hạnh nhân (amygdala) và hoạt động một cách vô thức.

Tuy nhiên, các tác giả đề xuất rằng những trải nghiệm sợ hãi chủ quan được điều hòa bởi các mạng lưới vỏ não mệnh lệnh cao hơn, chịu trách nhiệm cho quá trình nhận thức như sự chú ý và trí nhớ làm việc. Chúng làm cùng sự phân biệt đối với sự lo âu và các cảm xúc khác, các vòng khác nằm bên dưới các cảm xúc ý thức về những cảm xúc này và các phản ứng hành vi và sinh lý được kiểm soát vô thức mà cũng xảy ra theo cặp.

Đó là một sự khác biệt rất quan trọng, nếu các tác giả nói đúng, bởi vì những mô hình động vật sử dụng các thuốc thử nghiệm để điều trị các rối loạn lo âu – được tìm thấy trên lý thuyết vòng sợ hãi đơn nhất truyền thống nhiều hơn – có thể tái tạo thành công các phản ứng sinh lý với một tình huống đe dọa, nhưng không nắm bắt đầy đủ các trải nghiệm chủ quan của sự sợ hãi và lo âu theo cảm nhận của con người.

“Cách tiếp cận truyền thống đã thừa nhận rằng những cảm xúc như sợ hãi là những sản phẩm của các vòng não bẩm sinh di truyền từ động vật.”
Ts LeDoux nói: “Những vòng này được giả định xa hơn làm xuất hiện cả hai cảm xúc chủ quan của sự sợ hãi và những triệu chứng hành vi và sinh lý cùng  xảy ra. Kết quả là, theo lý luận này, có thể sẽ phát triển các phương pháp điều trị mới mà làm cho mọi người cảm thấy ít lo âu bằng cách kiểm tra xem liệu các triệu chứng hành vi hay sinh lý được giảm bớt ở động vật. Các loại thuốc làm cho động vật ít nhút nhát về hành vi được mong đợi làm cho mọi người ít sợ hãi hay lo âu. ”

Nhưng điều đó đã không hoạt động, “Chúng tôi đề xuất rằng lý do là các vòng não mà nằm bên dưới những cảm xúc có ý thức là khác biệt với những biểu hiện “nằm bên dưới” các phản ứng hành vi và sinh lý và có thể yêu cầu điều trị khác nhau”. “Các triệu chứng hành vi và sinh lý có thể điều trị được bằng hoặc là các loại thuốc  và/hoặc các liệu pháp tâm lý nào đó, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi, trong khi các cảm xúc có ý thức có thể phải được giải quyết bằng phương pháp điều trị tâm lý mà tập trung vào chính các cảm xúc.”

Các chuyên gia nghiên cứu lo âu đã xem xét bài viết này và cho biết nó có thể thay đổi cuộc chơi. “Những gì họ đang nói rằng là quan trọng rằng một mô hình động vật gặm nhấm về lo âu có lẽ sẽ không thể nắm bắt được những gì xảy ra ở người”, Bs Barbara Milrod GS tâm thần học tại Đại học Y Weill Cornell và là một chuyên gia về tâm lý trị liệu về lo âu cho biết.

“Đây là một bài viết thực sự quan trọng”, Bs Murray Stein, Phó chủ tịch nghiên cứu lâm sàng tại Khoa tâm thần học ĐH California, San Diego cho hay: “Nó là một đề xuất sẽ gây tranh cãi, theo một cách tốt, bởi vì nó cố tình muốn nói rằng hãy lắc mọi thứ lên và để những người trong chúng ta những người làm việc trong lĩnh vực này để suy nghĩ khác biệt về bản chất của sự sợ hãi và lo âu. LeDoux và Pine đề nghị chúng tôi bước xuống con đường sai lầm bằng cách nhìn vào mô hình hành vi động vật cho những gì chúng ta gọi là sợ hãi và lo âu, bởi vì những gì chúng ta đang làm mô hình ở động vật không phải là những gì chúng ta đo lường, lượng giá, và cố gắng điều trị ở con người”.

LeDoux nói điều đó không có nghĩa là nghiên cứu động vật là vô dụng. “Cả hai bộ các triệu chứng, ý thức chủ quan và hành vi/sinh lý, phải được hiểu và điều trị. Và các phương pháp điều trị khác nhau có thể được yêu cầu. Các triệu chứng hành vi và sinh lý có thể điều trị bằng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý nào đó, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi, trong khi cảm xúc có ý thức có thể phải được giải quyết bằng phương pháp điều trị tâm lý. Nghiên cứu động vật là quan trọng và hữu ích, đặc biệt là nếu chúng ta biết cách sử dụng nó”. “Khả năng của chúng ta để hiểu biết bộ não cũng chỉ tốt như sự hiểu biết của chúng ta về các quá trình tâm lý có liên quan. Nếu chúng ta đã hiểu lầm điều gì là sợ hãi và lo âu, thì chẳng gì là đáng ngạc nhiên khi những nỗ lực để sử dụng nghiên cứu dựa trên sự hiểu lầm này để điều trị các vấn đề về sợ hãi và lo âu sẽ có những kết quả đáng thất vọng”.

Bs Lê Hiếu. Phó TK Nội trú. Bv TT Tp HCM.

Theo: Neuroscientists Propose New Model for Understanding Fear, Anxiety. Mark Moran.  Clinical and Research News. Published online: October 06, 2016
http: //psychnews.psychiatryonline.org/doi/full/10.1176/appi.pn.2016.9b13