VÌ SAO TRẦM CẢM TRỞ NÊN KHÁNG TRỊ

1239

Một số bệnh nhân trầm cảm thường không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm, nhưng các bác sĩ hiện còn ít cơ sở tiên đoán khuynh hướng trở nên kháng thuốc (Treatment-Resistant Depression-TRD). Nếu các bác sĩ có thể tiên đoán  bệnh nhân trầm cảm được chẩn đoán lần đầu có trở nên kháng trị hay không, từ đó theo dõi điều trị cẩn thận hơn hoặc tăng cường điều trị sớm hơn và mang lại hiệu quả nhanh hơn.

 

Một nghiên cứu “cohort” về trầm cảm và lo âu đã phát hiện hơn 10% người lớn được chẩn đoán và điều trị trầm cảm lần đầu trở nên trầm cảm kháng trị trong năm đầu. Trầm cảm kháng trị có xu hướng trẻ hóa và phổ biến với triệu chứng mệt mỏi, sử dụng các dược chất gây nghiện, triệu chứng lo âu, mất ngủ, đau nhức và bệnh tâm thần so với bệnh nhân trầm cảm không kháng trị.

 

Ts Soledad Cepeda và đồng nghiệp thuốc jansen Research & Development cho biết: “Khi bác sĩ chuyên khoa đưa ra chẩn đoán trầm cảm lần đầu tiên, thì sự hiện diện các triệu chứng trên có thể cảnh báo bệnh nhân có khả năng xuất hiện trầm cảm kháng trị”.

 

Ts Cepeda và đồng nghiệp phân tích số liệu trên 2 cơ sở dữ liệu của cơ quan y tế Hoa Kỳ, tập trung vào bệnh nhân người lớn đã điều trị trầm cảm bằng thuốc từ năm 2000 đến 2016. Để được đưa vào phân tích bao gồm các yêu cầu sau:

 

  1. Được kê toa thuốc chống trầm cảm được chỉ định dùng lần đầu,
  2. Tồn tại trong dữ liệu ít nhất 1 năm  tính từ ngày được kê toa.
  3. Được chẩn đoán là trầm cảm lần đầu trong vòng 60 ngày kể từ ngày được kê toa,
  4. Và từ 18 tuổi trở lên tính từ ngày được kê toa.

 

Kết quả, trong 230,801 bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu, 10,4 % trỏ nên trầm cảm khác trị trong vònh 1 năm. Bệnh nhân trầm cảm kháng trị tuổi 18 -19 là 10,87 % so với 7,64 % ở nhóm không kháng trị, yếu tố nguy cơ mắc bệnh (Risk Ratio [RR] = 1.42. Trầm cảm kháng trị ở người lớn có xu hướng rối loạn lo âu nhiều hơn (RR=1.38) và mệt mỏi (RR=3.68) so với nhóm bệnh nhân không kháng trị.

 

Ngoài ra, đối với các yếu tố tiên đoán nguy cơ trầm cảm kháng trị, nhóm trầm cảm kháng trị rối loạn ăn uống và giảm tập trung chú ý nhiều hơn nhóm không kháng trị. So sánh với nhóm không kháng trị, nhóm bệnh nhân trầm cảm kháng trị thêm chẩn đoán đau và mất ngủ nhiều hơn so với tiêu chuẩn cơ bản hoặc nhiều hơn trong vòng 1 năm trước chẩn đoán và trước điều trị trầm cảm.

 

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài Blood may Hold Secret to Biomarkers for Depression đăng trên Psychiatry News.

 

Trầm cảm kháng thuốc là một vấn đề được nhiều bác sĩ chuyên khoa Âu-Mỹ đề cập tới đồng thời cách giải quyết trong trị liệu. Tuy nhiên không thể so sánh với với những “chuẩn” kháng trị ở bệnh nhân thường gặp trong thăm khám hàng ngày. Có thể xem xét một số lý do sau đây:

  • Trước hết là chẩn đoán trầm cảm có thể chưa xác đáng, vì các đặc điểm triệu chứng trầm cảm khai báo chưa hoàn toàn khách quan cũng như quan niệm trầm cảm cũng không giống nhau mà “biến chuyển” sang “cách nói” khác.
  • Có khá nhiều toa thuốc cho bệnh nhân trầm cảm với 2 (thậm chí ) 3 loại thuốc thuộc các nhóm chống trầm cảm khác nhau ngay lần đầu bệnh nhân tới khám, trong có những loại thuốc được chọn chỉ định chưa phù hợp, do chưa quan tâm tới các khuyến cáo dược động học cần thiết.
  • Tương tự như trên ở bệnh nhân lớn tuổi được dùng thêm thuốc chống loạn thần như một loại thuốc ngủ (! ?).
  • Một số bệnh nhân được dùng thêm các thuốc chữa “bệnh khác” kèm theo. Trạng thái này sẽ có vấn đề tương tác thuốc xảy ra và ít mang lại kết quả mong muốn. Lý do này nên bệnh nhân trở nên bồn chồn, đúng ngồi không yên, bứt rứt lo âu, ngủ chập chờn, chóng mặt nhức đầu nhiều hơn.

 

Trong thăm khám trầm cảm hàng ngày, rất cần thiết yêu cầu người bệnh mang theo toa thuốc đã dùng, nhất là các toa thuốc đang uống để chữa bệnh khác kèm theo. Kinh nghiệm khi nghi trầm cảm kháng thuốc, cần đánh giá thời gian dùng thuốc chống trầm cảm, đánh giá mức độ đáp ứng điều trị (hay mức độ cải thiện triệu chứng trầm cảm) “một phần, một nửa, hay không đáp ứng hoàn toàn” để có kế hoạch chuyển đổi thuốc chống trầm cảm theo cơ chế tác dụng hợp lý. Một số trường hợp cần phải dùng tới chiến lược “tăng cường” điều trị đòi hỏi xem xét nhận định cẩn thận.

 

(Kỳ tới: Một vài khuyến cáo điều trị trầm cảm kháng thuốc)

 

Bs Phạm Văn Trụ. 

Tài liệu tham khảo: Comorbid Medical Conditions May Point to Patients Most Likely to Develop Treatment-Resistant Depression. Wednesday, May 30, 2018. Psychiatry News Alert.

 

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về trầm cảm kháng trị tại bsphamvantru.blogspot.com

 

Chia sẻ