Phát hiện này thêm vào nguồn chứng cứ về tình trạng sức khỏe tâm thần ở tuổi trung niên đối với người quản lý lao động.
Các nhà nghiên cứu phân tích mối liên quan giữa mẫu dân số 1889 người trên 25 tuổi có điều kiện làm việc khó khăn và các triệu chứng trầm cảm dựa trên 4 tập hợp số liệu trong thời gian 15 năm. Các yếu tố khảo sát là sự hài lòng với nghề đang làm, mối liên quan việc làm và cân bằng đời sống, các xung đột xảy ra và người lao động có cảm thấy được đánh giá tốt trong công việc hay không.
Các tác giả sáng tạo ra chỉ số tóm tắt điều kiện làm việc khó khăn “mới” chứa đựng tất cả các chỉ số đo lường điều kiện làm việc và kiểm tra mối liên quan giữa chỉ số này với các triệu chứng trầm cảm. Phương pháp tiến hành này có thể thu về nhiều dữ liệu trải nghiệm của người lao động đối với công việc đang làm mà không đòi hỏi phải có mẫu câu hỏi khác nhau ở mỗi lĩnh vực khảo cứu.
Kết quả những người có điểm số điều kiện làm việc khó khăn cao có điểm số triệu chứng trầm cảm cao nhất theo Thang lương giá nghiên cứu dịch tễ học trầm cảm (Center of Epidemiological Studies-Depression scale= CES-D). 1/3 số người này có biểu hiện trầm cảm là con số đáng kể cần quan tâm.
Trong phần kết luận, các tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của “việc làm, chuyên môn thích hợp mang lại hiệu suất và giảm chi phí trị liệu trầm cảm cho gia đình và xã hội.