TRẦM CẢM / TIỂU ĐƯỜNG: NGUY CƠ TỬ VONG TĂNG GẤP ĐÔI

470

Ngày 7 / 1/ 2011- Tạp chí Archives of General Psychiatry 01/ 2011 đăng công trình nghiên cứu của Ts Frank Hu, PhD, Gs dinh dưỡng và dịch tễ học tại Havard School of Public Health, Boston, Massachusetts cho biết phụ nữ bị trầm cảm và tiểu đường có nguy cơ tử vong cao vì tất cả các nguyên nhân và vì các bệnh tim mạch kèm theo.

Đây là một nghiên cứu thiết kế thuần tập (cohort) ở 78,282 phụ nữ trên 54 tuổi. Kết quả 35 % nguy cơ tử vong vì tiểu đường và 44 % vì trầm cảm, nguy cơ tử vong tăng gấp  2 lần ở bệnh nhân trầm cảm bị tiểu đường so sánh với những người bình thường.

Trong số bệnh nhân tử vong vì các bệnh tim mạch thì tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường tăng tới 67 %, ở bệnh nhân trầm cảm tăng tới 37 %. Và ở bệnh nhân mắc cả 2 bệnh tiểu đường và trầm cảm thì nguy cơ tử vong tăng cao hơn  2, 7 lần. Tác giả cho biết, trầm cảm và tiểu đường thường đi đôi với nhau, tạo ra vòng bệnh lý luẩn quẩn hay có thể nói là “xui xẻo nhân đôi”. Vấn đề thực sự rất quan trọng cho cả bệnh nhân và các bác sĩ điều trị đều phải chú ý cùng lúc tới trầm cảm và tiểu đường trong việc phòng ngừa và trị liệu.

Các triệu chứng trầm cảm hiện diện ở 20 – 25 % bệnh nhân tiểu đường, “nhiều gần gấp đôi” ở người không bị bệnh tiểu đường. Tỷ lệ này cho thấy khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân trầm cảm và gia tăng nguy cơ của các biến chứng tiểu đường, kém tuân thủ điều trị và bị cách biệt xã hội nhiều nhiều hơn.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng trầm cảm và tiểu đường có sự kết hợp lẫn nhau và tăng nguy cơ tử vong nhưng số liệu đánh giá còn rời rạc. Với nghiên cứu thuần tập (cohort) 78,282 phụ nữ từ 54 – 79 tuổi trong thời gian 6 năm, tiêu chuẩn trầm cảm theo bảng tự đánh giá, điểm số 52 hoặc ít nhất có 5 đề mục sức khỏe tâm thần ( MHI-5 ; có các triệu chứng trầm cảm nặng) và  sử dụng các thuốc chống trầm cảm. Tiểu đường týp 2 được chẩn đoán theo mẫu câu hỏi bổ sung.

Tiêu chuẩn loại trừ gồm tiền sử mang thai, tiểu đường týp 1, hoặc týp 2 nhưng thiếu thông tin về sử dụng thuốc chống trầm cảm, triệu chứng trầm cảm, hoặc không được chẩn đoán rõ ràng.

Tỷ lệ tử vong cao:

Đó là14,2 % trầm cảm, 5 % tiểu đường và 1,3 % có cả trầm cảm và tiểu đường. Kết quả theo dõi ở 4654 bệnh nhân tử vong vì bất cứ nguyên nhân nàovà 979 bệnh nhân tử vong vì biến chứng tim mạch. Những người mắc cả 2 căn bệnh thường có chỉ số cơ thể (BMI) cao hơn. Ngoài ra, tần suất trầm cảm có tiểu đường ( 20,5 %) cao hơn trầm cảm không tiểu đường (15, 1 %).

Tuổi nguy cơ tương đối ( RRs) đối với tất cả các nguyên nhân tử vong và nguyên nhân do bệnh tim mạch cao hơn nhiều ở người tiểu đường hoặc trầm cảm riêng rẽ so sánh với không mắc bệnh nào và cao thật sự ở những người mắc cả 2 căn bệnh trên.

Nhóm nguyên nhân Trầm cảm (RR, CI 95) %  Tiểu đường ( RR; 95 % CI) Trầm cảm + Tiểu đường (RR; CI 95 %)
Tất cả các nguyên nhân 1.76 (1.64 – 1.89) 1.71 (1.54 – 1.89)   3.11 ( 2.70 – 3.58 )
Nguyên nhân bệnh tim mạch  1.81 ( 1.54 – 2.13 )   2.67 ( 2.20 – 3.23 )  5.38 (4.19 – 6.91 )

Mối liên quan này giảm sau khi điều chỉnh đa biến số cho mỗi thay đổi nhóm mẫu dân số nghiên cứu, chỉ số cơ thể (BMI), người hút thuốc lá, uống rượu, hoạt động thể thao và các bệnh nặng kèm theo ( cao huyết áp, tăng cholesterol, bệnh tim, đột quỵ và ung thư) giảm nhưng vẫn giữ mức tương quan có ý nghĩa.

Sau khi điều chỉnh, những người mắc cả 2 căn bệnh vẫn có tỷ lệ nguy cơ tử vong tương đối cao đối với tất cả các nguyên nhân khác và tử vong vì các bệnh tim mạch.

Nhóm nguyên nhân Trầm cảm (RR, CI 95) % Tiểu đường ( RR; 95 % CI) Trầm cảm + Tiểu đường (RR; CI 95 %)
Tất cả các nguyên nhân 1.44 (1.34 – 1.54)  1.35 ( 1.21 – 1.51 )  2.07 ( 1.79 – 2.40 )
Nguyên nhân bệnh tim mạch  1.37 ( 1.16 – 1.62 ) 1.67 9 1.36 – 2.05 )   2.72 ( 2. 09 – 3.54 )

Sự kết hợp giữa trầm cảm và tiểu đường týp 2 dài ngày điều trị với insulin ( >10 năm) có liên quan một cách đặc biệt với nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi điều chỉnh đa biến số ( RRs 3.22 đối với bệnh nhân trầm cảm và 4. 90 đối với bệnh nhân tiểu đường)

Đây là một nghiên cứu rất lâm sàng quan trọng nhắm tới việc kiểm soát tiểu đường, phòng ngừa trầm cảm và làm thế nào để đối phó với thách thức khi bệnh nhân mang 2 căn bệnh cùng lúc của các bác sĩ lâm sàng. Người bệnh tiểu đường phải chú ý tới bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu trầm cảm nào và nên nhận hỗ trợ tâm lý nhằm giảm stress trong điều trị tiểu đường. Đối với bệnh nhân  trầm cảm nên kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn.

Tác giả công trình này mong được thấy nhiều nghiên cứu trong tương lai về cơ chế tiềm tàng của trầm cảm nhiều hơn tiểu đường. Tại sao 2 căn bệnh này có khuynh hướng song hành với nhau ? Và tại sao khi song hành thì nguy cơ tử vong lại cao? Có thể là các yếu tố sinh học và hành vi đều góp phần dẫn đến kết quả trên.

Khẳng định kết quả

Là một nghiên cứu có giá trị nhưng việc kiểm soát đường huyết không được đề cập, các tác giả đề cập tới thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tiểu đường ( insulin) và thời gian điều trị nhưng lại không cho biết nồng độ đường huyết được kiểm soát như thế nào. Sẽ có giá trị hơn khi so sánh mức độ kiểm soát đường huyết và tần suất trầm cảm. Các nhà nghiên cứu đề cập tới loại thuốc sử dụng và thời gian điều trị tiểu đường nhưng không cho biết nó có được kiểm soát tốt ( hiệu quả) hay không.

Một vấn đề quan tâm khác là các biểu hiện trầm cảm tiến triển dần dần và nặng thêm do sự phức tạp trong quá trình điều trị (cả trầm cảm và tiểu đường). “ Không uống thuốc là một mức độ, dùng thuốc loại uống là một mức độ khác, và những bệnh nhân phải dùng insulin chích khi bệnh đã nặng đặt ra vấn đề khác nữa. Vấn đề này nhạy cảm vì nhiều người cho rằng họ không nghĩ rằng dùng insulin là dấu hiệu họ phải chịu số phận bi đát và là giải pháp can thiệp cuối cùng. Do vậy nếu nghiên cứu có những số liệu về vấn đề này sẽ thực sự quan trọng”.

Trong Chương trình Hỗ trợ Bệnh nhân Tiểu đường ( Diabetes Benefit Program ) do Bs Bernstein lãnh đạo có mục tiêu là “giáo dục hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân tiểu đường cho trợ tá xã hội, tư vấn viên tâm lý vì vấn đề quan trọng là hiểu vai trò của trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường”. Đây là một vấn đề giáo dục hướng dẫn về luyện tập, về dinh dưỡng và cách thức sử dụng thuốc thế nào và chúng tôi khẳng định rằng chúng không bỏ quên yếu tố tác động của bệnh tâm thần ở bệnh nhân tiểu đường. “Can thiệp nhiều mức độ là mục tiêu phòng ngừa biến chứng tiểu đường”.

Bs Bernstein cho rằng đây không phải là nghiên cứu mới, nhưng đã nêu lên vấn đề quan trọng là số lượng người quan tâm chú ý đến trầm cảm ở bệnh nhân tiểu đường và kết quả nghiên cứu này khẳng định những gì mọi người biết về trầm cảm / tiểu đường trong quá khứ.

Bs Phạm Văn Trụ PG Đ BV Tâm thần Tp HCM.

Theo Deborah Brauser. Dealy Combination of Depression and Diabetes Dubles Mortality Risk. Medscape Medical News Psychiatry.

Năm 2005  Khoa Khám bệnh I BV Tâm thần Tp HCM đã khảo sát tỷ lệ nồng độ đường huyết ở bệnh nhân điều trị ngoại trú với các thuốc chống loạn thần, trong đó có một số bệnh nhân trầm cảm (Bs Nguyễn Văn Nuôi Phó Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần Trường ĐH Y D, Bs Phạm Văn Trụ Trưởng Khoa Khám bệnh I và các cộng sự, nghiên cứu cấp cơ sở). Kết quả nghiên cứu cho thấy có  một số nhận xét phù hợp với kết quả của các nghiên cứu về bệnh tiểu đường ở bệnh nhân dùng các loại thuốc chuyên khoa tâm thần trong  y văn thế giới. Kết quả này được trình bày chuyên đề nội tiết chương trình CK II tâm thần  và  Gs Tiến sĩ Nguyễn Thy Khuê Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam nhận xét khá tốt và là một hướng nghiên cứu thực hành lâm sàng thiết thực. (PVT).