THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM: KHÔNG LỢI ÍCH, NHIỀU TÁC DỤNG PHỤ – VÀ NÊN XEM XÉT LẠI CHỈ ĐỊNH Ở NGƯỜI GIÀ SA SÚT TÂM THẦN

2898
Aripiprazole
Aripiprazole

Ngày 20/7/2011 – Theo một nghiên cứu kiểm soát lâm sàng ngẫu nhiên trên 300 người già có khả năng hoặc có thể bị bệnh sa sút tâm thần Alzheimer (Alzheimer’s Disease = AD) được chỉ định dùng thuốc chống trầm cảm sertraline hoặc mirtazapine cho thấy không cải thiện tình trạng trầm cảm so với nhóm bệnh nhân dùng giả dược. Và  những bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm này còn mang khá nhiều nhiều tác dụng phụ có hại.

Gs Ts Sube Banerjee , Viện tâm thần ĐH hoàng gia London , chuyên gia tâm thần người già “ngạc nhiên với kết quả rõ ràng, không mập mờ trong kết quả nghiên cứu này”. Từ đó các tác giả khuyến cáo các bác sĩ điều trị nên điều chỉnh lại phương án điều trị trầm cảm ở người già và “xem xét lại việc kê toa thuốc chống trầm cảm”, đặc biệt với các loại thuốc chống trầm cảm thường dùng trong trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần Alzheimer.

Công trình này do HTA-SADD (Health Technology Assessment Study of the Use of Antidepressants for Depression in Dementia) tiến hành trên 326 bệnh nhân (tuổi trung bình 79) từ tháng 1/2007 đến tháng 12 / 2009 tại 9 trung tâm dịch vụ tâm thần dành cho người cao tuổi. Tất cả bệnh nhân đều có chẩn đoán trầm cảm kèm theo trong thời gian 4 tuần hoặc hơn và điểm số đánh giá theo Thang lượng giá trầm cảm ở người sa sút tâm thần (Cornell Scale for Depression in Dementia = CSDD) từ 8 điểm trở lên. Bệnh nhân được dùng  ngẫu nhiên 150 mg sertraline ( 107 bệnh nhân, 68 %  nữ ) và 45 mg mirtazapine (108 bệnh nhân, 71 %  nữ ) và giả dược (111 bệnh nhân , 64 %  nữ) mỗi ngày. Mục tiêu nghiên cứu đầu tiên là điểm số CSDD đánh giá vào tuần lễ thứ 13, mục tiêu thứ 2 là điểm số CSDD và các tác dụng phụ ở tuần lễ thứ 39.

Nghiên cứu này đăng trên tạp chí Lancet 18 tháng 7/2011

Thế giới hiện nay có khoảng 35 triệu người bị sa sút tâm thần và trong số này hơn 20 % bị trầm cảm. “Trầm cảm là một trong những bệnh nặng đi kèm sa sút tâm tâm thần và là mối quan tâm lo ngại trong điều trị mà chúng ta chưa chứng minh được”. Mục đích nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của 2 loại thuốc chống trầm cảm được dùng phổ biến nhất trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần.

Kết quả như sau: 
• Điểm số CSDD ở tuần lễ thứ 13 đều giảm ở cả 3 nhóm bệnh nhân nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm bệnh nhân dùng sertraline và nhóm dùng mirtazapine so với nhóm bệnh nhân dùng giả dược (1.17 và 0.01) hoặc so sánh các nhóm với nhau (1.16)
• Không có sự khác biệt về điểm số CSDD giữa các nhóm  vào thời điểm đánh giá tuần lễ thứ 39.
• Có sự khác biệt về các tác dụng phụ có hại giữa nhóm bệnh nhân dùng giả dược và nhóm bệnh nhân dùng sertraline (26 % – 43 %; P=.010) và nhóm bệnh nhân dùng mirtazapine (41 % ; P= .031).

Các tác phụ có hại là các phản ứng dạ dày ruột, đặc biệt gặp nhiều nhất là nôn ói ở nhóm bệnh nhân dùng sertraline, chóng mặt và buồn ngủ gặp ở nhóm bệnh nhân dùng mirtazapine. So sánh với cả 2 nhóm bệnh nhân dùng thuốc, nhóm bệnh nhân dùng giả dược  ít bị các tác dụng phụ có hại  (P=.003)
• 15 bệnh nhân tử vong trong thời gian 39 tuần nghiên cứu, mỗi nhóm 5 bệnh nhân.
Theo Ts Banerjee thông tin này nhằm cho chúng ta suy nghĩ trước khi sử dụng thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân sa sút tâm thần, mục đích có thể cải thiện các triệu chứng trầm cảm ẩn chứa trongviệc chăm sóc bệnh nhân sa sút tâm thần.  Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đề xuất rằng nên dè dặt dùng thuốc chống trầm cảm cho những bệnh nhân điều trị mà các triệu chứng trầm cảm không cải thiện trong thời gian 3 tháng vì nguy cơ tác dụng phụ có hại của thuốc chống trầm cảm hoặc vì tình trạng bệnh  (sa sút tâm thần) trầm trọng.

Ts Henry Brodaty (Trung tâm nghiên cứu Brain and Aging Research Program and Primary Dementia  , University of New South Wales) Sydney Australia nhận xét đây là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng lớn về sử dụng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần từ trước đến nay và bằng cả những nghiên cứu trước kia cộng lại.

Mặc dù với kết quả tiêu cực nhưng những phát hiện này là rất quan trọng vì trầm cảm phổ biến ở bệnh nhân sa sút tâm thần và các kết quả của các nghiên cứu trước kia ‘không thuyết phục”. Thuốc chống trầm cảm không hiệu quả ở bệnh nhân sa sút tâm thần đặt ra câu hỏi có hay không một cơ chế bệnh lý khác trong trầm cảm ở bệnh nhân Alzheimer.

Ts Brodaty chỉ ra rằng kết quả nghiên cứu này khuyến cáo “ phương pháp chăm sóc từng bước thận trọng, nếu không thành công với việc theo dõi can thiệp tâm lý xã hội thì hay tiếp đến các can thiệp khác ( như dùng thuốc chống trầm cảm ). Ts Brodaty cũng nhấn mạnh nghiên cứu này không  chủ trương loại bỏ thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần.  Kết quả nghiên cứu còn cho thấy sự cần thiết sáng tạo thay đổi thuốc trong điều trị trầm cảm ở bệnh nhân sa sút tâm thần và sử dụng các phương pháp điều trị dựa trên chứng cứ khoa học và kết hợp các chuyên khoa khác trong điều trị.

Thực tế lâm sàng chúng ta thấy bệnh nhân sa sút tâm thần có thể  có nhiều triệu chứng trầm cảm và nên chọn lựa, cân nhắc  loại thuốc chống trầm cảm nào ít tác dụng phụ nhất, hiệu quả cao, phù hợp với thực trạng bệnh của bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân đang bị một loại bệnh nào khác kèm theo, các thuốc chuyên khoa tâm thần khác  đã và đang được dùng (trong đó có thuốc chống trầm cảm mang lại ít hiệu quả và các loại thuốc khác có thể không thật sự cần thiết). Vấn đề là bệnh nhân cao tuổi có biểu hiện buồn rầu, không muốn “can dự”  vào công việc , ngủ ít, kém tập trung suy nghĩ, quên những sự việc mới xảy ra , … được cho là bình thường nên con cháu và bác sĩ chuyên khoa cũng khó phát hiện trầm cảm. Kinh nghiệm cũng đã chứng minh cần thiết phát hiện sớm trầm cảm và thời gian sử dụng thuốc chống trầm cảm người cao tuổi bị sa sút tâm thần không nên kéo dài.

Bs Phạm Văn Trụ. BV Tâm thần Tp Hồ Chí Minh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. No benefit, more side effects indicate clinicians should reconsider use. Deborah Brauser. Medscape Medical News. Psychiatry
2. Depression in Later Life a Harbinger of Dementia. Fran Lowry. Medscape Medical News. Psychiatry