TẢN MẠN – TÌM CHẨN ĐOÁN “DÂN GIAN” CHO 2 TRƯỜNG HỢP RỐI LOẠN LO ÂU (?!)

646
  1. “Bà L.T.NG 55 tuổi, học 12/12, buôn bán ở Củ Chi, đang điều trị, khai báo rằng khi lên “cơn sợ sợ” những điều lo lắng sắp xảy ra là có cảm giác “luồng gió lạnh” chạy xuyên qua người vào phổi, qua vùng ngực rồi xuống tay chân làm lạnh hay nặng hơn run tay chân. Kết quả Điện tim, Các chỉ số xét nghiệm huyết học bình thường, Điện não đồ “thiếu máu não (?). Bà khai không có gì phải “lo lắng” cả (?) Ăn ngon, làm việc bình thường.
  2. Bà P. T. B. 61 tuổi, học 10/10, làm ruộng ở Bình Thuận, khai rằng mất ngủ nhức đầu từ 3 năm nay, cảm giác sợ sệt từng cơn phát từ trên đầu “chạy lầng quầng” trong đầu làm chóng mặt, tê tê tay chân rồi lan đi khắp người, đi trong nhà mà hỏi “Tao đi đâu ?”, … khám nhiều chuyên khoa. Kết quả MRI, Điện tim, Điện não bình thường, uống thuốc có giảm nhưng không hết. Bệnh gì mà “mất ngủ đầu nóng tay chân tê”. Sống với chồng sức khỏe kém, ai “trông nom” mảnh đất nhiều năm dành dụm (?).

Người bệnh và con cái thắc mắc khi người khám thỉnh thoảng cười cười, có khai thêm triệu chứng hay những biểu hiện cụ thể hơn thì “cũng thế thôi”. Nhưng chẩn đoán “dân gian” thì không phải chỉ có “chỉ bấy nhiêu thôi”.

Bạn đọc, ai đã “xem kỹ” Troubles dissociatifs [de conversion] hay Culture-Bound Syndrome như để “giải khuây” và bớt đi “lẩm cẩm tuổi già” vậy ?

Theo các tài liệu kể trên, các hội chứng tâm thần liên quan đến các nền văn hóa diễn ra trên khắp thế giới. Các triệu chứng ở hai bệnh nhân trên có vẻ giống như những mô tả trong hội chứng có tên “khyal cap” gặp người ở dân tộc Khmer và “shenjing shuairo” gặp (hơi nhiều) ở người Trung Hoa và chẩn đoán được đưa ra là Rối loạn lo âu và Rối loạn trầm cảm. Đến đây có lẽ “không cần tìm chẩn đoán” và không nên lạm dụng 2 từ “dân gian” nữa (?!). Nhưng khi con người (từ ngàn xưa) chúng ta nhỏ xíu trước những thay đổi khi nhẹ nhàng, khi tàn khốc, đều tạo ra áp lực cho cuộc sống và khi không thể đoán biết trước, thậm chí không vượt qua được, và nếu vượt qua hậu quả sẽ để lại các xung đột trong hoạt động tâm thần. Do đó có thể người bệnh đã “mượn” cách thức biểu hiện rối loạn lo âu hay trầm cảm giống như những triệu chứng thực thể của tim phổi mong được quan tâm nhiều hơn hay “cầu cứu” với những thay đổi trong cuộc sống (cho dù các nhà khoa học đã bắt đầu manh mối tìm ra gien di truyền trầm cảm lo âu), trong đó có thể sẽ có những đáp ứng về tâm linh tùy theo mức độ nhận thức của mỗi người. Với suy nghĩ này các nhà tâm thần học Pháp đặt tên “trầm cảm che dấu – depression masquée”. Tuy nhiên không gặp thuật ngữ này ở bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn lo âu. Mặt khác, người viết nhận thấy có thể chữ che dấu – masquée ở những người này có thể là các triệu chứng rối loạn lo âu, tránh chữ trầm cảm – depression vì mặc cảm và kỳ thị. Rất phức tạp trong lĩnh vực này, người viết xin dừng “tản mạn” (hay gặp gì viết nấy) và cũng xin nhường lại cho các nhà khoa bảng đang đào tạo chuyên ngành này.

Điều trị ở những bệnh nhân này vẫn là những chọn lựa thuốc an thần giải lo, thuốc chống trầm cảm phù hợp. Nhưng muốn có hiệu quả thì người bệnh phải hiểu về bệnh, về hoàn cảnh phát sinh ra bệnh từ nền tảng “văn hóa” của gia đình, từ “tâm tính” của các thành viên trong gia đình và cần “kể ra” đúng (hay khách quan) các triệu chứng, không tránh né hai chữ “tâm thần”.

Người viết chỉ đang đi “tìm” chẩn đoán, bạn đọc có góp ý giúp “tìm thêm…” liên hệ SĐT 091 8332 893.


Bs Phạm Văn Trụ

Tài liệu tham khảo:

  1. ICD-10 = Classification Internationale des Troubles Mentaux et des Troubles du Comportement. Organisation Mondiale de la Santé (OMS). Masson 1993.
  2. DSM –IV TR.
  3. DSM-5 = Diagnosostic and Statistical Manual of Mental Disorders. 5th Edition. American psychiatric Publishing. 2013.
  4. Textebook of Psychiatry. 5th Edition. American psychiatric Publishing. 2008.
  5. Textebook of Psychiatry. 6th Edition. American psychiatric Publishing. 2015.
Chia sẻ