TÁC DỤNG BẤT LỢI TƯƠNG TỰ NHAU Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH ĐƠN TRỊ HOẶC PHỐI HỢP.

272

Ngày 23 / 04 / 2010 – Dù các tác dụng bất lợi thường hay gặp ở bệnh nhân (BN) điều trị với thuốc chống động kinh (AEDs), nhưng một nghiên cứu mới đây ghi nhận các tác dụng có hại này giống nhau ở nhóm BN dùng một thuốc và nhóm dùng nhiều loại thuốc và có thể liên quan nhiều hơn đến các yếu tố như sự đáp ứng thuốc của cá nhân, cách thức phối hợp thuốc, kỹ năng điều trị của thầy thuốc hơn là số lượng thuốc sử dụng hiện tại.

Các nhà nghiên cứu nói rằng “Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng nhiều AED và gánh nặng ngộ độc có thể phức tạp hơn những suy nghĩ trước đây, khuynh hướng hiện nay muốn vứt bỏ đa trị liệu vì sợ gia tăng độc tính có thể không đảm bảo”

Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu, Bs Emilio Perucca, Ts dược lý lâm sàng ĐH Pavia, Italia, nhấn mạnh rằng các nhà lâm sàng không nên kết luận từ nghiên cứu này là phối hợp trị liệu luôn luôn có những tác dụng bất lợi giống với trị liệu đơn độc. “bài báo này không chỉ ra rằng đa trị liệu dung nạp tốt ngang với đơn trị, nó đơn thuần chỉ ra một vài trường hợp đáp ứng đa trị liệu và một vài trường hợp khác đáp ứng đơn trị liệu”

Kết quả của nghiên cứu này được đăng trong Epilepsia, tờ báo của liên đoàn quốc tế chống động kinh.

Nghiên cứu phân tích 809 BN (344 nam và 465 nữ) ở độ tuổi 16 và trên 16 bị động kinh trong 11 trung tâm điều trị chuyển tiếp ở Ý. BN kháng thuốc và có ít nhất một cơn co giật trong 6 tháng trước đây. Thời gian bệnh động kinh kéo dài trung bình trên 20 năm. Hầu hết BN (tỷ lệ 86.4%) bị động kinh vô căn hoặc có triệu chứng ĐK cục bộ. Tần suất cơn trung bình là 2.5 cơn trong 1 tháng. Hơn ¾ BN thất bại đơn trị liệu với ít nhất 3 loại AEDs hoặc đa trị liệu.

CÁC THUỐC CHỐNG ĐỘNG KINH PHỔ BIẾN NHẤT

Ít hơn 25% BN được điều trị với 1 thuốc AED đơn độc, là những loại thuốc phổ biến như carbamazepine, oxcarbazepine và lamotrigine. Những thuốc phổ biến thường sử dụng để kết hợp trị liệu là levetiracetam, kế tiếp là carbamazepine, lamotrigine, oxcarbazepine, topiramate, valproic acid, phenobarbital và clobazam. Trong nhóm đa trị liệu, 90.6% sử dụng ít nhất một thuốc AED thế hệ mới và 43.5% sử dụng ít nhất 2 nhóm thuốc này khi phối hợp

Thông qua phỏng vấn, có 36.5% BN than phiền có tác dụng phụ bất lợi. Trong nhóm này, có 62.7% có một tác dụng phụ, 22% có hai tác dụng phụ, 11.5% có ba tác dụng phụ và 3.7% có 4 tác dụng phụ hoặc nhiều hơn. Các tác dụng phụ không mong muốn hay gặp nhất là buồn ngủ, run chi, trục trặc về trí nhớ và rối loạn thị lực. Không có sự khác biệt giữa nhóm đa trị liệu và đơn trị liệu. Nhóm nghiên cứu đã dùng bảng câu hỏi AEP để đánh giá tần suất các tác dụng không mong muốn. Các tác dụng bất lợi hay gặp nhất ở BN như cáu gắt có hoặc không kèm theo kích động, mệt mỏi, buồn ngủ, và trục trặc trí nhớ. Số lượng tác dụng phụ ở mỗi BN tương quan có ý nghĩa thống kê với số dấu hiệu.

THANG ĐIỂM SO SÁNH AEP

Số lượng thuốc, xác định bởi tổng hợp các chỉ số giữa liều chỉ định hàng ngày và liều trung bình, hoặc với liều duy trì hàng ngày của mỗi loại thuốc, thì nhiều ở BN đa trị liệu hơn là nhóm đơn trị (3.1 so với 1.2, P <0.001). Mặc dù số lượng AED dùng trên BN gia tăng cùng với số lượng thuốc đồng chỉ định, thang điểm AEP ở BN dùng một AED là 42.8 so với nhóm dùng hai AED là 41.9, với ba AED là 43.1 hoặc với bốn hay hơn nữa là 44.9

Có nhiều cách giải thích hợp lý của việc thiếu sự tương quan giữa tác dụng phụ bất lợi và tổng liều AED. Chỉ có một điều là nhiều BN dùng thuốc AED thế hệ mới có dung nạp tốt hơn. Tác giả viết thêm rằng “Thêm nữa, nghiên cứu cắt ngang giúp cho BS lâm sàng có thể tối ưu hóa cách lựa chọn AED, liều dùng, và cách phối hợp”

NHẠY CẢM TỪNG CÁ NHÂN

“Kết hợp 2 thuốc AEDs khác nhau, cho từng liều thuốc tương ứng hàng ngày, không có nghĩa là tác dụng gấp đôi liều một thuốc AED” Họ cũng ghi nhận rằng việc kết hợp vài loại thuốc thì có dung nạp tốt hơn vài loại khác. Đáp ứng với kết hợp AED ảnh hưởng không chỉ đến liều lượng thuốc mà còn bởi đặc tính dược động học đặc biệt của sự kết hợp AED. Có vài bằng chứng là vài cách phối hợp có sự tăng độc tính ít và có hiệu ứng trị liệu gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu, mặc dù có 20 AED khác nhau, khoảng 1/3 BN động kinh vẫn bị thất bại khi điều trị để hết cơn động kinh. Có sự nhất trí rằng những BN mới được chẩn đoán thì được điều trị tốt nhất với một thuốc AED duy nhất.

Lược dịch: BS Nguyễn Trọng Tuân, BS Phòng KHTH, BV TT Tp HCM

Thần kinh học, đăng trên mạng ngày 20 tháng 04 năm 2010