SA SÚT TÂM THẦN Ở NGƯỜI GIÀ GÓP PHẦN GÂY SA SÚT SỨC KHỎE CON NGƯỜI NHIỀU NHẤT

62

Ngày 30 / 11/ 2009.
Ngay từ giữa thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu đã đánh giá số người già trên 60 tuổi sẽ tăng 224% ở các nước nghèo và đang phát triển. Người cao tuổi thường mang nhiều trạng thái bệnh lý tiến triển âm thầm khác nhau  trong đó tỷ lệ sa sút tâm thần ngày càng tăng cao khi dân số ngày càng già đi.

Sa sút tâm thần là một căn bệnh mạn tính của trí nhớ, của não bộ, đang gia tăng tỷ lệ và nguyên nhân lớn nhất gây suy giảm sức khỏe người cao tuổi. Kết luận này trái với đánh giá gánh nặng ngân sách y tế trước kia cho rằng mù lòa, điếc và bệnh tim mạch gây hao tốn nhiều hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của Renata Sousa, Trung tâm Sức khỏe Tâm thần London Vương quốc Anh đặng trong Tạp chí Lancet số 28 / 11/2009, “sa sút tâm thần ở người già đang gia tăng quá nhiều và góp phần lớn nhất vào suy giảm sức khỏe con người ”. Sa sút tâm thần được ví như sóng thủy triều tràn ngập các khó khăn xã hội trong tương lai, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

Đây là một nghiên cứu cắt ngang, thực hiện ở 7 nước với mẫu nghiên cứu hơn 15.000 người. Các tác giả sử dụng Bản đánh giá Sa sút sức khỏe 12 đề mục của Tổ chức Y tế Thế giới. Các bệnh sa sút tâm thần, trầm cảm, cao huyết áp, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính được đánh giá bằng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng. Các bệnh khác như tiểu đường, đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh các cơ quan ngũ quan, dạ dày ruột, bệnh ngoài da, tứ chi và bệnh khớp do bệnh nhân tự khai báo.

Kết quả là tỷ lệ sa sút tâm thần đứng hàng đầu danh sách, tiếp theo là tai biến mạch máu não và các bệnh cơ xương khớp.

Danh sách các bệnh mạn tính gây sa sút sức khỏe

Tên bệnh Tỷ lệ lưu hành  (%) Thứ bậc Thời gian sống với bệnh Thứ bậc
Sa sút tâm thần 25.1 1 10.2 3
Bệnh mạch máu não 11.4 2  04.3 8
Bệnh xương khớp 09.9 3 08.9 4
Bệnh thần kinh khác 08.3 4 07.3 6
Bệnh về mắt 06.8 5 33.9 1
Bệnh hệ tiêu hóa 06.5 6 01.9 11
Tiểu đường type 2 04.1 7 02.6 10
Bệnh hô hấp 03.3 8 05.3 7
Bệnh điếc người già 02.2 9 11.3 2
Bệnh ngoài da 02.1 10 0.6 15
Bệnh tim mạch 0.8 11 07.6 5

 

Các bệnh mạn tính của não bộ và trí nhớ tăng nhiều nhất, hậu quả là sa sút sức khỏe và dẫn đến tình trạng phụ thuộc, căng thẳng, phức tạp, thách thức dài ngày đối bác sĩ, điều dưỡng và thân nhân, chi phí xã hội sẽ hao tổn nhiều hơn. Đột quỵ và bệnh về xương khớp có tỷ lệ cao, đặc biệt đột quỵ gây hậu quả liệt tứ chi hoặc suy yếu toàn thân chắc chắn tăng cao và khi mang cả 2 chẩn đoán thì có thể dễ bỏ sót trong nghiên cứu khảo sát.

Kết quả một công trình nghiên cứu về tuổi già và sức khỏe (Canada) đăng trong Tạp chí Dementia and Geriatric Cognitive Disorders 2001;12:206-210 cũng nhận định chắc chắn sự sa sút sức khỏe có nguyên nhân từ sa sút tâm thần. Mặc dù kết quả trên còn một số hạn chế do thiết kế nghiên cứu cắt ngang  và mức độ tin cậy của bản câu hỏi tự đanh giá với nhiều loại bệnh. Ở các nước phát triển, sự hiểu biết về sa sút tâm thần rất phổ biến. Chỉ riêng Hoa kỳ, tỷ lệ mắc bệnh mới tăng gấp 3 lần từ giữa thế kỷ trước

Vấn đề đặt ra là nhân viên y tế và cả người thân bệnh nhân cần được đào tạo hướng dẫn chăm sóc chuyên nghiệp nhằm giữ sự sa sút sức khỏe ở mức thấp nhất, cùng với các hỗ trợ xã hội cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sa sút tâm thần.

 

Bs Phạm Văn Trụ PG Đ BV TT Tp HCM

Theo Allison Gandey. Dementia Largest Contributor to Disability Worldwide. From Medscape Medical News.

Chia sẻ