NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ BẰNG TÂM TRẮC ONLINE

1229

Khoa Tâm lý Y học – BV Tâm Thần TPHCM dịch 

I. MỞ ĐẦU

Đại dịch Covid-19, trong thời gian gần đây làm cho đa phần các ngành về tâm lý và y tế trên thế giới cùng ngồi lại với nhau để điều chỉnh các vấn đề về thực hành lâm sàng sao cho phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại.

Những vấn đề về lây nhiễm và giữ khoảng cách nhất định trong đại dịch là một trong những khó khăn khi thực hiện thăm khám trực tiếp. Để giải quyết vấn đề vừa giữ khoảng cách an toàn, vừa hỗ trợ được cho bệnh nhân thì các mô hình khám trực tuyến dựa trên các nền tảng về internet có sẵn đáp ứng được những nhu cầu đó.

Như ta đã biết phần lớn các phương pháp làm việc lâm sàng đòi hỏi sự có mặt trực tiếp của bệnh nhân, trong đó có một số tâm trắc đòi hỏi sự tương tác trực tiếp hoặc những đánh giá đòi hỏi phải quan sát bệnh nhân trong không gian thật, chính vì điều này, một số nhà lâm sàng có thể chọn cách ngừng làm việc trong thời gian này. Còn một số nhà lâm sàng khác thì chọn cách làm việc trực tuyến (online) để đáp ứng những nhu cầu của bệnh nhân trong thời điểm hiện tại hoặc tiếp tục tiến trình hỗ trợ trước đó cho thân chủ. Hầu hết các hỗ trợ trực tuyến nhắm đến hai vấn đề chính là hỗ trợ tâm lý thông qua các liệu pháp và phương pháp đánh giá tâm lý trong một số trường hợp cần thiết.

Tương tự trong tâm lý học lâm sàng và các đánh giá về tâm lý, cách thức làm việc trực tuyến có thể được sử dụng để cung cấp các chương trình điều trị cá nhân, và các kết quả đánh giá được xử lý nhanh chóng.

II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC GIỚI THIỆU VÀ GIẢI THÍCH TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TỪ XA

2.1. Đánh giá từ xa là gì

Đánh giá từ xa liên quan đến việc cung cấp một số khía cạnh của các dịch vụ đánh giá bằng cách sử dụng công nghệ viễn thông/ảo cho phép chuẩn bị truyền thông, thông tin sức khỏe cá nhân bằng phương tiện điện tử. Những công nghệ này có thế bao gồm điện thoại, thiết bị di động và hội nghị truyền hình. Đánh giá có thể được tiến hành sử dụng kết hợp công nghệ viễn thông/ảo và quản lý  trực tiếp.

2.2. Lợi ích và rủi ro

a. Lợi ích:

  • Hình thức thực hiện nhìn chung dễ tiếp cận hơn so với thực hiện trực tiếp với nhiều đối tường do không yêu cầu bắt buộc về không gian, thời gian
  • Chi phí vận hành có thể thấp hơn khi đã xây dựng được hệ thống vận hành hiệu quả
  • Đưa ra kết quả chính xác hơn do hạn chế các lỗi cá nhân từ việc chấm điểm các phiên bản giấy
  • Xử lý và tổng hợp dữ liệu dễ dàng hơn khi hệ thống tâm trắc được thiết kế hợp lý, thuận tiện cho việc nghiên cứu
  • Điều chỉnh và cập nhật phiên bản dễ dàng, trực tiếp với các phiên bản trực tuyến của thang lượng giá
  • Có nhiều lựa chọn hình thức trắc nghiệm hơn do cung cấp được các phương tiên đa truyền thông như hình ảnh, âm thanh, việc sắp xếp các câu hỏi cũng trực quan hơn, có thể định hướng nội dung trực tiếp dựa trên câu trả lời trước của người được lượng giá
  • Người thực hiện ở trong môi trường quen thuộc, thời gian thuận tiện có thể đưa ra kết quả tâm trắc chính xác hơn

b. Rủi ro:

  • Các khó khăn về kỹ thuật, bị người khác can thiệp, nhà tâm lý và thân chủ có thế ngưng nền tảng kết nối này không phù hợp với tình hình của mỗi bên.
  • Sự có mặt của những người hỗ trợ là cần sự vận hành thiết bị, những người hiện diện trong buổi làm việc phải được sự đồng ý của hai phía và phải có trách nhiệm bảo mật những thông tin được tiếp nhận. Đối với những vấn đề mang tính nhạy cảm có thể yêu cầu họ rời khỏi phòng hoặc có thể ngưng bất cứ lúc nào.
  • Bị ảnh hưởng bởi những phần mềm độc hại, truy cập vào hệ thống máy tính, có thế làm gián đoạn ngoài tầm kiểm soát của nhà tâm lý.
  • Cần lưu ý đến việc đánh giá cho những nhóm đối tượng có khó khăn về thính giác và thị giác, hoặc khó khăn trong tiếp cận và sử dụng công nghệ.
  • Những rủi ro về gián đoạn thông tin, bị người khác đánh cắp dữ liệu về thông tin sức khỏe và có thế có những đối tượng bệnh nhân không đáp ứng được điều kiện về các thiết bị cần thiết cho việc đánh giá từ xa.

2.3. Xử trí và chuyển/gửi

Nếu việc đánh giá từ xa không phù hợp với bệnh nhân thì cần thông báo và tìm hình thức khác thích hợp nhất cho bệnh nhân. Có thể thay đổi bằng việc gặp trực tiếp hoặc chuyển đối cho một chuyên gia khác, gần với nơi bệnh nhân sống.

2.4. Bảo mật

  • Không ai được phép ghi âm, ghi hình nếu không có sự đồng ý của đối phương.
  • Không được tiết lộ những thông tin cá nhân, quá trình đánh giá ngoại trừ những tình huống ngoại lệ (trẻ em và người lớn tuổi bị lạm dụng, những vấn đề tự hại hoặc đe dọa với người khác..)
  • Những thông tin liên lạc điện tử có thế được tiết lộ nếu có lệnh của toà án (tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp APA)

2.5. Yêu cầu về thiết bị

  • Các thiết bị viễn thông, có thế bao gồm cả webcam và điện thoại thông minh.
  • Đòi hỏi một không gian yên tĩnh, riêng tư, không bị làm phiền (kể cả làm phiền bởi điện thoại hoặc thiết bị khác) trong suốt phiên làm việc.
  • Đảm bảo đường truyền internet an toàn, hạn chế sử dụng wifi công cộng/miễn phí.

2.6. Những mong đợi và kỳ vọng

  • Nhà trị liệu và bệnh nhân cùng đi đến một thỏa thuận về nguyên nhân, cũng như giải thích về nền tảng công nghệ mà mình sẽ sử dụng.
  • Cần đề cập các vấn đề về giờ giấc (đúng giờ), hoặc bao gồm cả việc hủy hoặc thay đổi cuộc hẹn.
  • Lên kế hoạch dự phòng, phòng ngừa các trường hợp mất kết nối (số điện thoại dự phòng), khởi động lại hoặc lên lịch lại trong trường hợp có sự cố về mặt kỹ thuật.
  • Bất kỳ buổi làm việc nào có liên quan đến dữ liệu cá nhân bệnh nhân thì đều cần phải được bảo mật, chỉ được phục vụ cho việc đánh giá bệnh nhân.

2.7. Quyền của bệnh nhân

  • Bệnh nhân có quyền đặt những câu hỏi liên quan đến những văn bản thỏa thuận và các đánh giá.
  • Quyền rút lại hợp đồng bất cứ lúc nào.
  • Khi làm hợp đồng phần cuối cần có một xác nhận trong văn bản là họ đã đọc hoặc nghe những thỏa thuận một cách cẩn thận và họ đồng ý tham gia đáng giá từ xa

III. GIỚI THIỆU CÁC MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TỪ XA

  • Đánh giá từ xa có thế diễn ra bất cứ lúc nào, và phương tiện gì, những người làm lâm sàng cần phải xem xét những vấn đề sau đây:
  • Trọng tâm của đánh giá, lượng giá là gì: Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn cảm xúc, lo âu, sa sút trí tuệ…chủ yếu là phỏng vấn trên bệnh nhân, tuy nhiên có thế cần có sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè hoặc những người có liên quan. Nhằm bổ sung vào dữ liệu cần thiết cho chẩn đoán hoặc đánh giá lâm sàng.
  • Diễn giải các vấn đề: Tùy thuộc vào độ tin cậy của các kết quả, việc giải thích có thế dẫn đến việc cung cấp một chẩn đoán/một chẩn đoán tạm thời hoặc chỉ cung cấp một đánh giá mô tả và các đề nghị để theo dõi.

3.1. Phạm vi của việc đánh giá từ xa

Việc cân nhắc sử dụng mô hình, loại hình đánh giá nào cần được các nhà lâm sàng cân nhắc sao cho phù hợp và phải có tính hợp lệ của các loại đánh giá và phải tốt nhất cho bệnh nhân.

3.2. Các mô hình được gợi ý khi làm việc từ xa

a.  hình trợ lý/kỹ thuật viên hỗ trợ (Assistant/Technician-Assisted model)

Thực hiện trên những bệnh nhân không thể làm việc tại cơ sở chính mà đang được hỗ trợ tại các bệnh viện vệ tinh hoặc nơi liên kết, được nhà chuyên môn khám thông qua nền tảng ảo/từ xa, dưới sự hỗ trợ của những kỹ thuật viên đã qua đào tạo, nhằm mục đích đảm bảo một số tiêu chuẩn trong đánh giá, họ không xuất hiện hoàn toàn trong buổi làm việc mà thay vào đó hộ hỗ trợ xuất hiện khi cần thiết, hoặc để cung cấp những hướng dẫn thích hợp.

b. hình kết hợp tại phòng khám (In-Clinic Hybrid Model)

Yêu cầu bệnh nhân đến địa điểm/ phòng khám chính, nhưng nhà lâm sàng và bệnh nhân ở một nơi riêng biệt (khác phòng) hoặc ít nhất có một khoảng cách về mặt không gian (kính ngăn), nhà lâm sàng và bệnh nhân tương tác thông qua phần mềm trực tuyến và chỉ vào phòng bệnh nhân nếu có vấn đề về lâm sàng hoặc kỹ thuật. Trong mô hình này thì rất ít hoặc không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.

c. Mô hình trực tuyến tại nhà- hoàn toàn từ xa (Direct-to-Home Model – Fully Remote)

Mô hình này, nhà lâm sàng và bệnh nhân hoàn toàn tách biệt (phòng khám và nhà/ phòng riêng của bệnh nhân), Thông qua các nền tảng trực tuyến, sao cho có thế chia sẻ màn hình, camera, micro chất lượng tốt, ghi âm, ghi hình nếu có sự thỏa thuận về bảo mật.

Các vấn đề cần lưu ý trong mô hình này:

  • Trước khi thực hiện nên chạy thí nghiệm vào ngày hôm trước với bệnh nhân để đảm bảo việc thiết lập ổn định, và đầy đủ.
  • Nhà lâm sàng nên hoàn thành bản tóm tắt, thủ tục trắc nghiệm trong buổi phỏng vấn hoặc cuộc điện thoại riêng.
  • Đảm bảo các nền tảng, công cụ tại nhà của bệnh nhân được thiết lập đầy đủ bao gồm: Tốc độ băng thông, có thể truy cập nền tảng khám trực tuyến (telehealth), kích thước màn hình tốt nhất bao gồm, máy tính để bàn/laptop/tối thiểu là máy tính bảng, tránh sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng nhỏ hơn ipad mini, phòng yên tĩnh, đủ sáng, an ninh,. Điện thoại di động để chế độ yên lặng giảm phiền nhiễu. Giải thích không ghi hình và chụp màn hình.

IV. MỘT SỐ YÊU CẦU CẦN THIẾT CHO VIỆC ĐÁNH GIÁ TRỰC TUYẾN

Một đánh giá trực tuyến được xem là tốt và đảm bảo khi nó có kết quả không khác xa các đánh giá truyền thống vốn có.

4.1. Yêu cầu về nội dung và quá trình thực hiện

  • Cần xác định các loại vấn đề nào cần được sử dụng để đánh giá, tiêu chí nào để thực hiện đánh giá đó và kết quả thu được của đánh giá đó (có thật sự cần thiết hay không?)
  • Cần phải đảm bảo được người thực hiện đánh giá phải hiểu được mục đích của đánh giá đó, kết quả của nó ra sao, được sử dụng và lưu trữ như thế nào, bên cạnh đó cần thông báo cho họ biết về thời gian và cách thức để hoàn thành bài đánh giá. Thường phải có một phiếu đồng thuận được thực hiện trước đó. Đối với những trường hợp là trẻ em thì cần phải nêu rõ vấn đề cho trẻ và ba mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ.
  • Cần báo cho người thực hiện đánh giá biết về số lượng câu phải thực hiện và nên tạo điều kiện cho họ làm trước một ví dụ nhỏ trước khi thực hiện.
  • Người thực hiện đánh giá, được yêu cầu về việc tuân thủ các nguyên tắc đã được hướng dẫn cũng như tính độc lập khi thực hiện đánh giá (Không được nhờ sự hỗ trợ của người khác). Những vấn đề vừa nêu thường được nhắc đến trong giai đoạn giới thiệu về bài đánh giá trực tuyến, yêu cầu người thực hiện phải trung thực để hạn chế sai lệch trong thực hiện.
  • Khuyến khích người thực hiện các bài đánh giá tại một thời điểm hoặc không gian nào đó mà không làm gián đoạn bài đánh giá.
  • Đảm bảo người thực hiện thật sự hiểu rõ các hướng dẫn để thực hiện bài đánh giá.
  • Khi tiến trình đánh giá được hoàn thành thì hãy so sánh kết quả được máy xử lý với hệ thống.

4.2. Yêu cầu về nguyên tắc và kỹ thuật

  • Vấn đề chất lượng: đảm bảo được chất lượng của thang đánh giá và loại thang đánh giá, chất lượng của quá trình thực hiện.
  • Kiểm soát: quá trình gửi bài, xác thực và thực hành trước khi đánh giá.
  • Khi đưa ra một đánh giá nào đó, cần phải dựa và cân nhắc trên nhiều dữ liệu khác nhau, không nên dựa trên một đánh giá nào đó mà đưa ra kết luận.
  • Vấn đề bảo mật: Bảo mật các bảng đánh giá, tính bảo mật theo từng mức độ khác nhau, khi cần thiết có thể thông tin cho các bên có liên quan.
  • Về vấn đề công nghệ: cần đảm bảo các vấn đề về internet, phần cứng và phần mềm cần thiết để thực hiện đánh giá. Nhiều gia đình không có những thiết bị cần thiết phục vụ cho việc đánh giá, vấn đề về truy cập internet.

V. KẾT LUẬN

Như vậy các vấn đề về đánh giá từ xa đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, khi triển khai các nhà lâm sàng cần có những lưu ý nhất định.

Việc giới thiệu về phương pháp và các chỉ dẫn, Nhà lâm sàng cần trình bày rất rõ các yêu cầu tối thiểu phục vụ cho việc đánh giá từ xa, những thông tin này cần được chú trọng ngay từ đầu, bên cạnh đó những vấn đề về lợi ích cũng như khó khăn cũng cần phải được đề cặp nhằm giúp bệnh nhân chuẩn bị tâm thế cho tiến trình làm việc. Nhà lâm sàng tôn trọng quyền của bệnh nhân trong việc lựa chọn phương pháp làm việc phù hợp nhất cho họ.

Chọn lựa mô hình làm việc từ xa phải phù hợp cho từng đối tượng, thời điểm mà đôi bên thấy thuận lợi. Khi sử dụng bất kì mô hình làm việc nào thì nhà lâm sàng cần chú ý đến những tiêu chí nhất định trong mô hình đó, góp phần hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng cần được đánh giá.

Tuân thủ các nguyên tắc về bảo mật, các tiêu chí tối thiểu về các trang thiết bị cần thiết nhằm giảm thiểu sai sót, tăng độ chính xác trong việc thu thập, tổng hợp và đưa ra kết luận.

 

Nguồn tham khảo:

  1. //www.psychology.org.au/APS/media/Resource-Finder/Testing/Online-psychological-testing.pdf
Chia sẻ