NHÂN VIÊN Y TẾ CHỐNG DỊCH COVID-19: tỷ lệ lo âu trầm cảm tăng cao

2246

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí JAMA Network Open ngày 23/3/ 2010 cho biết tỷ lệ nhân viên y tế bị trầm cảm, lo âu và mất ngủ tăng cao đáng chú ý. Nguy cơ trầm cảm gặp nhiều nhất ở nhân viên nữ, có vai trò trong công việc (so với nhân viên trẻ) ở trung tâm dịch Wuhan ( Vũ Hán – Trung Quốc).

Đây là kết quả khảo cứu trên 1200 nhân viên y tế Trung Quốc, trong đó khoảng 50% khai báo bị trầm cảm nhẹ; 14% bác sĩ và gần 16% y tá khai báo có triệu chứng trầm cảm nặng hoặc trung bình và 30 % mất ngủ.

Tác giả nghiên cứu Jianbo Lai, MSc, ĐH YK Zhejiang, Hàng Châu, Trung Quốc.

Nghiên cứu thiết kế “cắt ngang” (cross-sectional) trên mẫu 1257 nhân viên y tế của 34 bệnh viện của Trung Quốc, bao gồm trung tâm dịch Wuhan. Thời gian tiến hành từ 29/1 – 3/2 khi số ca nhiễm Covid-19 lên tới 10,000 người.

Mẫu khảo cứu gồm 61 % nữ y tá, 39% bác sĩ, 61 % nhân viên các bệnh viện tại Wuhan và 42% nhân viên chống dịch hàng đầu với nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân Covid-19. Nghiên cứu áp dụng các thang lượng giá bản tiếng Hoa gồm Bản 9-item Patient Health Questionnaire, Bản 7-item  scale, Bản 7-item Insomnia Severity Index, và Bản 22-item Impact of Event Scale–Revised. (item: triệu chứng hoặc đề mục gồm một số triệu chứng – ND)

Kết quả; 1/2 người trả lời có triệu chứng trầm cảm, 45 % có triệu chứng lo âu, 34 % có triệu chứng mất ngủ và khoảng 72 % có khó khăn về tâm lý. Nhân viên y tế Wuhan có mức độ trầm trọng hơn trong tất cả các thang lượng giá kể trên so với các nhân viên y tế khác.

Tác giả nghiên cứu cho biết bảo vệ nhân viên y tế là một thành phần quan trọng của các biện pháp chăm sóc sức khỏe công cộng trong dịch Covid-19 và cần có can thiệp đặc biệt đối với nhân viên y tế bị lây nhiễm Covid-19.

Roy Perlis, MD, Bệnh viện đa khoa Massachusetts tại Boston, Trợ lý xuất bản JAMA Network Open cho hay kết quả nghiên cứu trên nhắc nhở mọi người về hậu quả của stress kéo dài, trầm cảm nặng và rối loạn lo âu.

Ts Jacqueline Bullis, PhD, nhà tâm lý học chuyên về lo âu cho rằng cần biết cân bằng stress như một trải nghiệm hàng ngày đối với bệnh nhân trong thời gian dịch Covid -19. Quan trọng là d8a5y là cảm nhận lo âu bình thường và lo lắng bồn chồn trong thời gian làm việc.

Nhà nghiên cứu Bullis, McLean Hospital’s Center of Excellence in Depression and Anxiety Disorders, Belmont, Massachusetts còn cho rằng có thể thông cảm được và chắc chắn các trải nghiệm mức độ cao về lo âu lúc này cũng không giúp được gì.

Tất nhiên cũng phải chấp nhận bất cứ cảm xúc tiêu cực nào cảm nhận được trong công việc, nhưng chúng sẽ mất đi theo thời gian. Chúng ta hãy đồng cảm với lo âu của chính mình và lo âu của người khác. Đôi khi chúng ta cũng phải trông đợi, tự hy vọng vì chúng ta là con người và ai cũng phải “vật lộn” với những stress lo âu đó.

Chúng ta cũng phải chủ động và từng bước chống lại tình trạng kiệt sức khi làm việc bằng cách nghỉ giải lao từng thời gian ngắn nhằm lấy lại sự điều chỉnh nồng độ cortisol. Cần hít thở sâu và ghi – kiểm tra lại cảm giác của mình hàng ngày sẽ thấy dễ chịu hơn.

Lời khuyên cuối cùng là không nên do dự, bỏ qua kỳ thị, hãy đi gặp bác sĩ chuyên khoa sẽ tốt hơn.

Một khảo cứu của Hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association- APA) cho thấy dịch Covid -19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tâm thần, với một nửa người Mỹ khai báo mức độ lo âu cao của mình.

TS Bruce J. Schwartz, Chủ tịch APA cho hay đó là trong tình huống khắc nghiệt bất ngờ và cần thận trọng hơn nếu dịch Covid -19 kéo dài hơn thì tác động đến sức khỏe tâm thần có thể trở nên xấu hơn.

Schwartz, GS, Phó Trưởng khoa Khoa học Tâm thần và Hành vi Trung tâm Y khoa Monteriore và Trường ĐH YK Albert Einstein, New York City nói với Medscape Psychiatry New rằng kết quả khảo cứu cho thấy công chúng phản ứng thích hợp với dịch coronavirus , đó là e dè và lo lắng nhưng có vẻ như ở mức bình thường. “Sẽ lo lắng nếu mức độ lo âu thấp hơn là dấu hiệu người dân không cần thiết đề phòng”. Tuy nhiên GS Schwartz, thận trọng cho biết tỷ lệ lo âu có thể tăng cao nêu dịch coronavirus kéo dài hơn nữa.

Vấn đề là dịch Covid -19 đi tới đâu, chúng ta sẽ trải qua stress kéo dài và đây là một hiện tượng rất khác biệt. Chúng ta đã học được từ các thảm họa gây stress kéo dài tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần.

Khảo cứu trên mẫu dân số 1004 người lớn (74% người da trắng) tuổi 18 – 91, trung bình 47, từ ngày 18 – 19 /3. Kết quả 48 % trả lời có cảm giác lo âu về khả năng tiếp xúc với Covid-19 và 40% trả lời sẽ trở nên lo âu trầm trọng hoặc chết vì loại virus này. Tuy nhiên, 62 % người lo lắng về khả năng của gia đình và thương yêu nhau khi lâm bệnh do virus này.

36 % trả lời dịch Covid -19 tác động trầm trọng tới sức khỏe tâm thần và 59 % nói bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống gia đình hàng ngày. Hơn 1/2 người lo lắng về thực phẩm , y tế và hoặc các dịch vụ khác. 57% người lo lắng dịch covid -19 ảnh hưởng tới tài chánh cá nhân và 68% e sợ sẽ ảnh hưởng tới kinh tế lâu dài

19 % khai báo có xáo trộn giấc ngủ, 8% dùng bia rượu, chất gây nghiện nhiều hơn và 12 % phàn nàn chống chọi với người thân, cản trở khi cách ly. 24 % khai rằng khả năng tập trung bị trục trặc so với các vấn đề khác khi có dịch. 68% người cảm thấy hiểu biết về Covid -19 và cách thức phòng ngừa lây lan. 1 /3 người lớn lo lắng về không khả năng tiến hành test hay chăm sóc sức khỏe cần thiết, người lớn tuổi ít lo lắng hơn người trẻ.

Việc thăm khám trực tiếp cũng nên hạn chế và có thể có hình thức khám tư vấn thông qua công nghệ thông tin (télépsychiatry). Theo GS Schwartz hình thức này mang lại nhiều thành công vì rất ít bệnh nhân không tham gia nói chuyện với bác sĩ.

Télépsychiatry có thể giảm nhiều chi phí cho người bệnh và đối với bệnh nhân tâm thần đang điều trị phải hạn chế đi lại hay tiếp xúc thì đây là giải pháp tốt nhất. Chúng ta chưa có nhiều phương tiện thực hành télépsychiatry, mặc dù đã có nhiều chuyên gia thiết kế app mobile thực hành khám cho thuốc qua smartphone nhưng không thực hiện được. Có lẽ cần đủ thiết bị và trang bị kiến thức công nghệ thông tin cho mọi người và cho cả bác sĩ thực hành. Mặt khác cũng cần có những quy định liên quan đến chi phí và cung cấp thuốc men một cách đồng bộ đối với thực hành này. Hiện tại trong thời gian dịch coronavirus ngành tâm thần đã có những linh hoạt nhất định trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần. Chúng ta hy vọng trong tương lai télépsychiatry sẽ được thực hiện, sẽ giảm nhiều chi phí cho người bệnh tâm thần.

Trên đây chỉ là những thông tin tham khảo.

Bs Phạm Văn Trụ

Tài liệu tham khảo:

  1. Megan Brooks. COVID-19: ‘Striking’ Rates of Anxiety, Depression in Healthcare Workers.  >  > . March 26, 2020.
  2. Megan Brooks. COVID-19: ‘Striking’ Rates of Anxiety, Depression in Healthcare Workers.  >  > . March 26, 2020.

(Bạn đọc có thể xem đầy đủ trên trang Medscape Psychiatry hoặc trong Tạp chí JAMA Network Open).

Chia sẻ