Tình trạng giảm Thyroxine máu trong thời kỳ đầu mang thai gây tăng gần 4 lần nguy cơ trẻ sinh ra bị mắc bệnh tự kỷ.
Các nhà khoa học Viện phương pháp thần kinh học Houston , Texas Hoa Kỳ đã tìm ra mối liên quan giữa tình trạng giảm thyroxine máu trầm trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ và các triệu chứng tự kỷ ở trẻ sinh ra.
Đây là sự gia tăng rõ ràng và trong đa số các trường hợp tự kỷ có nguyên nhân là các yếu tố môi trường chứ không phải yếu tố di truyền. Chính điều này khiến chúng ta có thể đề phòng ngăn ngừa bệnh tự kỷ.
Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Annals of Neurology ngày 13/8/2013.
Một báo cáo công bố năm 2007 trên Tạp chí Khoa học thần kinh (Journal of the Neurological Sciences), Bs Román tại sao có thể tin rằng chứng minh sự gia tăng chẩn đoán tự kỷ có thể là một phần hậu quả của chế độ ăn thiếu i-ốt và/hoặc bị phơi nhiễm với chất độc tác động tới hoạt động chức năng của tuyến giáp trạng.
Trong nghiên cứu mới đây cho kết quả có mối liên quan giữa rối loạn chức năng tuyến giáp trạng người mẹ và trẻ sinh ra.
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu đa chủng tộc của Dutch Generation R Study tại Rotterdam (tạm dịch Nghiên cứu thể hệ chủng tộc Hà Lan) tiến hành trước khi sanh trong thời gian từ 2002 đến 2006.
Vào thời điểm thai nghén trung bình 13,4 tuần, các test đánh giá hoạt động chức năng tuyến giáp ở 5100 phụ nữ, kết quả có 136 người mẹ thiếu trầm trọng thyroxine trong máu, cụ thể là thyroxine tự do (fT4) ít hơn mức độ 5 % thyrotropin trong huyết thanh.
6 năm sau, kết quả điểm số thang lượng giá Pervasive Development Problem ( PDP) và thang lượng giá Child Behavior Checklist and/or the Social Responsiveness Scale (SPS), cho thấy trẻ có triệu chứng về hành vi và cảm xúc bất thường.
Kết quả điểm số thang lượng giá PDP, 80 trẻ (2,0 %) “có khả năng” bị tự kỷ cao hơn mức độ 98 % và điểm số thang lượng giá SRS nằm trong nhóm 5 % của mẫu nghiên cứu. Tỷ lệ này phù hợp với tỷ lệ trẻ em Hà lan bị rối loạn tự kỷ (autism spectrum disorder).
Sau khi kiểm soát các yếu tố liến quan ở người mẹ và các biểu hiện đặc trưng ở trẻ, các nhà nghiên cứu phát hiện tình trạng thiếu thyroxine trong máu trầm trọng sớm trong thai kỳ gây ra khả năng mắc bệnh tự kỷ cao gần 4 lần ở trẻ sinh ra (OR điều chỉnh 3.89; 95 % CI, 1.83 – 8.20; P< .001). Điểm số triệu chứng tự kỷ (thang PDP) ở trẻ con của thai phụ thiếu thyroxine trầm trọng trong máu cao hơn lúc 6 tuổi; kết quả thang lượng giá SRS cũng tương tự.
Những phát hiện này không thể xem là nguyên nhân gây bệnh tự kỷ, nhưng nó cho thấy những rối loạn hoạt động chức năng tuyến giáp có thể đưa đến các triệu chứng tự kỷ. Theo Ts Marie Lynn Miranda Hiệu trưởng Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Thiên nhiên Michigan, nghiên cứu này chỉ ra mối liên quan cho các nghiên cứu thiết kế chuyên sâu hơn nhằm tìm ra nguyên nhân tự kỷ hơn là mối liên quan thiếu i-ốt và tự kỷ.
Bs Román và cộng sự nhấn mạnh những phát hiện này có yếu tố dịch tễ, sinh học và số liệu thực tế về tự kỷ.
Nội tiết tố thyroid rất quan trong trong suốt thời kỳ mang thai và người mẹ thiếu hụt thyroid (do thiếu i-ốt) gây ra các biến chứng cho thai nhi như xuất huyết sau sanh, bong nhau, sanh non, … được cho là các yếu tố gây gia tăng nguy cơ tự kỷ.
Một nghiên cứu công bố năm 2011 trên Tạp chí Nghiên cứu tự kỷ (Autism Research) cho biết những trẻ sanh ra có nồng độ fT4 có nguy cơ bị tử kỷ cao.
Nhóm nghiên cứu còn ghi nhận trẻ thiếu hụt thyroid khi còn trong tử cung, kéo dài trong thời kỳ phát triển não bộ quan trong là nguyên nhân chậm phát triển tâm thần, điếc cũng như các quá trình phát triển thần kinh khác. Có thể tình trạng giảm thyroxine máu trong thời kỳ mang thai làm biến đổi “sự di chuyển thần kinh” trong quá trình phát triển não bộ.
Rất cần các bước tiếp theo là nghiên cứu can thiệp với mẫu nghiên cứu lớn, đo lường nồng độ i-ốt nước tiểu và các hoạt động chức năng tuyến giáp ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Phải xác định chính xác mức độ thiếu hụt thyroxine, cung cấp vitamins và bổ sung i-ốt, nếu số trường hợp trẻ tự kỷ giảm mạnh so với số trường hợp đã phát hiện trước, chúng ta có thể kết luận chức năng hoạt động của thyroid là rất quan trọng.
Tại Việt Nam, từ năm 1995 đã có Chương trình quốc gia phòng chống bướu cổ, đần độn (chậm phát triển tâm thần) và các rối loạn khác do thiếu i-ốt. Tuy nhiên chưa có thông tin nghiên cứu về tự kỷ ở trẻ em liên quan thiếu hụt thyroxine trong máu người mẹ mang thai.