NGỦ KHÔNG NGON GIẤC LIÊN QUAN SA SÚT TÂM THẦN

169

Nồng độ oxygen bão hòa thấp trong thời gian ngủ và thời gian của các sóng ngủ chậm giảm trên bản đo điện não đều có liên quan đến các đặc trưng bệnh lý của sa sút tâm thần.

Kết quả của một nghiên cứu mới công bố trân Tạp chí Thần kinh học Ngày 10/12/2014 cho thấy nồng độ oxygen bão hòa trong thời gian ngủ tạo ra nhiều hình ảnh nhồi máu nhỏ ly ti (microinfarcts), là hình ảnh tổn thương nặng trong sa sút tâm thần do nguyên nhân mạch máu ở người già. Kết quả giải phẫu bệnh lý não (tiến hành sau khi chết) ở những người có sóng ngủ chậm giảm bị teo não nhiều hơn.

Hơn nữa, sự suy giảm điểm số lượng giá khả năng nhận thức trong quá trình nghiên cứu cũng không nhiều ở những người có nhiều sóng ngủ chậm.Kết quả này cho thấy ngủ ngon giấc có thể tránh suy giảm khả năng nhận thức, có khả năng giảm teo não.

Ts Rebecca P. Gelber, Trưởng nhóm nghiên cứu Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh Honolulu, Hawaii nhận định: ngủ ngon giấc mang lại nhiều lợi ích hơn chúng ta tưởng và chất lượng giấc ngủ tốt có phục hồi sức khỏe (someil préparateur- tiếng Pháp) có thể bảo vệ não bộ chống lại sa sút tâm thần.

Các bác sĩ cần nhận thức là làm thế nào để giấc ngủ có thể tác động lên hoạt động chức năng của bộ não. Nếu bệnh nhân bị bệnh gây giảm oxy hóa như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (chronic obstructive pulmonary disease=COPD) hay suy tim có thể giảm ngưỡng suy giảm trí nhớ. Đây là một lý do can thiệp giữ nồng độ  oxygen cao trong ngưng thở khi ngủ.

Ts Gelber cho biết sóng ngủ chậm rất khó gây ảnh hưởng, nhưng những sóng điện não này có vẻ giữ vai trò tái lập hoạt động cũa não bộ và có thể giảm tiến trình dẫn đến teo não lan tỏa. Các bác sĩ cần nhiều nghiên cứu về các dấu hiệu báo trước của sóng ngủ chậm.

Bs Gelber và đồng nghiệp phân tích số liệu giấc ngủ tại nhà của 167 người lớn tuổi Mỹ- Nhật (trung bình 84 tuổi) trong năm 1999-2000, và giải phẫu bện h lý não bộ sau khi tử vong trước năm 2010. Các tác giả chú trọng các yếu tố đặc trưng của giấc ngủ với phương pháp đo toàn bộ các hoạt động của não trong giấc ngủ (polysomnography) và chú trọng tới việc có hay không bất kỳ một thay đổi điện não nào với tổn thường não bộ khi tiến hành giải phẫu bệnh lý bộ não.

Các nghiên cứu cho thấy những bất thường trên điện não đồ xảy ra nhiều ở bệnh nhân AD hơn là ở các thể loại sa sút tâm thần khác. Đó là giảm hoạt động sóng alpha, đôi khi biến mất hoàn toàn. Đặc trưng này có lẽ có giá trị phân biệt với các thể loại khác, đặc biệt hơn ở bệnh nhân sa sút tâm thần do nguyên nhân thuỳ trán thái dương. Sóng chậm lan toả nhiều trong quá trình tiến triển AD. Để “đọc” được các dấu chứng bất thường trên các bác sĩ chuyên khoa cần có thời gian, và có thể, cần được đào tạo bài bản. Đáng tiếc, thực tế thăm khám điều trị ngoại trú cho thấy các bản kết quả điện não bệnh nhân mang lại chưa có nhiều nhận định hình ảnh bất thường đi đôi với chẩn đoán lâm sàng.

Những người có nồng độ oxygen bão hòa ít hơn 95% có nhiều hình ảnh nhồi máu nhỏ ly ti. Đặc biệt khi phân chia làm 4 mức  độ thời gian giấc ngủ, nồng độ oxygen bão hoà dưới 95% thì 1/4 đầu (giấc ngủ dài nhất và nồng độ oxygen bão hòa thấp) có nhiều hình ảnh nhồi máu nhỏ ly ti gấp 4 lần so với 1/4  cuối (OR 3.88; 95% CI, 1.10-13.76).

Nồng độ oxygen bão hòa cao trong thời gian giấc ngủ cử động mắt nhanh (rapid eye movement=REM) cũng liên quan đến tình trạng ít tế bào hình sao (gliosis) cung cấp dinh dưỡng cho tế bào thần kinh và lưu trữ thông tin và tình trạng mất tế bào thần kinh trong vùng ceruleus não bộ.

Tình trạng nhiều sóng ngủ chậm ít bị teo não lan tỏa hơn (OR 0.32; 95% CI, 0.10-1.03) có thể so sánh với 1/4  thời gian dài nhất và ngắn nhất của thời gian ngủ trong giấc ngủ sóng chậm.

Càng nhiều sóng ngủ chậm, càng ít suy giảm nhận thức. Đánh giá nhận thức được tiến hành với thang lương giá 100 điểm CASI (Cognitive Abilities Screening Instrument) cho kết quả điểm số thấp ở người có nhiều sóng ngủ chậm.

Các tác giả nghiên cứu nhấn mạnh nghiên cứu kết hợp việc duy trì bổ sung khả năng lú lẫn và loại trừ những người tham gia bị tử vong sớm trong quá trình theo dõi có chỉ số nhận thức thấp, ủng hộ suy luận là các đặc trưng của giấc ngủ có thể dẫn tới các tổn thương (não) tiến triển.

Một vấn đề cần xem xét là chỉ số oxygen bão hòa thấp trong giấc ngủ có thể kèm theo ở những người ít bị teo thể Lewy. Đây là phát hiện không trông đợi và cần thêm nhiều nghiên cứu xác nhận nữa.

Nghiên cứu này không phát hiện mối liên quan giữa các đặc trưng của giấc ngủ và các tổn thưỡng thần kinh não bộ trong bệnh Alzheimer. Tuy nhiên Ts Gelber và đồng nghiệp nhấn mạnh các nghiên cứu khác đã xem xét mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ và bệnh Alzheimer, trong đó, APOE và epsilon, alen 4 có liên quan tới ngưng thở khi ngủ và các tác hại bất lợi của nhận thức (suy giảm) trong ngưng thở khi ngủ làm xấu thêm các hoạt động của alen.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy tình trạng thiếu oxygen và giảm sóng ngủ chậm có thể góp phần vào tiến trình bệnh lý dẫn tới suy giảm khả năng nhận thức ở người già; chúng ta chưa có công trình nghiên cứu nào về chủ đề này. Hiện nay số bệnh nhân mất ngủ đến khám ngày càng nhiều vì lý do khó ru ngủ, khi quá mệt ngủ thiếp đi với rất nhiều giấc mơ chập chờn, sáng ngày sau uể oải nhức đầu khó tập trung làm việc, … do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Có nguyên nhân từ stress kéo dài không được khám chữa trị sớm, từ yếu tố di truyền có cơ hội phát lộ,v.v… Nhưng dù nguyên nhân gì chăng nữa thì ngủ không ngon, thức dậy không khoẻ là biểu hiện khởi đầu của các rối loạn tâm lý và của các bệnh tâm thần. Có thể nói thuật ngữ thơ ca “đẫy giấc nồng” không còn nữa khi mọi người quá quan tâm vào cuộc sống vật chất như một áp lực cuộc sống mà không lường trước hậu quả bệnh tật lâu dài như sa sút tâm thần, trầm cảm, đái tháo đường, v.v…

Về trị liệu, trước hết cần tạo cân bằng trong cuộc sống bằng cách nhận biết những yếu tố dẫn đến stress, và khi bị stress cần tìm cách giải tỏa sớm với người thân, đồng nghiệp, … Đồng thời cố gắng tạo giấc ngủ không dùng thuốc, thực hiện “vệ sinh giấc ngủ” một cách phù hợp, thăm khám chuyên khoa sớm, nhất là đối với ngưởi tuổi trung niên. Việc sử dụng thuốc cũng rất cần những lưu ý tối thiểu, không bao giờ tự dùng các loại thuốc ngủ. Bởi các loại thuốc ngủ, hay các loại thuốc có khả năng gây ngủ đều ảnh hưởng tới khả năng nhận thức rất dễ dẫn tới té ngã vào ban đêm, và do đó sẽ thúc đẩy quá trình sa sút tâm thần nhanh hơn. Cần cân nhắc cẩn thận vì người già thường dùng nhiều loại thuốc điều trị để tránh sự tương tác làm mất đi hiệu quả của thuốc ngủ cũng như những tác dụng không mong muốn khác.

Bs Phạm Văn Trụ Bv TT Tp HCM

THAM KHẢO:
1. Sue Hughes. Low Sleep Quality Linked to Dementia Pathology. Medscape Medical News > Neurology. December 11, 2014. 
2. Michael G Gelder, Nancy C Andreasen, Juan J López-Ilbor Jr, John R Geddes. New Oxford Textbook of Psychiatry. Second Edition. Oxford University Press. 2009. Reprinted 2011. Pag 926-30. 
3. Anthony S David, Simon Fleminger, Michael D Kopelman, John DC Mellers. Organic Psychiatry. A Textbook of Neuropsychiatry. Lishman’s. Fourth Edition 2011. Pag 553.