NGHIỆN VÀ NGỘ ĐỘC METHAMPHETAMINE

7853

Tiếng lóng phổ biến của Methamphetamine là “hàng đá” và người nghiện dùng quá liều được gọi là “ngáo đá”. Dùng Methamphetamine dù không quá liều cũng rất nguy hại tới hoạt động tâm thần, tới sức khỏe giống nòi và gây ra rất nhiều hậu quả mất an ninh xã hội. 

 

Ai cũng biết, nhiều người viết, nhưng chi tiết còn nhiều

 

Methamphetamine là loại ma túy tổng hợp có khả năng hình thành thói quen sử dụng một cách nhanh chóng. Tác động gây tổn hại tới các thụ thể tế bào thần kinh não bộ làm cho người dùng mất khả năng khoan khoái nếu không có hỗ trợ của nó (của methamphetamine hay khi không sử dụng).

 

Trạng thái “sung sướng phởn phơ, không thể nhận ra hiểm nguy”,hay nói cách khác là mất khả năng nhận thức ập đến như luồng gió độc ngay khi hít methamphetamine sẽ làm xáo trộn, kéo dài hơn và “vẽ lại” hệ thống tưởng thưởng, vẽ lại các trung tâm khoan khoái mà các trung tâm này sẽ gieo rắc các biểu hiện nghiện ngập, đau đớn. Do đó khi dùng methamphetamine người ta quên tất cả…

 

Methamphetamine là loại ma túy tàn phá tồi tệ nhất trong các loại ma túy. Tài liệu PBS giải thích rằng methamphetamine giống như một loại thuốc có hiệu quả buộc não bộ bơm dopamine và chất vận chuyển thần kinh này tạo ra cảm giác thỏa mãn về công việc đang mong muốn hoàn thành. Bất cứ hoạt động và nhiệm vụ nào có thể là nguyên nhân phóng thích dopamine từ não bộ, nhưng là loại thuốc đánh cướp hệ dopaminergic và đẩy não bộ tiết ra nhiều dopamine hơn bình thường, hơn khi khỏe mạnh. Methamphetamine tạo hình thành thói quen sử dụng khó cưỡng và mở cửa cho việc tiêu thụ, sử dụng lâu dài. 

 

Theo thời gian, methamphetamine phá hủy các thụ thể dopamine não bộ làm cho người nghiện mất khả năng trải nghiệm thỏa mãn thông qua bất cứ trải nghiệm nào khác khi không dùng methamphetamine.

 

Methamphetamine trở thành trung tâm cuộc sống của người đã sử dụng nó, thú vui giải trí, thời gian, năng lượng và khả năng tập trung bị tiêu xài khi dùng

methamphetamine. Quan hệ xã hội, nghề nghiệp cuộc sống và gia đình trở nên ít quan trọng từ xung động tự nhiên tới thành công trong lĩnh vực mê muội do bắt buộc phải dùng methamphetamine thường xuyên. Điều trị nghiện methamphetamine và tái thích ứng cuộc sống có thể tái lập nhưng người nghiện nguy cơ  suy giảm nhận thức rất rõ ràng khi sử dụng methamphetamine không kiểm soát. 

 

Các tác động của methamphetamine vượt ra ngoài các biểu hiện của trạng thái tâm lý người sử dụng. Dưới đây là bản biên soạn của Trường ĐH Quốc gia Arizona về các tác dụng trên cơ thể khi sử dụng methamphetamine. Đó là sút cân (nguyên nhân do methamphetamine đóng cửa hoạt động của trung tâm đói trên não bộ, người nghiện không cảm giác đói và do đó không cảm giác thèm ăn cũng như ăn rất ít ), mất nước, tăng thân nhiệt, v.v…

 

Khi methamphetamine xâm nhập các hoạt động hóa học của não bộ gây ra sự thay đổi tức thì làm xuất hiện rất nhiều hành vi bất thường. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng hoang tưởng cao độ, triệu chứng ảm giác và hành vi gây hấn rất hung hăng. Nhưng sau đó, vốn từ trong giao tiếp hàng ngày ít đi nên một số trường hợp phụ huynh đưa con em đến khám vì lý do trầm cảm, ăn không ngon, sức học giảm !

 

Các nhà khoa học đang nghiên cứu giải thích tại sao methamphetamine sản xuất ra dopamine lên tới khoảng hơn 1.000 lần bình thường. Không có trải nghiệm nào khác có thể so sánh những gì methamphetamine tạo ra trong lần đầu sử dụng hay làm thế nào mà não bộ thích ứng với những lần sử dụng methamphetamine kế tiếp ngay cả khi với liều nhỏ hay liều vừa phải so với lần đầu. Phải tiếp tục sử dụng, người dùng không ngừng tìm kiếm cảm giác xảy như lần đầu sử dụng, được hiểu và gọi là “săn rồng hay đuổi theo rồng”. Thực tế lúc này người dùng methamphetamine đã chìm sâu trong nghiện ngập. 

 

Khi cố gắng ngưng sử dụng methamphetamine (cho dù tự quyết tâm bỏ hay bỏ vì lý do nào khác

 

) cũng diễn ra các triệu cai (vã thuốc),đặc biệt các ý nghĩ hoang tưởng ảo giác vẫn tồn tại khá lâu vì cơ thể và não bộ đã hình thành thói quen với sự hiện diện của methamphetamine. Thực tế có nhiều người khám cho biết đã ngưng sử dụng methamphetamine một thời gian dài mà các triệu chứng ảo giác và ý tưởng hoang tưởng vẫn còn. Trường hợp này đã được cảnh báo và cũng có thể là ý nghĩ ám ảnh của bệnh nhân và có thể điều trị được. 

 

Chương trình điều trị gồm mục đích làm thế nào để người nghiện đối phó với sự cám dỗ của methamphetamine sau khi muốn giải quyết để thoát ra khỏi căng thẳng hoặc buồn chán trong đời sống hàng ngày. Chương trình giúp người nghiện hiểu những cách nghĩ và cách thể hiện hành vi của mình dẫn tới “cao trào” phải dùng methamphetamine, đồng thời chỉ rõ làm thế nào để họ học hành tốt hơn với cách nghĩ và hành vi để tạo ra và thực hiện cuộc sống mà không dùng methamphetamine.

 

Điều trị nghiện methamphetamine hiệu quả nhất là phương pháp hành vi trị liệu như nhận thức hành vi và can thiệp quản lý dự phòng. Chương trình Matrix Model gồm 16 tuần tiếp cận hành vi trị liệu, trong đó có hành vi trị liệu , giáo dục gia đình, tư vấn cá nhân người nghiện, 12 bước ủng hộ trợ giúp, xét nghiệm ma túy và động viên tránh các hoạt động liên quan ma túy.

 

Những cuộc thăm khám 

 

Hiện tại, số nam thanh niên đến khám vì các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, vì thức trắng hay ngủ vùi mệt mỏi và không có tiền căn bệnh rối loạn tâm thần khác xem như nguy cơ sử dụng methamphetamine rất cao. Cho nên khi “đọc” được các biểu hiện đó và cách ứng xử (với người thân hoặc với bác sĩ) khi thăm khám và đến lúc bác sĩ “đọc” lại các triệu chứng đã trải qua thì khó có thể tiếp tục “giấu giếm” tình trạng nghiện.

 

“Kể ra thì xấu vì mấy lần đầu dùng phấn khích với ánh đèn xanh đỏ rồi gấp gáp thưởng thức…, nhưng bác sĩ ơi – bây giờ chẳng còn gì nữa, lực cũng hết và tâm cũng chẳng còn”. Lần đầu hít methamphetamine đang bay bổng thì giọng nói của đàn anh dẫn dắt tới muôn ngàn cảnh đẹp chỉ còn mình ta trong “nhất dạ đế vương” và để rồi  không thể kiểm soát và không biết mình đang làm gì. Tột đỉnh sung sướng nên rất nhớ rồi sẵn sàng “cắn” một liều mỗi khi gặp điều không mong muốn hay cả khi cuộc đời không còn nhiều sở thích hay đam mê khác. Nếu “cắn” nhiều sẽ “ngáo đá” thôi. “Bạn con cắn nhiều phế  rồi, buồn sợ lắm”!

 

“Bác sĩ ơi, con không chơi nữa, lần này con quyết cách ly, xa mấy thằng bạn cũ, đi làm thật xa, đi đến nơi không ai biết con đã “chơi hàng đá”. Tốt lắm, nhưng “đơn phương độc mã”, không ai biết, nên chẳng ai khuyên răn hay tư vấn hỗ trợ thì có thể vẫn trượt dài dài, rồi sẽ có bạn mới và sẽ rất dễ thất bại. 

 

Bác sĩ không giúp con thuốc “cai”, thế giới không có “thuốc kìm cương cơn thèm” sao ? Có chứ, đối với nghiện heroin thì có Methadone, Naltrexone và Buprenorphine, nhưng với methamphetamine thì trước tiên là các phương pháp hành vi nhận thức trị liệu (tập hợp thành Matrix Model, và MIEDAR (Motivational Incentives for Enhancing Drug Abuse Recovery). Nhưng trước đó là cắt cơn giải độc và tiếp tục điều trị các triệu chứng tâm thần đang xảy ra. Tất nhiên cũng có một số loại thuốc có thể giảm đau hay êm dịu kết hợp vật lý trị liệu có tác dụng giảm hung hăng khi lên cơn tìm kiếm ma túy để sử dụng. Các loại thuốc “Tây”điều trị nghiện methamphetamine còn đang nghiên cứu khẳng định hiệu quả. 

 

Dù có thuốc, có phương pháp, nhưng với mỗi cộng đồng dân cư và  đặc điểm văn hóa khác nhau có thể ảnh hưởng không nhỏ tới thành công của Matrix Model hay MIEDAR. Tiếp xúc với người nghiện nội trú hay chưa ngoại trú, đa số người nghiện trả lời câu hỏi rất nhanh và đúng, có khi hỏi sâu hơn và kể lại những gì diễn ra khi lần đầu dùng methamphetamine một cách thực tế và đầy đủ hơn bài viết. Nếu hợp tác tốt với bác sĩ, khả năng cai thành công không nhỏ, nhưng khi gặp “sự kiện cuộc đời” mong muốn hay không mong muốn, người đã cai thành công rất dễ sử dụng trở lại. 

 

Xử lý ngộ độc methamphetamine

 

Cần nắm rõ trạng thái abuse, overdose and acute toxicity trong lĩnh vực nghiện ma túy từ bệnh lý (pathophysiology) như half-life và pH nước tiểu, quá trình sử dụng, liều lượng của methamphetamine, v.v… đến những xử lý tại phòng cấp cứu (emergency department care). Ngoài ra còn rất cần nhiều hiểu biết cơ bản liên quan khác đến loại chất ma túy mà bệnh nhân dùng cũng như chất lượng bào chế (hay pha chế) của nơi sản xuất và các trang thiết bị cấp cứu chuyên dùng.

 

Với nguồn nhân lực dồi dào được đào tạo từ Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Điều trị Nghiện chất ( Addiction Technology Transfer Center Network = ATTC) tại Hà Nội và Tp HCM, công tác điều trị nghiện (trong đó có xử lý cấp cứu ? ) chắc chắn sẽ mang lại nhiềi kiến thức hữu hiệu trong điều trị cấp cứu các trường hợp quá liều.  

 

Đối với xử lý ngộ độc Methamphetamine trong Hồi sức cấp cứu hay Khoa cấp cứu tổng hợp gồm các kỹ thuật chăm sóc hỗ trợ tức thì, kiểm soát đường thở, thở Oxy, hỗ trợ hô hấp và những theo dõi tương thích khác. Một số tác giả vẫn khuyến cáo dùng than hoạt tính nếu có thể được và cố định bệnh nhân. 

 

Hiện nay các bệnh viện đều được đầu tư trang thiết bị hiện đại trong cấp cứu, nhưng đáng tiếc là trong đó chưa có các bệnh viện tâm thần vì tính đặc thù của nó.

 

Trường ngộ độc quá liều trầm trọng cần xử lý cơn co giật và tình trạng loạn nhịp tim một cách nhanh chóng.  Điều chỉnh huyết áp, thân nhiệt, đặc biệt phải kiểm soát tình trạng kích động hành vi do loạn thần. 

 

Các thuốc nhóm benzodiazepines làm giảm các rối loạn hành vi và ngộ độc methamphetamine, dùng trong trường hợp xuất hiện cơn co giật. Tuy nhiên cần chú ý tác dụng ức chế hô hấp và nên dùng nhắc lại cho đến khi triệu chứng ổn định. Trong các loại thuốc kiểm soát loạn thần có thể dùng haloperidol chích tĩnh mạch liều tăng dần tùy theo triệu chứng (về cơ chế tác dụng bạn đọc có thể tìm hiểu về tác dụng đối kháng của các neuroleptiques thuộc nhóm butyrophenones, trong đó có hoạt động của dopamine tại CNS và làm giảm quá trình sản xuất dopamine do ngộ độc methamphetamine).

 

Thực tế xử lý cấp cứu bệnh nhân rối loạn hành vi nguy hiểm với nhiều triệu chứng ảo giác hoang tưởng rất hiệu quả với hai loại thuốc trên. Ngoài ra một số loại thuốc beta-blocker (nếu có) cũng nên dùng nhưng rất cần lựa chọn một cách chính xác. 

 

Trên đây là một số “động tác”xử lý không quá nhiều đối đội ngũ cấp cứu nội khoa và bài viết chỉ là những gợi ý cơ bản trong điều kiện thực tế của chuyên ngành tâm thần, sẽ còn nhiều thiếu sót, rất mong ý kiến đóng góp của bạn đọc. 

 

Bs Phạm Văn Trụ

 

Tham khảo: 

 

  • Methamphetamine. Drugsfacts. Advancing Addiction Sciences. NIDA. Revised January 2018. 
  • Drugs, Brains, and Behavior: The Science of Addiction. NIDA. last updated July 2018
  • Hallucinogen-Related Disorders. Robert N. Pechnick Ph.D. Kathryn A. Cunningham. Ph.D. Itai Danovitch MD.Pa 829-37.  Stimulant-Related Disorders. Mehmet Sofuoglu MD, PHD. Ariadna Forray MD 859-67. Glen O. Gabbard. MD. Gabbard’s Treatments of Psychiatric Disorders. American Psychiatric Association. 5th Edition. First Indian Pharmaceutical.2016.
  • John R Richards, MD, FAAEM; Chief Editor: Jeter (Jay) Pritchard Taylor, III, MD and more. Methamphetamine Toxicity Treatment & Management. Drugs & Diseases > Emergency Medicine. Updated: Aug 15, 2018.
  • Les neuropleptiques. Pr. J.L Senon. CSCT. Annee Universitaire. Universite de Poitier. Faculte de Medecine.  2002 – 2003.

 

 

Chia sẻ