KHẢO SÁT SƠ BỘ TỶ LỆ SA SÚT TÂM THẦN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN

474

I – ĐẶT VẤN ĐỀ : 

Nhờ sự phát triển kinh tế xã hội và chất lượng các dịch vụ y tế nên tuổi thọ của con người ngày càng tăng nhanh chóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhất là các nước đang phát triển. Thí dụ như năm 1994 ước tính có khoảng 32 triệu người trên 65 tuổi ở Mỹ và theo Phòng điều tra dân số Mỹ thì có lẽ con số này sẽ lên đến 50 triệu vào năm 2030. Từ năm 1960 đến năm 1994 toàn bộ dân số Mỹ tăng 45% nhưng quần thể người già tăng 100% (trong đó nhóm ³ 85 tăng 274%)1. Ở Việt Nam tuổi thọ trung bình của người dân đã tăng từ 66 tuổi năm 1979 lên đến 70 tuổi năm 1999 và tỷ lệ người dân ³ 65 tuổi đã tăng từ 3,9% năm 1979 lên đến 5,2% năm 19992.  Song hành với sự tăng tuổi thọ này là tỷ lệ các loại rối loạn tấm thần ở người già cũng sẽ tăng theo mà nổi bậc và phổ biến nhất là bệnh sa sút tâm thần. Khảo sát này được thực hiện nhằm đánh giá sơ bộ tỷ lệ bệnh sa sút tâm thần ở quần thể dân cư ³ 65 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.

 

II – TỔNG QUAN Y VĂN :

            II.1 – Thế giới

Được bắt đầu nghiên cứu và phân loại từ  thế kỹ 18 bởi Cullen (1787) với 3 dạng sa sút tâm thần là: sa sút bẩm sinh (chậm phát triển tâm thần), sa sút tuổi già và sa sút do chấn thương,tai nạn.

Đến 1822  nghiên cứu của Bayle và tiếp đó là Fournier rồi Noguchi đã góp phần biệt định về mặt giải phẫu bệnh học và căn nguyên của một thể sa sút tâm thần đó là bệnh liệt tiến triển.

Năm 1891 Klippel lại tách biệt được 1 thể sa sút tâm thần khác có liên quan tới các tổn thương xơ vữa mạch máu não để vài năm sau đó Biswansger đã mô tả chi tiết thực thể bệnh lý này dưới cái tên bệnh thoái hóa não do xơ vữa động mạch.

Năm 1905 lại Klippel cùng Lhermitte nhìn nhận có 1 dạng sa sút tâm thần khác hoàn toàn không liên quan gì tới mạch máu đó là tình trạng teo não và kế đó O. Fischer đã tìm ra một tổn thương giải phẫu bệnh hết sức đặc biệt và đặt tên nó là mảng tuổi già.

Năm 1907 Alzheimer đã mô tả các trường hợp bệnh lý sa sút tâm thần xuất hiện sớm trước tuổi già sau đó Perusini, Simchowics cũng đã tập hợp được một loạt các tổn thương thoái hoá não ở sa sút tâm thần.

Cũng trong các năm 1910 tới 1925 từ  bệnh lý sa sút tâm thần tuổi già người ta cũng đã biệt định được các tình trạng sa sút tâm thần có thể gặp ở những bệnh nhân trước tuổi già như bệnh Alzheimer và bệnh Pick.

Hiện nay ở các nước phát triển do tuổi thọ được tăng cao nên bệnh lý sa sút tâm thần trở nên một vấn đề lớn đối với hệ thống y tế. Ở Pháp ước tính khoảng 10% dân số 65 tuổi trở lên bị sa sút tâm thần (Chabannes và Sechier 1995), con số này ở Hoa Kỳ là 5% sa sút tâm thần nặng và 15% mức độ nhẹ (Kaplan 1998) còn ở Anh ở nhóm người trên 60 tuổi tỷ lệ này là 4% (Livingston 1990).Và hầu như các nghiên cứu đều nhận thấy cứ già đi 5 tuổi thì tỷ lệ bệnh lại tăng lên gấp đôi (Grob 2000,Chabannes 1995).
Bệnh lý phổ biến nhất là sa sút tâm thần dạng Alzheimer chiếm tới hơn một nửa tổng số sa sút tâm thần 50-60%, sa sút tâm thần do mạch máu não đứng thứ nhì chiếm gần 30% và còn lại là các dạng khác. Các nghiên cứu tử thiết cũng cho thấy có 50% tổn thương thoái hóa dạng Alzheimer, 15% do mạch máu và 25% tổn thương hỗn hợp (Grob 2000, Kaplan 1998 và Chabannes 1995).

Chiếm 5% ở người cao tuổi trên 65 và khoảng 20% người trên 85tuổi, sa sút tâm thần dạng Alzheimer gặp nhiều ở nữ hơn nam tuy nhiên tỷ lệ này có lẽ liên quan tới tuổi thọ ở nữ cao hơn nam. Yếu tố di truyền có một vai trò nhất định trong bệnh lý với tỷ lệ bệnh nhân có  tiền sử gia đình là 40%, có anh chị em sinh đôi bị bệnh là 43% so với 8% ở dân số chung. Di truyền theo tính trội đã được một số tài liệu nói tới. Mặt khác sự liên quan giữa bất thường ở nhiễm sắc thể 21 và Alzheimer cũng đã được đề cập (gène tổng hợp Protéine tiền chất của Amyloide nghi ngờ nằm ở nhiễm sắc thể 21). Ngoài ra theo kinh điển thì phần lớn các bệnh nhân bị hội chứng Down đều phát triển các tổn thương sa sút tâm thần dạng Alzheimer sau 30 tuổi. Yếu tố môi trường gần đây đã bị xem xét lại vì tỷ lệ Alzheimer thấp ở các nước đang phát triển dường như là hệ quả của khiếm khuyết của hệ thống y tế trong việc chẩn đoán sớm bệnh.

Chiếm tỷ lệ 15-30% tổng số sa sút tâm thần tuy nhiên sa  sút tâm thần do nguyên nhân mạch máu lại thường khởi phát sớm hơn khoảng 60-70 tuổi, gặp ở nam nhiều hơn nữ và liên quan tới các tổn thương nhồi máu não cấp và tái hồi. Các yếu tố nguy cơ của sa sút tâm thần do nguyên nhân mạch máu trùng với các yếu tố của tai biến mạch máu não đã biết như cao HA, bệnh tim, tiểu đường, cholestérol cao…

Các rối loạn tâm thần phối hợp trên tình trạng sa sút tâm thần cũng góp phần làm bệnh cảnh xấu đi, phổ biến là các biểu hiện hoang tưởng ảo giác, rối loạn hành vi, gây hấn, rối loạn cảm xúc và lo âu (Riesberg 1996).

            II.2 – Việt Nam

Khảo sát của BS. Lương Hữu Thông và cs3 (bệnh viện tâm thần Biên Hoà – 1998) trên 100 người người lớn tuổi (nam ³ 60 và nữ ³ 55 tuổi) ở khu phố 1, P. Trãng Dài, TP. Biên Hoà cho thấy tần suất bệnh Azheimer là 6%.

Khảo sát của GS. Trần Viết Nghị4 (Viện Sức Khoẻ Tâm Thần Trung Ương – 2000) trên 8.965 người (trong đó có 727 người > 60 tuổi) thuộc 2 phường ở TP. Thái Nguyên cho thấy tần suất sa sút trí tuệ là 0,64% trong dân số chung và 7,9% ở người lớn tuổi ( > 60 tuổi).

Khảo sát một số rối loạn tâm thần thường gặp trong dân số chung năm 20015 ( Dự án bảo vệ sức khoẻ tâm thần cộng đồng của Bộ Y Tế) ( mẫu dân số là 78.242 người ở 9 cụm dân cư có đặc điểm kinh, xã hội, địa lý khác nhau) cho thấy tỷ lệ mất trí tuổi già (F00 – F04) là 0,78%.

Khảo sát tỷ lệ mắc sa sút tâm thần ở 497 người từ 65 tuổi trở lên tại P.6, Quận Tân Bình và thị trấn Củ chi, huyện Củ chi do các sinh viên năm cuối Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bô y tế TP. Hồ Chí Minh thực hiện năm 2002 cho thấy có 39,2% trường hợp điểm số thang MMSE £ 23 và tỷ lệ sa sút tâm thần là 9,7%6.

III – MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

III.1 – Mục tiêu tổng quát 

Khảo sát tỷ lệ sa sút tâm thần ở quần thể dân cư ³ 65 tuổi tại TP. Hồ Chí Minh.


III.2 – Mục tiêu chuyên biệt 

–         Tỷ lệ sa sút tâm thần.
–         Các yếu tố dịch tể học liên quan.

IV – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 

         IV.1 – Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang

 IV.2 – Mẫu khảo sát: Chọn ngẫu nhiên 258 trường hợp người dân ³ 65 tuổi.

  IV.3 – Phương pháp nghiên cứu:

Mổi trường hợp (có thân nhân đi kèm) sẽ được phỏng vấn qua bảng câu hỏi sàng lọc MMSE. Nếu tổng số điểm thang MMSE £ 23 họ sẽ được khám tiếp để chẩn đoán xác định có sa sút tâm thần hay không. Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào DSM – IV. Trường hợp người bị phỏng vấn không thể làm thang MMSE vì các lý do như mù chữ, mắt kém, các rối loạn vận động ở tay ảnh hưởng đến sự viết hay vẽ thì họ sẽ được khám lâm sàng ngay từ đầu để có chẩn đoán xác định.

Số liệu sau đó sẽ được mã hoá, nhập vào máy vi tính và được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 7.5

V – KẾT QUẢ và NHẬN XÉT:

V.1 – ĐẶC ĐIỂM MẪU

V.1.1 – Tuổi:

Số trường hợp %

 

% dồn

 

Tuổi : 65-69

70-74

75-79

80-84

85-89

>=90

Tổng cộng

86

68

47

34

16

07

258

33,3

26,4

18,2

13,2

6,2

2,7

100

33,3

59,7

77.9

91,1

97,3

100

Nhận xét: Tuổi trung bình 73.88 ± 6.88 (65-94). Nhóm 65-69 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 1/3 mẫu.

V.1.2 – Phái tính:

Số trường hợp %
 Nam

Nữ

Tổng cộng

89

169

258

34,5

65,5

100

V.1.3 – Trình độ học vấn:

Số trường hợp %
 

Nhóm không đi học

Cấp 1

Cấp 2, 3, THCN

Cao đẳng, đại học

Tổng cộng

 

98

94

59

07

258

 

38

36.4

22,9

2,7

100

Nhận xét: Nhóm không được đi học chiếm tỷ lệ khá cao trong mẫu với gần 40%

V.1.4 – Nơi ở:

Số trường hợp %
 Nội thành

Ngoại thành

Tổng cộng

221

37

258

85,7

14,3

100

V.2 –SA SÚT TÂM THẦN

Tỷ lệ sa sút tâm thần là 20 trường hợp / 258 đối tuợng khảo sát chiếm tỷ lệ là 7.8%

V.2.1 – Phương thức chẩn đoán:

 

Số trường hợp sa sút tâm thần %
 MMSE và lâm sàng 09 45%
 Lâm sàng 11 55%
Tổng cộng 20 100%

Nhận xét:

+ Do mẫu có tỷ lệ không đi học khá cao nên 55% trường hợp được chẩn đoán qua lâm sàng mà không thực hiện được MMSE.
+ Nhóm sa sút tâm thần có thực hiện được MMSE thì có điểm trung bình  là 18,44 ± 2,83 (13  – 23).

V.2.2 – Các triệu chứng cần để chẩn đoán sa sút tâm thần ( theo DSM – IV).

Số trường hợp sa sút tâm thần %
– Gỉam trí nhớ :

+ Gần :

+ Xa :

+ Cả hai loại :

– Giảm sút các mặt hoạt động chức năng.

– Mất ngôn ngữ

– Mất động tác

– Mất nhận thức

– Rối loạn chức năng chấp hành :

 

07

03

10

20

 

13

03

02

09

 

 

35

15

50

100

 

65

15

10

45

V.2.3 – Điểm MMSE 

Không sa sút tâm thần Sa sút tâm thần
 MMSE ³ 25 144 0
 MMSE 20 – 24 12 3
 MMSE £ 19 03 6
 Tổng cộng 159 9

Nhận xét: Nhóm điểm MMSE từ 20 – 24 có tỷ lệ sa sút tâm thần là 20% nhưng nếu £ 19 thì tỷ lệ đó là 66.7%

V.2.4 – Phái tính

Nam Nữ
Không sa sút tâm thần 81 157
Có sa sút tâm thần 08 12
Tổng cộng 89 169

Nhận xét:   + Có 9% nam và 7% nữ  trong mẫu phỏng vấn bị sa sút tâm thần.
+ Trong tổng số các trường hợp sa sút tâm thần thì nữ chiếm 60% nam 40%.

 V.2.5 – Học vấn

Không sa sút tâm thần Sa sút tâm thần
 Không đi học 84 14
 Cấp 1 90 04
 Cấp 2, 3, THCN 57 02
 Caođẳng, Đại học 07 00
Tổng cộng 238 20

Nhận xét:   + Trong mẫu phỏng vấn thì nhóm không đi học có tỷ lệ bị sa sút tâm thần 14,2%,  4.4% và 3.8% ở nhóm cấp 1 và cấp 2, 3.
+ Trong tổng số các trường hợp sa sút tâm thần thì nhóm không đi học chiếm 70%

Chia sẻ