Ngày 09 /02 / 2011 – Hút cần sa có thể giữ vai trò nguyên nhân trong việc hình thành các triệu chứng loạn tâm thần, trong đó có bệnh tâm thần phân liệt ( TTPL ). Đây là kết quả của một nghiên cứu tổng phân tích trên 83 nghiên cứu (meta-analysis) của các Bs Matthew Large, MBBS và đồng nghiệp Khoa Dịch vụ sức khỏe tâm thần Bệnh viện Hoàng tử Wales và Khoa Tâm thần ĐH New South Wales, Sydney Australia.
Các tác giả phát hiện tuổi khởi phát các triệu chứng loạn thần trung bình sớm hơn 2,5 năm ở người hút cần sa so với người bị bệnh TTPL mà không hút cần sa. Tuy nhiên ở người nghiện và không nghiện rượu thì tuổi khởi phát này không có khác biệt rõ ràng ( về ý nghĩa thống kê).
Kết quả nghiên cứu này là thông điệp cho những người hút cần sa là có nguy cơ thực sự với bệnh loạn thần ( gặp nhiều nhất là bệnh TTPL), đặc biệt đối với thanh thiếu niên. Các tác giả còn lưu ý việc giảm sử dụng cần sa có thể làm chậm, thậm chí phòng ngừa một số trường hợp loạn thần.
Giảm hút cần sa có thể là một trong những cách thức thay đổi tiến triển của bệnh TTPL bởi vì khi bệnh TTPL khởi phát sớm thường có tiên lượng xấu và vì các yếu tố khác kèm với khởi phát sớm là yếu tố gia đình, giới tính không thay đổi.
Khởi phát sớm
Cần sa là chất gây nghiện được sử dụng phổ biến nhất, sau thuốc lá và rượu. Mặc dù các nghiên cứu trước kia cho thấy hút cần sa rất phổ biến ở bệnh nhân loạn tâm thần so với dân số chung nhưng các nhà nghiên cứu không thống nhất rằng sử dụng cần sa có liên quan đến nguyên nhân khởi phát bệnh sớm. Theo Bs Large, lạm dụng các chất gây nghiện tạo sức ép tức thì lên các triệu chứng loạn thần. Vấn đề ở đây là giữ lại mối liên quan giữa hút cần sa và các triệu chứng loạn thần – là lý thuyết liên quan tới nguyên nhân bệnh và thông điệp cho mọi người về tiềm năng ( liên quan của cần sa và bệnh TTPL)
Trong tổng phân tích này các tác giả so sánh tuổi khởi phát các triệu chứng loạn thần ở những bệnh nhân sử dụng thêm dược chất gây nghiện ngoài thuốc lá ( n = 8; tổng số 167) so với người sử dụng dược chất gây nghiện mà không hút thuốc lá ( n = 14, 352 ). Những bệnh nhân sử dụng chất gây nghiện được chia làm 3 nhóm: nhóm chỉ uống rượu, nhóm chỉ hút cần sa và nhóm sử dụng chất gây nghiện không đặc hiệu khác. Kết quả nhóm hút cần sa khởi phát các triệu chứng loạn thần sớm 2,70 năm so với nhóm không hút ( p < .001 ). Nhóm sử dụng chất gây nghiện không đặc hiệu khởi phát bệnh sớm hơn 2 năm so với nhóm không sử dụng ( p < .001).
Kết quả trên cổ vũ cho lý thuyết cho rằng sử dụng cần sa giữ vai trò nguyên nhân trong sự hình thành triệu chứng loạn thần và khẳng định sự cần thiết nghiên cứu sinh học thần kinh chuyên sâu hơn. Các tác giả lưu ý kết quả nghiên cứu là có khởi động “ tác động độc hại trực tiếp tới thần kinh do biến đổi hoạt động dopamine hay do các thay đổi khác của các chất chuyển vận thần kinh.
Ngay cả khi các không thể tránh được các triệu chứng loạn thần sẽ khởi phát, thì trong thời gian hơn 2 – 3 năm các hoạt động không bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng loạn thần cũng giúp bệnh nhân có thể đạt tới giai đoạn phát triển quan trọng của tuổi thanh thiếu niên và tuổi lớn hơn sau này, và có thể làm chậm đi tình trạng mất khả năng lao động phát sinh từ tình trạng loạn thần.
Không nhất thiết là nguyên nhân
Ts Cheryl M. Corcoran PGS tâm thần lâm sàng Trung tâm Y khoa ĐH Columbia, GĐ Trung tâm đánh giá phòng ngừa, chương trình nguy cơ loạn thần nhận xét đây là một nghiên cứu rất hoàn chỉnh, các tác giả đã tập trung rất nhiều vào phương pháp nghiên cứu và xem xét một số yếu tố quan trọng một cách rất cẩn thận như tỷ lệ nam hút cần sa ở các nghiên cứu khác nhau.
Nhìn tổng thể nam giới có khuynh hướng khởi phát triệu chứng loạn thần sớm và xu hướng dễ hút cần sa nhiều hơn. Các tác giả đã kiểm soát vấn đề này nhưng khẳng định không giải thích mối quan hệ giữa khởi phát sớm ở nam giới và xu hướng dễ hút cần sa. Đồng thời cũng không tính đến khoảng cách tuổi quá cao và xem xét chẩn đoán TTPL so với các chẩn đoán loạn thần khác bởi vì các nghiên cứu dịch tễ học đã xem xét hút cần sa và hậu quả loạn thần tập trung đặc biệt về TTPL
Đây là một nghiên cứu rất hoàn chỉnh và đúng chủ đề, kết quả phù hợp với các nghiên cứu khác và khẳng định những nghi ngờ về mối liên quan tuổi khởi phát loạn thần. Tuy nhiên Ts Cheryl cũng nghi ngại về kết luận của các nhà nghiên cứu là sử dụng cần sa có thể dẫn đến loạn thần. Có thể sử dụng cần sa thực sự là một dấu hiệu của khởi phát TTPL sớm, nhưng nó không có ý nghĩa “cái này gây ra cái kia”. Khi một người có triệu chứng loạn thần, họ không bị loạn thần “tất cả” ngay tức thì. Do vậy, trong thời gian đang diễn ra triệu chứng loạn thần, khi có những ý nghĩ và nhận thức bất thường, bị cô lập có thể có hành vi đưa đến hút cần sa.
Như vậy, các bác sĩ lâm sàng nên làm gì với người có nguy cơ bị bệnh TTPL. Theo Bs Corcoran , khi gặp một người trẻ hút cần sa và có hành vi kỳ lạ, có suy giảm các hạot động chức năng, thì nên điều trị tâm lý, thuyết phục giảm sử dụng cần sa. Các phương pháp tâm lý trị liệu gồm hành vi nhận thức trị liệu, trị liệu nhóm, …
Người trẻ tuổi thường có nhiều khó khăn, đặc biệt nếu họ có các biểu hiện giống triệu chứng loạn thần, họ rất cần tư vấn tâm lý giáo dục, ngay cả khi họ sẵn sàng sử dụng cần sa, tư vấn tâm lý giáo dục vẫn tốt cho họ để ngừng sử dụng vì các triệu chứng loạn thần sẽ bộc phát.
Bs Phạm Văn Trụ PGĐ BV TT, Trưởng nhóm hỗ trợ kỹ thuật Chương trình Methadone Tp HCM.
Theo Derobah Brauser. Cannbis use linked to earlier onset of psychotic disorder. Medscape Medical News Psychiatry. Arch gen Psychiatry February 7, 2011.