Lázaro Gómez, MDa,*; Belkis Vidal, MDb; Yaumara Cabrera, BAa; Lucila Hernández, BSa; and Yoysy Rondón, MScb
Người dịch: BS. Nguyễn Hải Nhật Minh – Phòng KHTH
Lo âu, cơn ám ảnh sợ, mệt mỏi, suy giảm nhận thức, và rối loạn giấc ngủ là những đặc điểm thường gặp ở những bệnh nhân sau giai đoạn cấp của bệnh coronavirus 2019 (COVID-19).1 Lo âu và trầm cảm có thể là những chẩn đoán tâm thần thường gặp nhất giai đoạn hậu COVID-19 (lần lượt là 12.8% và 9.9%).2 Người ta cho rằng phương pháp kích thích não không xâm lấn có thể là một công cụ giá trị giúp quản lý giai đoạn sau đợt nhiễm cấp ở bệnh nhân COVID-19, cải thiện các tình trạng đau cơ xương và giải phóng các đau khổ bệnh lý tâm thần do các yếu tố tâm lý xã hội xung quanh liên quan đến COVID-19 gây ra.3,4 Sử dụng phương pháp kích thích dòng điện một chiều xuyên sọ (transcranial Direct Current Stimulation – tDCS) dần trở thành một phương pháp lâm sàng phổ biến trong giới chuyên môn. Dù tDCS chỉ được phê duyệt cho các mục đích nghiên cứu, nhiều thử nghiệm đã cho thấy rằng các phiên trị liệu lặp lại với tDCS giúp cải thiện khí sắc và lo âu ở một số bệnh nhân.5–7 Chúng tôi đã lựa chọn sử dụng tDCS như một liệu pháp bổ trợ ở một bệnh nhân có các triệu chứng hậu nhiễm COVID.
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BỆNH
Người bệnh nam giới, 58 tuổi, tiền sử tăng huyết áp và các triệu chứng tiền lo âu, được chẩn đoán dương tính với virus corona 2 bằng xét nghiệm PCR (polymerase chain reaction). Ông được đưa vào bệnh viện và nhập vào khu cách ly do có các triệu chứng COVID-19 nhẹ. Vài ngày sau chẩn đoán, ông ấy than mệt mỏi và ho khan và được xử trí các can thiệp hỗ trợ phù hợp trong khoảng thời gian nằm viện. Sau 14 ngày, ông đã hoàn toàn sạch triệu chứng, xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính, và ông ấy được xuất viện. Hai tuần sau, ông ấy xuất hiện các triệu chứng lo âu nghiêm trọng và mệt mỏi, kèm các cơn hoảng sợ khi ra ngoài đi dạo, sau này tiến triển thành ám ảnh sợ khoảng trống khi ông từ chối rời nhà dù chỉ một lúc. Ông ấy cũng mô tả tình trạng suy giảm trí nhớ và mất động lực để quay lại các hoạt động thường ngày, cảm thấy trầm buồn kèm suy giảm các hoạt động nhận thức, và mất ngủ trầm trọng. Khi được thăm khám bởi nhân viên y tế, bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng hậu COVID mức độ trung bình (theo Tổ chức Y tế thế giới),8 với mức độ lo âu cao. Toàn bộ các kết quả xét nghiệm đều trong các giới hạn bình thường tại thời điểm đó, bao gồm X-quang ngực, điện tâm đồ, chụp cắt lớp vi tính sọ não, và các xét nghiệm máu. Ông ấy được khuyến cáo nên trị liệu tâm lý và thuốc (sertraline và clonazepam) nhằm kiểm soát rối loạn lo âu. Ông ấy từ chối một phần thuốc và đồng ý chỉ sử dụng clonazepam 1 mg mỗi tối nhằm giúp cải thiện giấc ngủ.
Bên cạnh đó, ông ấy chấp nhận và ký phiếu đồng thuận để được xem xét trị liệu bằng tDCS như một phương pháp điều trị thay thế không dùng thuốc nhằm điều trị triệu chứng lo âu và trầm cảm. Ông ấy trị liệu một phiên tDCS mỗi ngày (2 mA, 20 phút) trong 20 ngày. Chúng tôi chọn cách lắp đặt điện cực dương F3 và điện cực âm F4 (thiết bị NeuroConn tDCS, Berlin, Đức), do cách lắp đặt này đã được mô tả là có hiệu quả vừa phải giúp kiểm soát các triệu chứng lo âu và trầm cảm trong các nghiên cứu trước đây.9,10
Chúng tôi đã sử dụng các thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton Anxiety Rating Scale – HARS),11 thang đánh giá trầm cảm Hamilton (Hamilton Depression Rating Scale – HDRS),12 và Thang đánh giá mệt mỏi hiệu chỉnh (Modified Fatigue Impact Scale – MFIS)13 tại thời điểm trước và sau phiên trị liệu tDCS cuối cùng. Chúng tôi quan sát thấy khuynh hướng cải thiện tăng dần và vững bền tình trạng lo âu, khí sắc, và các mối quan hệ xã hội trong quá trình can thiệp. Sau phiên tDCS cuối cùng, chúng tôi ghi nhận sự suy giảm có ý nghĩa thống kê về các điểm số thang HARS, HDRS, và MFIS. Điểm lo âu của bệnh nhân giảm 24 điểm theo thang HARS, còn điểm HDRS giảm 20 điểm và MFIS giảm 50 điểm ( và ). Đồng thời, bệnh nhân cảm thấy rất khỏe, ít lo âu hơn cũng như ccải thiện tốt hơn về hoạt động thể chất và nhận thức. Không có cơn ám ảnh sợ nào được ghi nhận trong và sau khi can thiệp.
Hình 1:
Bảng 1
Kết luận
Theo các dữ liệu bệnh hiện nay, trường hợp sử dụng tDCS đầu tiên với mục đích tiếp cận quá trình quản lý các triệu chứng lo âu và trầm cảm ở một bệnh nhân mắc triệu chứng hậu COVID. Những kết quả nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ việc gia tăng các nghiên cứu đa lĩnh vực trong nhóm lớn các bệnh nhân mắc các triệu chứng hậu COVID.
Tài liệu tham khảo
- Ismael F, Bizario JCS, Battagin T, et al. Post-infection depressive, anxiety and post-traumatic stress symptoms: A prospective cohort study in patients with mild COVID-19. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry.2021;111:110341.
- Taquet M, Luciano S, Geddes JR, et al. Bidirectional associations between COVID-19 and psychiatric disorder: retrospective cohort studies of 62 354 COVID-19 cases in the USA. Lancet Psychiatry.2021;8(2):130–140.
- Pilloni G, Bikson M, Badran BW, et al. Update on the use of transcranial electrical brain stimulation to manage acute and chronic COVID-19 symptoms. Front Hum Neurosci. 2020;14:595567.
- .Baptista AF, Baltar A, Okano AH, et al. Applications of non-invasive neuromodulation for the management of disorders related to COVID-19. Front Neurol. 2020;11:573718.
- Loo CK, Alonzo A, Martin D, et al. Transcranial direct current stimulation for depression: 3-week, randomized, sham-controlled trial. Br J Psychiatry. 2012;200(1):52–59.
- Sampaio-Junior B, Tortella G, Borrione L, et al. Efficacy and Safety of Transcranial Direct Current Stimulation as an Add-on Treatment for Bipolar Depression: A Randomized Clinical Trial. JAMA Psychiatry.2018;75(2):158–166.
- Pavlova EL, Menshikova AA, Semenov RV, et al. Transcranial direct current stimulation of 20- and 30-minutes combined with sertraline for the treatment of depression. Prog Neuropsychopharmacol Biol Psychiatry.2018;82:31–38.
- World Health Organization. A clinical case definition of post COVID-19 condition by a Delphi consensus. Accessed November 4, 2021.
- Zhou Q, Yu C, Yu H, et al. The effects of repeated transcranial direct current stimulation on sleep quality and depression symptoms in patients with major depression and insomnia. Sleep Med. 2020;70:17–26.
- Sharafi E, Taghva A, Arbabi M, et al. Transcranial direct current stimulation for treatment-resistant major depression: a double-blind randomized sham-controlled trial. Clin EEG Neurosci. 2019;50(6):375–382.
- Hamilton M. The assessment of anxiety states by rating. Br J Med Psychol. 1959;32(1):50–55.
- Hamilton M. A rating scale for depression. J Neurol Neurosurg Psychiatry. 1960;23(1):56–62.
- Multiple Sclerosis Council for Clinical Practice Guidelines. Fatigue and Multiple Sclerosis: Evidence-Based Management Strategies for Fatigue in Multiple Sclerosis. Washington, DC: Paralyzed Veterans of America; 1998.