Một nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng trên hơn 40,000 bệnh nhân nghiện opioids tuổi từ 16 trở lên với 6 trị liệu ở các nhóm sau: người không điều trị, người uống Methadone hoặc Buprenorphine, người uống Naltrexone, người điều trị cắt cơn nghiện nội trú hoặc tại gia, người có can thiệp hành vi trị liệu thực hiện tư vấn ngoại trú hoặc nhập viện nội trú bán phần và người không trị liệu can thiệp hành vi có thực hiện tư vấn trị liệu.
Thời gian thực hiện từ 3 – 12 tháng, so sánh với người nghiện không áp dụng trị liệu nào.
Kết quả không lạm dụng quá liều chỉ có ở nhóm điều trị bằng Methadone hoặc Buprenorphine. Thực tế giảm 76% lạm dụng quá liều 76 % ở tháng thứ 3 và 59% ở tháng thứ 12. So sánh với nhóm không điều trị, Buprenorphine hoặc Methadone cũng góp phần giảm từ 32 % và 26 % cơn ngộ độc opioid cấp trầm trọng. Các cơn này được xác định khi bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu với chẩn đoán sử dụng opioid.
Mặc dù vậy, điều trị nghiện opioid bằng Methadone hoặc Buprenorphine chưa phổ biến, chỉ 12,5 % bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. Phương pháp điều trị phổ biến là can thiệp hành vi sau khi cắt cơn cai nội trú hoặc tại nhà (15,8%), không áp dụng trị liệu 5,2 %, điều trị với naltrexone 2,4% và trị liệu can thiệp hành vi 4,8%.
Trị liệu không can thiệp hành vi cũng góp phần giảm nguy cơ lạm dụng quá liều vào tháng thứ 12 và giảm nguy cơ ngộ độc cấp. Phát hiện này có thể phản ánh sự khác nhau của nhóm người trong các phương pháp trị liệu.
Các tác giả cũng nêu ra các rào cản trong điều trị bằng Methadone và Buprenorphine và đặt vấn đề tăng cường phương pháp trị liệu này.
Hiện nay, ngày càng nhiều bệnh nhân đến khám vì sử dụng Methamphetamine (hay hàng đá). Tuy nhiên, cũng giống như người nghiện opioid, việc điều trị khá phức tạp. Thực tế cho thấy, để điều trị nghiện nói chung cần tuân thủ và kiên trì kết hợp một số quy định sau:
1. Cách ly triệt để nguồn ma túy (heroin, hàng đá, v.v…). Bệnh nhân nghiện cần được cách ly trong các điều kiện an toàn tuyệt đối.
2. Khi bệnh nhân nghiện lên cơn vã (thiếu thuốc) phải được chăm sóc nội khoa đầy đủ, trong đó có sử dụng các thuốc chuyên khoa giảm tình trạng đau (thực thể) hay các triệu chứng rối loạn tâm thần theo quy định.
3. Phải có nhân viên tâm lý (hay bác sĩ chuyên khoa) thực hiện các phương pháp hỗ trợ thúc đẩy động cơ điều trị nghiện.
4. Cần (hoặc phải ) có thân nhân hiểu biết về nghiện ma túy, giúp đỡ theo dõi liên tục . Khi bệnh nhân ra khỏi cơn thiếu thuốc cần nhanh chóng giúp bệnh nhân có việc làm, dù chỉ là phụ việc cũng phải “trả lương” thích hợp, hay nói cách khác là có thưởng có phạt. Chính trong quá trình làm việc trở lại, người nghiện mới hình thành tư duy hay nhận thức mới ( giảm chi phí của gia đình, bản thân đã làm việc có tiền phụ thêm vào cuộc sống hàng ngày, theo thời gian sẽ không còn là người thừa ngay trong gia đình của mình, …).
Nghiện ma túy là một căn bệnh kéo dài, dễ tái phát và chỉ mang lại hiệu quả điều trị nếu áp dụng các biện pháp trên một cách kiên nhẫn trong thời gian dài.
Bs Phạm Văn Trụ.
Tham khảo: Study highlights effectiveness of methadone and buprenorphine
Science Highlight. February 28, 2020. NIDA