CÁC TRIỆU CHỨNG TÂM THẦN LÀM GIA TĂNG NGUY CƠ XUẤT HIỆN HÀNH VI TỰ SÁT Ở TRẺ VỊ THÀNH NIÊN

220

Một nghiên cứu từ nước Anh cho biết các triệu chứng tâm thần (TC TT) làm gia tăng nguy cơ xuất hiện hành vi tự sát ở trẻ vị thành niên  (VTN) trong dân số chung cũng như những trẻ có các rối loạn tâm thần (RL TT) được chẩn đoán.

Ts Ian Kelleher, Trường ĐH Ngoại khoa Hoàng gia ở Ireland, BV Beaumont, Dublin, và các cs nhận thấy các TCTT, các ảo thanh nguyên phát, làm gia tăng nguy cơ đối với bất kỳ hành vi tự sát nào lên gấp 10 lần ở cả hai thời kỳ đầu và cuối tuổi VTN.

Trẻ VTN bị các rối loạn trầm cảm cũng trải qua các TCTT gần như có khả năng tăng gấp 14 lần biểu lộ hành vi tự sát nghiêm trọng, bao gồm các kế hoạch và hành động tự sát, so với những trẻ VTN với các rối loạn trầm cảm không trải qua các TCTT nào.

Và trong số tất cả những trẻ VTN có ý tưởng tự sát, những trẻ cũng có các TCTT có nguy cơ tăng gấp 20 lần xuất hiện các kế hoạch hoặc hành động tự sát so với những trẻ cũng có ý tưởng tự sát nhưng  không có các TCTT.

“Sự có liên quan lâm sàng trực tiếp của những phát hiện này đó là tất cả các bệnh nhân đang tồn tại nguy cơ đối với hành vi tự sát nên tiếp nhận một đánh giá cẩn thận về các triệu chứng loạn thần và không phải chỉ là một sự tầm soát để loại trừ RLTT”. Điều quan trọng đó là các bác sĩ có ý thức về tầm quan trọng của các TCTT ở những bệnh nhân không loạn thần về nguy cơ đối với hành vi tự sát.

Nghiên cứu được công bố trên mạng vào ngày 29 tháng 10 trong Archives of General Psychiatry.

Những dấu hiệu nguy cơ 

Các tác giả lưu ý rằng các triệu chứng loạn thần đã được xem như là một dấu hiệu tiềm ẩn quan trọng của nguy cơ đối với hành vi tự sát, nhưng không có các nghiên cứu dịch tễ học nào báo cáo về các triệu chứng loạn thần và khả năng tự sát ở những người đã được đánh giá hành vi tự sát về mặt lâm sàng.

Các số liệu nghiên cứu hiện tại  từ 2 nghiên cứu bổ sung nhưng được chỉ đạo độc lập dựa trên dân số chung người Ái Nhĩ Lan: nghiên cứu về Phát triển Não ở trẻ VTN (ABD: Adolescent Brain Development) trên 1131 học sinh từ 11 đến 13 tuổi, và nghiên cứu Thời gian thử thách (CT: Challenging Times) trên 743 học sinh từ 13 đến 15 tuổi. Công cụ phỏng vấn được sử dụng ở cả 2 nghiên cứu là Bảng liệt kê các rối loạn cảm xúc và bệnh tâm thần phân liệt dành cho trẻ tuổi đi học, phiên bản hiện tại và cả đời sống (K-SADS).

Gần 22% cỡ mẫu ABD báo cáo các triệu chứng loạn thần, hầu hết xuất hiện trong vòng 3 tháng qua. Tổng cộng có 7% cỡ mẫu tương tự báo cáo hành vi tự sát – 6.8% ý tưởng tự sát; 3.7% có các kế hoạch tự sát đặc hiệu; và 0.4% (1 người tham gia) báo cáo hành động tự sát. Có 7% cỡ mẫu CT cũng báo cáo các triệu chứng loạn thần, và 13% báo cáo hành vi tự sát.

Trong số này, 13.2% báo cáo ý tưởng tự sát; 5% báo cáo các kế hoạch tự sát đặc hiệu; và 3.3% báo cáo hành động tự sát.

“Trong cả 2 nghiên cứu ABD và CT, những trẻ VTN với chẩn đoán RLTT được cộng thêm các TCTT có tỷ lệ hành vi tự sát tăng hơn 5 lần so với những trẻ VTN có 1 RLTT được chẩn đoán nhưng không có các triệu chứng loạn thần”.

Các triệu chứng tâm thần và các tỷ lệ hành vi tự sát

Tất cả hành vi tự sát được điều chỉnh phù hợp với giới tính, tỷ lệ Odds Giá trị P
Mẫu chung nghiên cứu ABD 10.23 < .001
Mẫu chung nghiên cứu CT 10.50 < .001
Nghiên cứu ABD với rối loạn tâm thần 5.13 .03
Nghiên cứu CT với rối loạn tâm thần 5.31 .02

Các kế hoạch tự sát

Vấn đề “đáng quan tâm” là phần lớn trẻ VTN có các kế hoạch tự sát hoặc hành động tự sát báo cáo các triệu chứng loạn thần ở cả 2 nghiên cứu ABD (60%) và CT (55%). Đây là một sự kiện đặc biệt cho rằng các kế hoạch tự sát và hành động cố tình tự sát trong tiền sử đã được chứng minh là một trong những yếu tố nguy cơ dự báo sớm nhất đối với hành vi tự sát thành công.

Các tác giả cũng lưu ý rằng trẻ VTN hiếm khi tình nguyện cung cấp thông tin về các triệu chứng loạn thần trừ phi được hỏi trực tiếp.

Mặt khác, họ đã phát hiện ra trẻ VTN thường sẵn sàng nói về những trải nghiệm của chúng đáp lại việc đặt câu hỏi trực tiếp, và nhạy cảm.

Bs Trần Thi Thu Phương, Khoa Trẻ em Bv TT Tp HCM.

Theo Pam. Harrison. Psychotic symptoms increase teen’ risk for sucidal behavior. Medscape Medical News. Psychiatry.