“BẰNG CHỨNG MẠNH NHẤT CHO ĐẾN HIỆN TẠI” LIÊN QUAN GIỮA THUỐC KHÁNG CHOLINERGIC VỚI SA SÚT TÂM THẦN.

379

Một nghiên cứu mới cho kết quả là bằng chứng mạnh nhất về các thuốc kháng cholinergic có thể làm gia tăng nguy cơ suy sút trí tâm thần ở người cao tuổi.

Đó là những thuốc được sử dụng thông thường, ước tính chúng được sử dụng cho gần 20% dân số người cao tuổi bởi nhiều bệnh, gồm các thuốc kháng histamine phổ biến được bán không kê toa cũng như thuốc gây ngủ, như diphehydramine (công ty Benadryl, McNeil-PPC), thuốc giảm dị ứng chlorpheniramine; oxybutynin và tolterodine trong điều trị bệnh bàng quang kích thích; thuốc chống trầm cảm ba vòng doxepin hoặc amitriptyline, ngay khi được sử dụng ở liều thấp để ngăn ngừa migraine hoặc đau thần kinh.

Nghiên cứu mới này đăng trực tuyến trên JAMA Internal Medicine ngày 26 / 01, do một nhóm tác giả, đứng đầu là Dược sĩ Shelly Gray, ĐH Washington, Seattle tiến hành. Kết quả là “phát hiện mối liên hệ đáp ứng-liều rõ ràng giữa sử dụng thuốc kháng cholinergic và nguy cơ phát triển sa sút tâm thần: liều sử dụng càng cao, nguy cơ càng cao.”

Liều thấp cũng được đề cập

Khi chỉ sử dụng liều tối thiểu hiệu quả của các thuốc này cho một giai đoạn kéo dài cũng đủ tiêu chuẩn cho việc sử dụng liều cao và được ghi nhận có nguy cơ cao sa sút tâm thần so với nhóm không sử dụng nhiều thuốc. “Không phải sử dụng quá mức, nhưng sử dụng nhiều thuốc này lâu dài và mạn tính – ngay cả liều thấp – cũng dẫn đến nguy cơ sa sút cao nhất.”

Tác giả cho rằng mặc dù các nghiên cứu trước cho thấy có liên kết chặt chẽ giữa các thuốc kháng cholinergic với các vấn đề (suy giảm) nhận thức, nhưng mọi người và ngay cả hầu hết các bác sĩ cũng chưa ý thức được điều này. “Thuốc kháng cholinergic thật sự có những tác dụng phụ rõ ràng, như khô miệng, táo bón, và bí tiểu, và đã có sự thay đổi trong việc sử dụng chúng, nhưng chúng vẫn được kê toa rất phổ biến và có thể mua như những thuốc không kê đơn.”

Trong khi nghiên cứu này mở rộng những phát hiện trước đây trên sự liên quan giữa thuốc kháng cholinergic với những vấn đề nhận thức, nhưng nó chưa minh chứng quan hệ nhân quả bởi vì chỉ dựa trên dữ liệu quan sát.

Ts Gray cho rằng “chúng ta đã không chứng minh được những thuốc này gây sa sút tâm thần , nhưng kết quả của chúng ta củng cố mối quan tâm về vấn đề này.”

Những thuốc này có thể gây choáng váng hoặc lú lẫn trong thời gian ngắn đã được ghi nhận trong phần thông tin kê đơn, không đề cập đến tác dụng lâu dài trên nhận thức. Nhìn chung ý thức về vấn đề này còn rất kém, “dược sĩ và bác sĩ có thể cũng không biết. Giáo dục và khuyến cáo vấn đề này rất quan trọng, cả cộng đồng và bác sĩ cần được động viên sử dụng điều trị thay thế khi có thể.”

Ts Gray ghi nhận rằng tất cả những nghiên cứu về vấn đề này được tiến hành ở bệnh nhân lớn tuổi, chưa có dữ liệu về cách thức có thể tác động trên người trẻ.

Nghiên cứu trên cộng đồng mới đây bao gồm 3434 người lớn tuổi (trung bình 73 tuổi). Việc sử dụng thuốc của họ trên 10 năm được tìm hiểu từ các hồ sơ dược, và chúng được theo dõi trung bình thêm 7.3 năm với tầm soát sa sút tâm thần mỗi 2 năm trong suốt thời gian theo dõi.
Kết quả khoảng 20% dân số đang sử dụng thuốc kháng cholinergic. Các nhà nghiên cứu dựa trên trên liều tối thiểu hiệu quả của thuốc kháng cholinergic và sau đó tính sự tiếp xúc tích lũy, nó được xác định như tổng liều hàng ngày qui chuẩn (total standardized daily doses -TSDD) trong 10 năm qua. Qua thời gian theo dõi, 797 đối tượng tham gia (23.2%) tiến triển tới sa sút tâm thần, và 637 trong số đó (79.9%) tiến triển thành bệnh Alzheimer.

Mối liên hệ đáp ứng-liều tích lũy 10 năm được quan sát cho sa sút tâm thần, kết quả được ghi nhận cho bệnh Alzheimer.
TSDD của thuốc kháng cholinergic và nguy cơ sa sút trí tuệ (so với Không Sử dụng)

TSDD Hazard Ratio (Khoảng tin cậy 95%)
1 – 90 0.92 (0.74 – 1.16)
91 – 365 1.19 (0.94 – 1.51)
366 – 1095 1.23 (0.94 – 1.62)
>1095 1.54 (1.21 – 1.96)

Ts Gray giải thích việc sử dụng thuốc kháng cholinergic ở liều tối thiểu hiệu quả hàng ngày mỗi ngày trong 3 năm sẽ dẫn đến nguy cơ cao nhất. “Bạn cũng có thể mắc nguy cơ cao nhất nếu như thỉnh thoảng sử dụng liều này trong thời gian dài hơn, hoặc một liều cao hơn trong thời gian ngắn hơn.”

“Dữ liệu rất đáng tin cậy”

Đồng tác giả bình luận, Dược sĩ Noll L. Campbell, Purdue University College of Pharmacy, West Lafayette, ở Indiana, và Bs Malaz A. Boustani, từ Regenstrief Institute and Indiana University School of Medicine, Indianapolis, Indiana cho biết nghiên cứu này mang lại “bằng chứng mạnh mẽ đánh dấu rằng các thuốc kháng cholinergic gây ra sa sút tâm thần.”

Ts Campbell, người đã thực hiện một số nghiên cứu khác cũng ghi nhận những phát hiện tương tự và cho biết nghiên cứu gần này có hồ sơ tiền sử sử dụng thuốc dài nhất, mang lại “dữ liệu đáng tin cậy, có thể mang lại kết quả tốt nhất trong nghiên cứu quan sát.” “Ngay ở những liều thấp nhất trong nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ sa sút tâm thần tăng khi sử dụng lâu dài, có vẻ như một tác dụng tích lũy; ử dụng càng nhiều thì nguy cơ càng cao.”

“Hiện tai chúng tôi có một vài nghiên cứu đều đề nghị rằng thuốc kháng cholinergic có liên quan đến những suy giảm nhận thức. Mặc dù nhiều bác sĩ lão khoa và bác sĩ tâm thần có thể ý thức được dữ kiện này, nhưng những thuốc mà bác sĩ gia đình kê đơn có thể không ý thức điều đó.

Ts Gray cho rằng những nghiên cứu trong tương lai sẽ chú trọng trên sự tìm hiểu cơ chế hóa sinh mà nó có thể ẩn dưới mối liên quan này, số ít những bệnh nhân cho phép tiến hành nghiên cứu giải phẫu bệnh lý mô não, từ đó có thể giúp đưa ra tia sáng cho hướng đi này.
Ts Campbell cho rằng bước tiếp theo có thể là một thử nghiệm ngẫu nhiên để tìm kiếm nguy cơ sa sút tâm thần ở những bệnh nhân mà họ đã, đang sử dụng thuốc kháng cholinergics này và tiến hành nghiên cứu khi bệnh nhân tiếp tục hoặc ngưng thuốc.

Ths Bs Nguyễn Văn Thống. BM Tâm thần ĐHYK Cần Thơ.

Theo Sue Hughes. ‘Strongest Evidence Yet’ Links Anticholinergic Drugs, Dementia. JAMA Intern Med. Published online January 26, 2015. Abstract Editorial. January 27, 2015. Medscape Medical News > Neurology