Người trưởng thành có hành vi tự gây hại cho thấy sẽ có nguy cơ tự tử trong năm kế tiếp.
Theo Gs Ts Mark Olfson, Trung tâm YK ĐH Columbia, New York City, kết quả nghiên cứu đặt vấn đề cố gắng tập trung đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trải qua hành vi tự gây hại trong thời gian vài tháng sau khi hành động, đặc biệt đối với bệnh nhân tự gây bạo lực với súng cá nhân. Đối với những bệnh nhân này phải nhập viện cấp cứu, tăng cường kiểm soát và can thiệp về các rối loạn tâm thần nhằm giảm nguy cơ tự tử. Hơn nữa, cần khuyến khích thân nhân các biện pháp ngăn chặn dùng vũ khí hoặc chuyển vũ khí khỏi nhà.
Các nhà nghiên cứu khảo sát số liệu trên 62,000 bệnh nhân của 45 bang được chẩn đoán có hành vi tự gây hại lần đầu trong thời gian từ 2001- 2007. Kết quả gần 20%, hầu hết là người lớn tuổi đã được điều trị rối loạn tâm thần như trầm cảm, nghiện rượu đã tái diễn hành vi tự hại sau một vài năm.
Tỷ lệ tự sát ở những bệnh nhân này tăng gấp 37 lần so với dân số chung, trong đó bệnh nhân nam tử vong cao hơn 2 lần so với bệnh nhân nữ, và bệnh nhân lớn tuổi chết nhiều hơn 3 lần so với bệnh nhân trẻ tuổi.
Một báo cáo của Trường ĐH Princeton cho biết người da trắng chưa học đại học có nguy cơ tử vong sớm (nếu có hành vi tự gây hại). Nguyên nhân do tỷ lệ ngộ độc ma túy, rượu và tự tử cùng với tỷ lệ bệnh tim mạch.
Trong một nghiên cứu mới về tự tử, 2/3 trường hợp tự tử trong thời gian có hành vi tự hại là bạo lực, và hơn 40% số này liên quan tới súng cá nhân. Nguy cơ tự tử này cao gấp 10 lần trong tháng đầu xảy ra hành vi tự hại với cách thức bạo lực so với thời gian 11 tháng sau đó. Nghiên cứu này xác nhận giả thuyết sử dụng vũ khí hoặc hành vi bạo lực khác gây hại bản thân gia tăng nguy cơ tự tử ngay trong thời gian ngắn.
Nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Tâm thần Hoa Kỳ ngày 21/3/2017.
Bs CK II Nguyễn Đăng Khoa.PGĐ Bv TT Tp HCM
Theo
Robert Preidt. Self-Harm Can Be a Harbinger of Suicide. Friday, March 31, 2017. HealthDay.
SOURCE: Columbia University Medical Center, news release, March 21, 2017