TRẦM CẢM KHÁNG TRỊ CÓ LIÊN QUAN VỚI BỆNH PARKINSON

237
Trầm cảm không chỉ là một trong các yếu tố dẫn đến bệnh liệt rung Parkinson (Parkinson’s Disease=PD) mà trầm cảm kháng trị (không đáp ứng điều trị) ở người lớn tuổi cũng làm tăng nguy cơ phát bệnh Parkinson. Các bác sĩ nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trầm cảm có nguy cơ bị PD cao gấp 3 lần so với bệnh nhân PD không trầm cảm.

Kết quả và nhận định như vậy nhưng Ts Albert C. Yang Khoa Tâm thần ĐH Quốc gia Chung=Cheng và Viện trường Cựu chiến binh Đài Bắc Đài Loan và cộng sự không muốn người bệnh trầm cảm lo lắng vì không thể tránh được quá trình phát bệnh Parkinson.

Ts Yang trợ giảng Trường ĐH Harvard Boston, Massachusetts cho biết cần cẩn thận ví không muốn bệnh nhân trầm cảm sẽ lên cơn hoảng loạn. Hai yếu tố nguy cơ chủ yếu của PD là lớn tuổi và trầm cảm khó điều trị, chứ không phải tất cả bệnh nhân trầm cảm.

Dựa trên số liệu nghiên cứu bảo hiểm quốc gia Đài Loan, với mẫu nghiên cứu gồm 4,636 bệnh nhân trầm cảm và 18,544 người không trầm cảm, các tác giả phân tích hồi cứu bệnh nhân trên 20 tuổi từ tháng 1/200- đến 31/12/2001 về 4 nhóm tuổi và giới tính, ngẫu nhiên, có kiểm soát với người không trầm cảm.

Kết quả từ 2002 – 2009, 66 bệnh nhân trầm cảm (1,42%) và 97 người nhóm chứng (0,52%) được chẩn đoán PD. Sau khi xử lý bổ sung tuổi và phái, kết quả HR (Harzard Ratio) ở bệnh nhân mắc PD trong quá trình theo dõi là 3,24 lần (95% CI, 2.36 – 4.44; P<,001) cao hơn so với nhóm chứng không trầm cảm.

Nguy cơ dẫn tới PD tiếp tục tăng trong thời gian theo dõi. Sau khi loại số bệnh nhân bị PD đã được chẩn đoán trong 2 năm theo dõi, tỷ lệ (HR=3.10)  ở bệnh nhân trầm cảm (đang tiếp tục điều trị) vẫn cao hơn so với nhóm chứng không trầm cảm. Sau khi loại bỏ bệnh nhân trầm cảm  đã bị PD, theo dõi tiếp 5 năm, tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm bị PD (HR = 2,84) vẫn cao hơn nhóm chứng không trầm cảm.

Kết quả cũng cho thấy bệnh nhân trầm cảm lớn tuổi (OR 1.09; 95% CI, 1.07 – 1.11; P<0.001) là một yếu tố nguy cơ của PD. Nêu phân 2 nhóm bệnh nhân < 65 tuổi và > 65 tuổi, tỷ lệ HR bệnh nhân nhóm >65 tuổi bị PD cao hơn 10,39 lần so với nhóm <65 tuổi.

Ts Yang cho biết kết quả phân tích trên nhấn mạnh trầm cảm là yếu tố nguy cơ độc lập đối với PD hơn là triệu chứng sớm của PD và “khởi phát bệnh trầm cảm ở người lớn tuổi có thể là một yếu tố nguy cơ mắc PD”.

Đối với bệnh nhân trầm cảm không đáp ứng với thuốc chống trầm cảm 60 ngày sẽ tăng 2 lần hoặc hơn khả năng bị PD sau 2 năm được chẩn đoán là một nguy cơ khác dẫn đến mắc bệnh Parkinson (OR 2.18; 95% CI, 1.18 – 4.02; P=.013). Phát hiện này có thể gợi ý là ngộ độc thần kinh ở bệnh trầm cảm có liên quan tới trầm cảm kháng trị và trầm cảm càng kháng trị thì càng nhiều nguy cơ mắc PD.

Ts Yang cho rằng bệnh nhân trầm cảm kháng trị thường được dùng “thêm” các thuốc khác ngoài thuốc chống trầm cảm như thuốc chống loạn thần; kết quả là tình trạng bệnh trở nên phức tạp hơn và có thể góp phần gia tăng nguy cơ bị PD.

Tuy nhiên, nguy cơ bị PD không hạn chế ở bệnh nhân được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán. Theo một phân tích độ nhạy mẫu nghiên cứu cho thấy HR mắc PD cao 2,52 lần ở bệnh nhân trầm cảm mới được bác sĩ chuyên khoa và không chuyên khoa chẩn đoán so với nhóm chứng. Chẩn đoán này không phải là không phổ biến ở Đài Loan đối với các bác sĩ gia đình trong chẩn đoán và kê toa thuốc chống trầm cảm.

Các thuốc chống trầm cảm có làm tăng chẩn đoán trầm cảm hay không? Để trả lời câu hỏi này, kết qủa nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt giữa việc sử dụng thuốc chống trầm cảm ở bệnh nhân có PD hay không có PD. Kết quả này gợi ý rằng thuốc chống trầm cảm không thực sự là yếu tố góp phần PD. Các tác giả cho rằng có các yếu tố khác, ví dụ chính trầm cảm gây ra PD.

Một điều lý thú khác là giới tính không phải nguy cơ đối với PD. Đây có thể là nguyên nhân, không như dân cư Bắc Mỹ, tần suất PD nam nữ ở Đài Loan tương đương nhau.

Suy giảm chất chuyển vận thần kinh monoamine và tình trạng viêm nhiễm mạn tính có thể giải thích một phần mối quan hệ giữa trầm cảm và PD. Ts Yang phỏng đoán 2 hóa chất thần kinh trung gian dopamine và serotonine có thể đóng vai trò trong cả trầm cảm và PD. Ở bệnh nhân trầm cảm, dopamine có liên quan tới triệu chứng trầm cảm như các biểu hiện thiếu nghị lực.

Nghiên cứu này không xem xét thông tin tiền sử gia đình bệnh nhân Parkinson và các yếu tố như sử dụng café, hút thuốc lá hoặc yếu tố môi trường có tiếp xúc với các loại hóa chất diệt côn trùng. Một giới hạn khác của nghiên cứu là không đánh giá hiệu quả chăm sóc bệnh nhân trầm cảm nhưng cung cấp thông tin về quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm.

PD là căn bệnh phổ biến thứ 2 sau bệnh Alzheimer, khoảng 1 – 2 % ở người trên 65 tuổi.

Tuy nhiên , theo Ts Rajesh Pahwa, GĐ Trung tâm bệnh Parkinson và Rối loạn vận động thuộc Trung tâm Y khoa Trường ĐH Kansas cho rằng gộp trầm cảm khó trị hay trầm cảm kháng trị như một nguy cơ PD trong nghiên cứu này còn một số giới han. Đó là nghiên cứu hồi cứu sử dụng số liệu của bảo hiểm, mặc dù hấp dẫn, nhưng chẩn đoán trầm cảm và PD phải được các bác sĩ lâm sàng tiến hành độc lập với các tiêu chuẩn chẩn đoán hiện hành. Trầm cảm luôn có những triệu chứng “tiền vận động” xảy ra trước khi chẩn đoán PD có thể là một yếu tố nguy cơ của PD.

Bs Phạm Văn Trụ. Bv TT Tp HCM.
Theo Pauline Anderson. Treatment-Resistant Depression Linked to Parkinson’s. Medscape Medical News > Neurology. Oct 02, 2013