THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN ĐỐI VỚI TRẺ EM & THANH THIẾU NIÊN

74

Hai loại thuốc chống loạn thần thế hệ hai được dùng rộng rãi hiện nay đã không có ưu thế vượt trội so với thế hệ thứ nhất sau 8 tuần điều trị trong nghiên cứu điều trị 116 bệnh nhi tuổi từ 8-19 được chẩn  đoán: tâm thần phân liệt, rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn thể phân liệt. 50% bệnh nhi được điều trị với thuốc chống loạn thần thế hệ thứ nhất, Molindone có cải thiện nhiều hoặc rất nhiều so với 46% nhóm dùng Risperidon và 34% nhóm dùng Olanzapin. Sikick và đồng sự cũng có khảo sát các tác dụng phụ( đối kháng) gồm: 18% chứng bồn chồn trong nhóm dùng Melindone mặc dù có dự phòng với Benztropine. Ở người trẻ dùng Olanzapin sẽ tăng cân trung bình khoảng 6,1 kg và dùng Risperidon tăng khoảng 3,6 kg. Nhóm Olanzapin cũng có sự tăng đáng kể cholesterol, low-desity-lipoprotein, insulin và men chuyển ở gan. Điều trị với Olanzapin cũng có thể phải gián đoạn nửa chừng trong thời gian nghiên cứu vì những tác dung phụ nêu trên. Findling và cộng sự so sánh một loại thuốc chống loạn thần thế hệ hai khác, Aripriprazole với giả dược để điều trị thanh thiếu niên mắc tâm thần phân liệt. Với cả 2 liều 10 và 30mg/ngày  Aripriprazole đều giúp giảm điểm đáng kể trong thang đánh giá Hội chứng Âm tính-Dương tính ở tuần thứ 6, sự khác biệt là ở liều 30mg kết quả điểm đánh giá giảm được ghi nhận ngay tuần thứ nhất. Hiện tượng tác dụng phụ thường thấy nhất dối với Aripriprazole là rối loạn ngoại tháp, ngủ gà và run. Nồng độ prolactin thấp dược phát hiện trong 34% và 26% lần lượt với liều 10mg và 30mg Aripriprazole tương ứng/ ngày so với 8% của nhóm chứng( giả dược)…

THAM KHẢO:

Antipsychotics for Children, Adolescents. (AM J Psychiatry165:2A. November 2008 doi:10.117/ appi.ajp.2008.165.11.A52)

 

Bs.Nguyễn Tú Khoa TE – BVTT