NHÂN NGÀY PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ: TỪ Ý TƯỞNG KHÔNG THÍCH SỐNG ĐẾN HÀNH VI TỰ SÁT ĐỀU PHÒNG NGỪA ĐƯỢC – Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM //3xdata.com Thầy Thuốc Tận Tâm Sun, 10 Dec 2023 17:00:04 +0000 vi hourly 1 //wordpress.org/?v=4.7.5 NHÂN NGÀY PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ: TỪ Ý TƯỞNG KHÔNG THÍCH SỐNG ĐẾN HÀNH VI TỰ SÁT ĐỀU PHÒNG NGỪA ĐƯỢC – Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM //3xdata.com/nhan-ngay-phong-chong-tu%cc%a3-tu%cc%89-tu-y-tuo%cc%89ng-khong-thich-song-den-hanh-vi-tu%cc%a3-sat-deu-phong-ngua-duo/ //3xdata.com/nhan-ngay-phong-chong-tu%cc%a3-tu%cc%89-tu-y-tuo%cc%89ng-khong-thich-song-den-hanh-vi-tu%cc%a3-sat-deu-phong-ngua-duo/#respond Mon, 14 Aug 2017 12:55:54 +0000 //bv-rumit.rhcloud.com/?p=2658 NHÂN NGÀY PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ: từ ý tưởng không thích sống đến hành vi tự sát đều phòng ngừa được Tự tử gây nên cái chết đứng hàng thứ 11 ở Hoa kỳ, đối với nam giới xếp hàng thứ 8; ở thanh thiếu niên là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong […]

The post NHÂN NGÀY PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ: TỪ Ý TƯỞNG KHÔNG THÍCH SỐNG ĐẾN HÀNH VI TỰ SÁT ĐỀU PHÒNG NGỪA ĐƯỢC appeared first on Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM.

]]>
NHÂN NGÀY PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ: từ ý tưởng không thích sống đến hành vi tự sát đều phòng ngừa được

Tự tử gây nên cái chết đứng hàng thứ 11 ở Hoa kỳ, đối với nam giới xếp hàng thứ 8; ở thanh thiếu niên là 1 trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu; ý định, mưu toan tự tử ở nữ cao gấp 3 lần nam giới. Có thể phòng ngừa được tự tử và các bác sĩ lâm sàng phải luôn luôn nhận thức được các nguy cơ tự tử.  Đó là những kết quả và nhận định của  Hội nghiên cứu tự tử Hoa kỳ năm 2006.

Tự tử diễn ra trước hết là có ý định mưu toan tự tử như sẽ tự gây chết bằng uống một số lượng thuốc chết người và mọi người cho rằng đó là tai nạn. Khi không phát hiện được tai nạn, người bệnh sẽ tử vong.

Thứ hai là có điệu bộ ám chỉ muốn tự tử một cách bất thường với các hành vi như khóc lóc kêu gọi giúp đỡ, đánh động chú ý,?/p>

Điều thứ ba là có hành động mạo hiểm hay hành động gây nguy hiểm (có thể hiểu như hành động thách thức): ví dụ khi uống thuốc tự tử nhưng tin rằng thân nhân sẽ biết hoặc hiện diện trước khi cái chết xảy ra. Người bệnh thách thức và nghĩ rằng họ sẽ được cứu sống kịp thời.

Cuối cùng là người bệnh trở lại xem phản ứng của người thân, được chăm sóc gì? Người thân đã biết lỗi về cách cư xử gây ra ý định và hành vi tự tử chưa, đây được xem là lời kêu gọi, “vòi vĩnh?giúp đỡ gián tiếp.

Trên đây là một trong những ví dụ diễn tiến chung về tự tử. Các nhà nghiên cứu cho rằng tiến trình tự tử thường diễn ra tương tự, nhưng có thể quá nhanh ở người này và chậm ở người khác. Vấn đề là các yếu tố nguy cơ dẫn đến tự tử tương ứng với sự trầm trọng của ý định và mưu toan tự tử.

Bệnh nhân Ng N T 46 tuổi ngụ tại Tp HCM, chồng mất cách 01 năm vì bệnh nặng, nhập viện vì đòi nhảy sông tự tử, được chẩn đoán là giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn tâm thần. Trước nhập viện, bệnh nhân thua số đề với số tiền khá lớn sau đó các triệu chứng trầm cảm nặng xuất hiện, nghĩ nhiều đến cái chết, viết thư tuyệt mệnh, nhảy sông tự tử một lần đã được cứu sống. Sau thời gian điều trị chăm sóc cấp I bệnh nhân khai không còn ý định muốn chết, xin xuất viện nhưng vẫn buồn chán,…

Các yếu tố như mất việc làm, mất người thân yêu, ly dị.v.v?tác động rất nhiều đến tự tử. Người có gia đình ít tự tử hơn người độc thân, người ly dị hay góa bụa; người cô đơn tự tử nhiều hơn người sống có gắn bó với người thân, với cộng đồng.Tự tử diễn ra ở các cộng đồng có nền văn hóa khác nhau cũng có một vài đặc điểm riêng biệt. Nhưng nhìn chung sự thay đổi về kinh tế và thời điểm biến chuyển đặc biệt cũng làm tăng tỷ lệ tự tử.

Các phương tiện truyền thông khai thác quá mức tính tò mò hiếu kỳ cũng là những tác động không nhỏ đối với người có ý định và mưu toan tự tử. Vũ khí và các phương tiện có thể dùng làm phương tiện tự tử không được quản lý tố như thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, các loại thuốc tâm thần, thuốc giảm đau, thậm chí cả thuốc hạ sốt .

Không có một “chuẩn?nào nhằm tiên đoán tự tử mà các bác sĩ chỉ có thể đánh giá nguy cơ tự tử ở những bệnh nhân đã đế với mình. Nhiều nhất là bệnh nhân trầm cảm lo âu vì một trong các triệu chứng chính của họ là bận tâm suy nghĩ đến cái chết. Người có từng cơn hưng cảm, cơn trầm cảm cũng dễ tự tử vào thời điểm hoạt động làm việc trở lại và phán xét bệnh tận của mình. Người bệnh tâm thần phân liệt cũng có nguy cơ tự tử cao vì không kiểm soát được hành vi khi làm theo yêu cầu của các triệu chứng ảo giác, hoang tưởng và ám ảnh. Thanh thiếu niên bị lạm dụng tình dục, lạm dụng ma túy, người già sa sút tâm thần cô đơn, đều có nguy cơ tự tử cao.

Khi nhận được thông tin một người nhảy cầu cao sông sâu, treo c?nhảy lầu, uống thuốc quá liều, uống thuốc diệt rầy, người lên rừng ăn lá ngón, v.v?chúng ta lầm tưởng họ bình thường nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại, chắc chắn họ có các biểu hiện hoạt động tâm lý, tâm thần bất thường. Nửa tháng trước khi tự tử, có khoảng 20 % trường hợp chưa kịp đến với các bác sĩ, với các chuyên viên tâm lý xã hội. Còn lại gần 80 % người tự tử đã đến mà bác sĩ không phát hiện được, đồng thời với sự “hờ hững?vô tình của thân nhân, của những “người trong cuộc? những người trong “tầm thổ lộ?tình trạng khốn quẫn bức bách đến những hành vi hàm ý “đánh động?cái chết của bệnh nhân, ch?đến khi người t?t?xong ( có th?thành công hoặc không) mới biết được. Chúng ta biết “sông có khúc, người có lúc?nên trong lúc “cùng đường nghĩ quẩn?con người vẫn mang nặng ý nghĩ được sống như mọi người. Đoạn tuyệt với cuộc sống là giây phút khó khăn sau cùng sau khi đưa ra tín hiệu báo động t?t? Như vậy vấn đề là những người tự tử đều có dấu hiệu báo động ý tưởng mưu toan tự tử với các bác sĩ, với người thân, đến thăm khám bác sĩ, hoặc tư vấn một vấn đề nào đó về sức khỏe, chỉ có điều các bác sĩ, các tư vấn viên không phát hiện ra, ngoại trừ bác sĩ chuyên khoa tâm thần có thể phát hiện nguy cơ tự tử với tỷ lệ cao hơn.

Rất nhiều trường hợp có ý định, có mưu toan tự tử, thậm chí đã có hành vi tự sát nếu được can thiệp kịp thời đều có thể cứu, giành lại cuộc sống cho người bệnh. Khả năng đánh giá đầy đ?nguy cơ tự tử càng cao của các giới chuyên môn thì khả năng giành lại cuộc sống cho người bệnh càng nhiều.

Vấn đề phòng chống tự tử được đặt ra trước hết cho các bác sĩ chuyên khoa tâm thần, các chuyên viên tư vấn tâm lý, các đoàn thể, ?và cả xã hội. Ở hầu hết các nước đều có các tổ chức nghiên cứu, phòng chống tự tử hoạt động theo một số quy định chuyên môn nghiệp vụ nhất định. Đây thật sự là một nhu cầu cấp bách cần sự quan tâm của mọi người.

Bs Phạm Văn Trụ BV Tâm thần Tp HCM

Tài liệu tham khảo:
1.    Deborah Brauser. Early interventions may lower risks for suicide reattempts in adolescents. Medscape Medical News.
2.    Robert E. Hales, MD, MBA. Stuart C. Yudofsky, MD. Glen O. gabbard, MD. Textebook of Psychiatry 2008. The American Psychiatric Publishing. Fifth Edition. 1637 ?1651.
3.    Stephen Soreff, MD. President of Education Initiatives, Nottingham, NH; Faculty, Metropolitan College of Boston University , Bostom, MA.  eMedicine Specialities>Psychiatry>Emergency. Suicide. Updated Jun 25, 2010

The post NHÂN NGÀY PHÒNG CHỐNG TỰ TỬ: TỪ Ý TƯỞNG KHÔNG THÍCH SỐNG ĐẾN HÀNH VI TỰ SÁT ĐỀU PHÒNG NGỪA ĐƯỢC appeared first on Bệnh Viện Tâm Thần TP. HCM.

]]>
//3xdata.com/nhan-ngay-phong-chong-tu%cc%a3-tu%cc%89-tu-y-tuo%cc%89ng-khong-thich-song-den-hanh-vi-tu%cc%a3-sat-deu-phong-ngua-duo/feed/ 0