Thay Đổi Lối Sống Có Thể Phòng Tránh Hay Làm Chậm Sa Sút Tâm Thần

379
Cải thiện cuộc sống hàng ngày có thể làm chậm khởi phát bệnh sa sút tâm thần hay làm chậm quá trình tiến triển của nó.
Cải thiện cuộc sống hàng ngày có thể làm chậm khởi phát bệnh sa sút tâm thần hay làm chậm quá trình tiến triển của nó.

Một số thay đổi lối sống đơn giản trong hoạt động hàng ngày có thể làm chậm khởi phát bệnh sa sút tâm thần hay làm chậm quá trình tiến triển của nó.

Một số chứng cứ khoa học đã cho thấy khi luôn giữ cho não bộ hoạt động thông qua “tập luyện hoạt động nhận thức”, kiểm soát huyết áp và rèn luyện thân thể nhiều hơn có thể mang lại “lời – lãi” hay lợi ích cho sức khỏe não bộ.

Mặc dù chưa chứng minh ngăn cản suy giảm nhận thức theo tuổi tác hay theo bệnh sa
sút tâm thần nhưng lớn tuổi nên tiếp nhận thông tin này. GĐ Điều hành danh dự Hội Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ Leshner cho biết: “Chưa có nhiều lĩnh vực mà chứng cứ này đặt vấn đề những thay đổi cách sống trên có thể mang lại hiệu quả. Nhưng có ít nhất 2 hiệu quả cho các biểu hiện suy giảm nhận thức và sa sút tâm thần mà người lớn tuổi phải chịu đựng, đó là kiểm soát huyết áp và tăng cường luyện tập cơ thể”.

Nhóm các nhà nghiên cứu đã yêu cầu Viện Lão hóa Quốc gia Hoa Kỳ nghiên cứu các biện pháp có thể làm chậm suy giảm nhận thức nhẹ hoặc chậm sa sút tâm thần kiểu Alzheimer.

Các chuyên gia hoan nghênh những kết quả nghiên cứu trên và cho rằng cần tăng cường thực hành ngay cả khi chưa phải là kết quả cuối cùng. Theo GĐ Chương trình Khoa học và Nghiên cứu chuyên sâu của Hội Alzheimer Hoa Kỳ cho biết đây là thời điểm mọi người cần cho biết đã làm gì để giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và khả năng bị sa sút tâm thần.

“Mọi người đều lo lắng về hoạt động tâm thần của mình nhưng không có cảm giác được giúp đỡ, hãy tự kiểm soát sức khỏe não bộ của mình (bằng tập luyện nhận thức, kiểm soát huyết áp và rèn luyện thân thể).

1. Tập luyện nhận thức:

Những bài tập luyện này được sắp xếp theo chương trình, kể cả dựa trên phần mềm vi tính nhằm tăng cường suy nghĩ hợp lý, xử lý đúng khi gặp khó khăn và tăng cường trí nhớ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi về kết quả phòng ngừa hay làm chậm quá trình sa sút tâm thần. Bs Leshner cho biết kết quả một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đặt vấn đề thực nghiệm dài ngày mang lại hiệu quả hoạt động tâm thần tốt hơn cho người lớn tuổi.

2. Kiểm soát huyết áp:

Đã có chứng cứ đặt vần đề kiểm soát huyết áp bằng thuốc, chế độ ăn uống, và đặc biệt luyện tập thân thể ở tuổi trung niên có thể trì hoãn hay làm chậm suy giảm hoạt động tâm thần theo tuổi tác – có thể phòng ngừa hay làm chậm bệnh sa sút tâm thần Alzheimer. Tuy nhiên, chưa có chứng cứ chứng minh một cách tuyệt đối.

3. Luyện tập thể dục thể thao:

Rèn luyện cơ thể nhiều hơn có thể cũng trì hoãn hay làm chậm suy giảm hoạt động tâm thần theo tuổi tác. Hoạt động thể lực mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng ngừa đột quỵ do liên quan tới “sức khỏe của não bộ”.

Bs Leshner cho biết Hội đồng Khoa học không cố gắng nhấn mạnh hoạt động tâm thần nào tốt nhất hay phương cách kiểm soát huyết áp nào cũng như rèn luyện thể dục thế nào để có lợi ích tốt nhất nhằm phòng tránh hay làm chậm bệnh sa sút tâm thần.

Lĩnh vực này cần nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên là “tiêu chuẩn vàng” để chứng minh hay bác bỏ lợi ích của 3 biện pháp trên. Một chuyên gia về sa sút tâm thần cho biết có một số chứng cứ sinh học ủng hộ lợi ích của luyện tập sức khỏe, nhưng kết quả phân tích cuối cùng và gien di truyền có thể lại là yếu tốt quyết định quan trọng nhất có bị bệnh sa sút tâm thần hay không. Theo Bs Sam Gandy, lãnh đạo Trung tâm Sức khỏe Nhận thức BV Mount Sinai tại New York City cho biết: “Rèn luyện cơ thể là một chứng cứ tốt vì nó trì hoãn khởi phát hay làm chậm quá trình sa sút tâm thần có thể do các bài luyện tập kích thích phóng thích các hóa chất còn hoạt động trong tế bào thần kinh”.

Một chứng cứ khác ở những người có đột biến gien APOE 4 là tiền đề của bệnh sa sút tâm thần Alzheimer thì luyện tập sức khỏe có thể xóa bỏ mảng amyloid trong não bộ. Mảng amyloid là dấu chứng của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, đây cũng có thể là do “con đường hoạt động của yếu tố di truyền” dẫn tới bệnh Alzhemer mà chế độ ăn hay lối sống lành mạnh không bao giờ đủ để phòng ngừa suy giảm hoạt động tâm thần. Ngay cả khi không có sự hỗ trợ khoa học đối với kết quả cải thiện của các biện pháp tăng cường lối sống lành mạnh thì các biện pháp này cũng đáng giá cải thiện thực trạng các mặt sức khỏe như phòng ngừa bệnh tim mạch, phòng ngừa đột quỵ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các biện pháp rèn luyện sức khỏe giúp thay đổi lối sống lành mạnh luôn tốt hơn cho con người.

Bs CK II Nguyễn Thành Long GĐ BVTT Đồng Tháp.

Tài liệu tham khảo:

Alan Leshner, Ph.D. committee chairman, CEO emeritus American Association for the Advancement of Science, Potomac, Md.; Keith Faro, Ph.D., director, scientific programs and outreach, Alzheimer's Association; Sam Gandy, M.D., Ph.D., director, Center for Cognitive Health, Mount Sinai Hospital, New York City; June 22, 2017, report, Preventing Cognitive Decline and Dementia: A Way Forward HealthDay

Chia sẻ