TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LÊN SỨC KHỎE TÂM THẦN

10783

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 LÊN SỨC KHỎE TÂM THẦN

Keerthika Mathialagan, MBBSa; Hirel Bharatkumar Patel, BSb; Hema Madhuri Mekala, MDc; and Steven Lippmann, MDd,*

Người dịch: BS. Châu Chí Đạt 

Bệnh dịch hạch những năm 1300 và dịch cúm Tây Ban Nha trong những năm 1900 có tác động lịch sử to lớn và hậu quả kéo dài. Đại dịch do Coronavirus năm 2019 (COVID-19) đã tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội và sức khỏe toàn cầu với việc nhiễm bệnh và tử vong trên diện rộng. Không có cách điều trị hay vaccine phòng bệnh, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo thực hiện dãn cách xã hội, đeo khẩu trang bảo vệ, xét nghiệm virus và kháng thể, truy vết tiếp xúc, cách ly nhằm giảm thiếu tác động của COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tâm thần, bao gồm tỉ lệ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu, lạm dụng ma túy và tự sát., Rối loạn khí sắc và lo âu đã tăng 3 lần trong năm 2020, đặc biệt ở người trong độ tuổi từ 18 đến 29, so với năm 2019. Ngoài căng thẳng liên quan đến bệnh tật, lệnh ở nhà và việc cách ly làm gia tăng rối loạn tâm lý do bị cô lập xã hội, mất việc, ngưng đi học, khủng hoảng tài chính và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế.

Những nhóm dân số dễ bị tác động

Hầu hết trẻ em và thanh thiếu niên, sống trong phong tỏa (ít nhất cũng phong tỏa một phần), thêm với việc đóng cửa trường học kéo dài và bị cô lập tác động đến nhận thức, giáo dục, cảm xúc và hạnh phúc xã hội của chúng. Người cao tuổi là nhóm dân số nguy cơ, đặc biệt là những người có bệnh đồng mắc từ trước. Khoảng 80% trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19 ở Mỹ là những người từ 65 tuổi trở lên. Sự mất kết nối với xã hội ở người cao tuổi là một sự bất lợi và làm tăng tỉ lệ trầm cảm và lo âu của họ. Nhân viên y tế dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe tâm thần do sợ bị phơi nhiễm bệnh tật, thiếu hỗ trợ xã hội, bị kỳ thị, phân biệt đối xử, đào tạo chưa đầy đủ và thiếu trang bị bảo hộ. Những nhóm dễ bị tác động khác bao gồm di dân, người tị nạn, phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng, và bất kỳ ai có các tổn thương về tâm thần và thể chất từ trước.

Biện pháp can thiệp

Ủy ban thường vụ liên cơ quan của Liên hiệp quốc và WHO đã đưa ra các hướng dẫn về sơ cứu tâm lý để hỗ trợ những người chịu khốn khổ và đề xuất cách xử trí thích hợp cho những bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã đưa ra những đề nghị tương tự để đối mặt những lo ngại về sức khỏe tâm thần. Điều quan trọng nữa là cần phải giải quyết các vấn đề cá nhân của nhân viên y tế. Phối hợp giữa những nhân sự mới với các đồng nghiệp có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ nhau trong việc kiểm soát căng thẳng, hướng dẫn thực hành an toàn và tạo ra một không gian an toàn cho giao tiếp cởi mở.

Ngoài các biện pháp can thiệp theo nhóm cụ thể, còn có các đường dây trợ giúp về tình trạng đau khổ, và chương trình Hành động khoảng cách sức khỏe tâm thần cung cấp hướng dẫn về cách giải quyết các tình trạng về tâm thần, thần kinh và sử dụng chất. Đạo luật về Virus Corona, cứu trợ và an ninh kinh tế (đạo luật CARES), cung cấp 425 triệu USD cho các nỗ lực khắc phục của hiệp hội Quản lý dịch vụ về sức khỏe tâm thần và lạm dụng chất gây nghiện đã được Quốc hội Mỹ thông qua. Đạo luật này giúp ứng phó với đại dịch, hỗ trợ nhân viên y tế và cộng đồng nhằm thúc đẩy sự hồi phục.

 

Tài liệu tham khảo

  1. WHO Coronavirus Disease (COVID-19) Dashboard. World Health organization website. . Accessed July 23, 2020.
  2. Coronavirus Disease 2019 (COVID- 19): Identify Strategies to Reduce Spread of COVID-19. Centers for Disease Control and Prevention website. . May 15, 2020. Accessed July 23, 2020.
  3. COVID-19 Data from NCHS—Mental Health: Household Pulse Survey. Centers for Disease Control and Prevention website. . Accessed July 23, 2020.
  4. Reger MA, Stanley IH, Joiner TE. Suicide mortality and coronavirus disease 2019—a perfect storm [published online ahead of print April 10, 2020]? JAMA Psychiatry
  5. Pfefferbaum B, North CS. Mental health and the COVID-19 pandemic. N Engl J Med. 2020;383(6):510–512. 
  6. Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) Cases in the US. Centers for Disease Control and Prevention website. . Accessed July 23, 2020.
  7. Banerjee D. ‘Age and ageism in COVID-19’: elderly mental health-care vulnerabilities and needs. Asian J Psychiatr. 2020;51:102154. 
  8. Spoorthy MS, Pratapa SK, Mahant S. Mental health problems faced by healthcare workers due to the COVID-19 pandemic—a review. Asian J Psychiatr. 2020;51:102119.
  9. Mental health and COVID-19. World Health Organization website.. Accessed July 23, 2020.
  10. Managing mental health during COVID-19. American Medical Association website.. March 26, 2020. Accessed July 23, 2020.
  11. WHO Mental Health Gap Action Programme (mhGAP). World Health Organization website.. Accessed July 23, 2020.
  12. APA Praises Mental Health Provisions in the COVID-19 Stimulus Aid Package. American Psychiatric Association website. . March 27, 2020. Accessed July 23, 2020.

a Department of Psychiatry, Sree Balaji Medical College and Hospital, Chennai, India

b Department of Psychiatry, Medical College of Georgia, Augusta, Georgia

c Department of Psychiatry, Griffin Memorial Hospital, Norman, Oklahoma

d Department of Psychiatry, University of Louisville School of Medicine, Louisville, Kentucky

*Corresponding author: Steven Lippmann, MD, 401 East Chestnut St, Ste 610, Louisville, KY 40202([email protected]).

Prim Care Companion CNS Disord 2020;22(6):20com02776

To cite: Mathialagan K, Patel HB, Mekala HM, et al. Mental health impact of COVID-19. Prim Care Companion CNS Disord. 2020;22(6):20com02776.

To share: 

© Copyright 2020 Physicians Postgraduate Press, Inc.

 

Chia sẻ