THÊM NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ MẤT NGỦ

652

Tại Hội nghị hàng năm của Hội Dược học Lâm sàng Hoa Kỳ (American Society of Clinical Psychopharmacology =ASCP) năm 2019, 2 Gs Tâm thần J. Craig Nelson, MD và Leon J. Epstein MD Endowed Chair in Geriatric Psychiatry, University of California, San Francisco cho biết trong số 42 loại thuốc điều trị mất ngủ, có một số loại nguy hại hơn loại khác.

Đây là một nghiên cứu dựa trên số liệu từ năm 2000 đến 2016 trên 876,662 bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên chỉ dùng thuốc ngủ đơn thuần của Trung tâm Kiểm soát Ngộ độc thuốc Quốc gia Hoa Kỳ (American Association of Poison Control Centers’ National Poison Data System).

Kết quả nghiên cứu là khuyến cáo các bác sĩ khi kê toa điều trị mất ngủ nên nhận thức rằng có nhiều loại thuốc ngủ này nguy hại hơn loại thuốc ngủ khác. Các tác giả cho biết tần suất tử vong và tỷ lệ tử vong của các thuốc dùng điều trị mất ngủ như sau:

  • Amitriptyline và doxepine (với nhiều tên của các hãng dược khác nhau) có tỷ lệ và tần suất tử rất vong cao.
  • Quetiapine (hãng dược AstraZeneca) và olanzapine ( với nhiều tên của các hãng dược khác nhau) liên quan đến tỷ lệ và tần suất tử vong tương đối cao.
  • Các thuốc an toàn nhất là nhóm benzodiazepines  và nhóm “Z” như eszopiclone ( Lunesta, Suovion), zalepon (Sonata, Pfizer) và zolpidem ( với nhiều tên goi5 của các hãng dược khác nhau).

Gs Ts J Craig Nelson, Trưởng Khoa tâm thần Người già, ĐH California, San Franscisco cho biết: “Mất ngủ là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới và việc kê toa sử dụng thuốc an thần và thuốc ngủ tiếp tục gia tăng. Tử vong do sử dụng quá liều, do bất cẩn hay chủ ý cũng gia tăng”.

Các bác sĩ phải nhận định với loại thuốc ngủ nào và có nguy cơ dùng tự sát nguy cơ quá liều dễ xảy ra trong số các loại thuốc điều trị mất ngủ. Mục tiêu là chọn loại thuốc nào an toàn hơn.

Việc phải sử dụng thuốc điều trị mất ngủ đã tăng gấp 3,2 lần. Sự gia tăng này có thể giải thích bằng số người mất ngủ gia tăng và có vẻ như hậu quả này do các loại thuốc ngủ gây ra nhiều nhất.

Thống kê này đòi hỏi các bác sĩ điều trị phải đặc biệt chú ý trong thói quen kê toa, nhất là đối với người già.

Tác giả nghiên cứu lưu ý nhiều loại thuốc ngủ gây nhiều tác hại hơn các loại khác và do đó tỷ lệ và tần suất tử vong cũng thay đổi.

Mặc dù với liều thấp (của loại thuốc ngủ gây nhiều tác hại) có thể an toàn về số lượng uống vào, nhưng số liệu thống kê cho thấy cách thức gây hậu quả đường uống rất lớn. Một ngạc nhiên là quetiapine, loại thuốc chống loạn thần mới được sử dụng cho nhiều bệnh lý khác nhau cũng nằm trong danh sách các thuốc gây tổn hại tương đối cao.

Bệnh nhân dùng quá liều thường xảy ra sau 30 ngày dùng thuốc theo toa. Tuy nhiên, 1/3 bệnh nhân dùng thuốc ngủ trong thời gian hơn 1 tháng sau đó. Bệnh nhân có thể cất giữ thuốc ngủ trong năm hoặc uống lại khi ở nơi mới đến.

Hầu hết các hướng dẫn điều trị mất ngủ đều động viên bệnh nhân cố gắng thực hiện “vệ sinh giấc ngủ” hoặc điều trị nhận thức hành vi khi bị mất ngủ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân chỉ muốn dùng thuốc nhằm giúp dễ ngủ.

Gs Ts Francisco Moreno chủ tọa hội thảo đồng ý rằng các bác sĩ điều trị cần phải nhận thức sự gia tăng nguy cơ tự tử khi uống thuốc điều trị mất ngủ.

Đúng vậy, các loại thuốc ngủ mà chúng ta kê toa được sử dụng cho ý định tự tử hoặc sử dụng sai cách thức liên quan ngộ độc điển hình trên lâm sàng. Do đó kê toa các loại thuốc ngủ trở nên rất quan trọng về liều lượng và số lượng (thời gian dùng). Nhiều loại thuốc điều trị mất ngủ gây ra ức chế hô hấp nên có thể dẫn tới tỷ lệ và tần suất tử vong cao, nhất là đối với người già mang bệnh hô hấp kéo dài.

Bs Phạm Văn Trụ

Theo Fran Lowry. Insomnia Drugs: Some More Dangerous Than Others. News > Medscape Medical News > Conference News > ASCP 2019. June 05, 2019.

Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết và thức tế hơn trên bsphamvantru.blogspot.com

Chia sẻ