MỤC ĐÍCH:
Công tác pháp y tâm thần bảo đảm an toàn trật tự xã hội, tính mạng tài sản của nhân dân, đồng thời bảo vệ quyền lợi của bệnh nhân tâm thần. Mục tiêu của đề tài này nhằm đánh giá toàn diện công tác pháp y tâm thần 1996 – 1999, xác định bệnh tâm thần nào luôn liên can đến vụ án dân sự hoặc hình sự. Bệnh tâm thần nào thường phạm tội danh gì, từ đó có biện pháp tuyên truyền giáo dục, phòng ngừa bệnh tâm thần phạm pháp.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu hồi cứu 968 hồ sơ giám định pháp y tâm thần từ năm 1996 đến 1999.
KẾT QUẢ:
Trong 968 hồ sơ giám định có 658 trường hợp có mắc bệnh tâm thần.
Trong đó, 190 người bị tâm thần phân liệt (28,88%).
Người tâm thần phân liệt phạm tội hình sự thường liên quan tới kích động, có 38 trường hợp (30,89%) phạm tội kích động giết người, gây thương tích, đập phá đồ đạc. 38 người chậm phát triển tâm thần (40%) phạm tội hiếp dâm. Những người sa sút tâm thần thường liên can đến các vụ án dân sự chiếm tỷ lệ 72,12%.
KẾT LUẬN:
Những bệnh tâm thần luôn liên can đến các vụ án dân sự và hình sự là: tâm thần phân liệt, chậm phát triển tâm thần và sa sút tâm thần.
Người bệnh tâm thần phân liệt thường liên can đến các vụ án hình sự đập phá, giết người. Với chậm phát triển tâm thần thường liên can đến các vụ án hiếp dâm.
Còn người sa sút tâm thần thường liên can đến các vụ án dân sự : mua bán nhà, di chúc, người giám hộ …
Nguyễn Đăng Đức
BS. Nguyễn Cửu Dỵ