TIẾP CẬN VÀ CỨU MẠNG SỐNG.
Chủ đề phòng chống tự tử năm 2015 của Hội Phòng chống tự tử (International Association for Suicide Prevention – IASP) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là “Tiếp cận và Cứu mạng sống”.
Cuộc sống gia đình, bạn bè và các thành viên cộng đồng của người tự tử thường bị bỏ lại phía sau (không được quan tâm). Đây là thời gian trải qua nhiều cảm xúc sầu khổ, tức giận, mang tội, hoài nghi và tự khiển trách mà không thể chia sẻ cảm giác không chịu đựng nổi với bất cứ người ngoài nào. Chính vì vận tiếp cận không chỉ với người thân mà cả bạn bè và thành viên cộng đồng của người tự tử là rất quan trọng.
Hậu quả của kỳ thị chung quanh vấn đề tự tử, gia quyến người tự tử thường nhận thức khác nhau thông qua một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết và từ đó tìm kiếm cách tránh né những người đề cập tới chủ đề tự tử hoặc tới sự phân ưu. Hoặc đơn giản hơn, những người này thường không hiểu được mức độ đáp ứng cảm xúc của gia quyến đối với cái chết của người tự tử. Tự tử để lại dấu vết khó phai mờ trong quan hệ xã hội của gia đình người tự tử và rất tốn kém ngân sách chăm sóc chữa trị lâu dài cho cả gia đình, xã hội. Do vậy, công tác phòng ngừa tự tử càng trở nên cần thiết và cần sự kết nối của nhiều lĩnh vực xã hội.
Tiếp cận gia quyến với sự đồng cảm – không phán xét, tạo cho họ cơ hội nói về sự mất mát, giành lại thời gian và sức khỏe, … có thể là món quà quý giá, tất nhiên khởi đầu của việc tiếp cận này sẽ rất khó khăn nhưng gia quyến chắc chắn sẽ đánh giá cao.
Sự giúp đỡ bạn bè và người thân là cốt lõi đối với người có nguy cơ tự tử và đối với gia quyến không bao giờ đủ. Có nhiều cách giúp đỡ khác nhau, ở các nước có thu nhập cao là tiếp xúc với bác sĩ chuyên khoa tâm thần và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Ở các nước thu nhập và dân trí chưa cao, sự tiếp cận chủ yếu là giúp người tự tử đến các cơ sở cấp cứu ban đầu và sau đó là công việc nặng nề của các tổ chức cộng đồng. Cố gắng của công đồng có thể làm giảm số lượng người chết vì tự tử.
Những người tự tìm đến cái chết luôn có lý do của bản thân nhưng hầu hết những lý do này lại thường xuất phát từ người khác. Nhiều người đồng ý rằng sự gắn kết lỏng lẻo trong gia đình, trong văn hóa cộng đồng, và một số bệnh tâm thần, v.v… có liên quan nhiều đến tự tử. Từ nhìn nhận này, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có các cơ quan tổ chức giúp đỡ người có nguy cơ tự tử được tiếp cận dễ dàng như đường dây tư vấn nóng, các cơ sở cấp cứu trong đó có liên kết chặt chẽ với bác sĩ và cơ sở chuyên khoa tâm thần.
Theo Hội Tự tử học Hoa Kỳ (American Association of Suicide), các dấu hiệu báo động nguy cơ tự tử bao gồm:
• Uống nhiều rượu và sử dụng ma túy.
• Cho rằng không còn lý do để sống, không nhận thức được mục đích của cuộc sống.
• Lo lắng tột độ, hành vi kích động, không thể ngủ được hoặc ngủ quá nhiều.
• Cảm giác chết là thoát được, giống như không còn con đường sống nào khác.
• Mất hết hy vọng (tuyệt vọng).
• Trong tình trạng rút khỏi bạn bè, gia đình và xã hội.
• Trong cơn giận giữ, thịnh nộ, không kiểm soát được cơn giận, tìm cách trả thù.
• Hành động liều lĩnh, tham gia thực hiện các hoạt động nguy hiểm, thiếu suy nghĩ.
• Thay đổi cảm xúc một cách tiêu cực đột ngột.
Những dấu hiệu này có thể lộ rõ so với những dấu hiệu tương tự nhưng “kín đáo” ở những cộng đồng văn hóa khác, và có lẽ trong đó có người Việt chúng ta. Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần thường phát hiện các dấu hiệu nguy cơ trên sau khi hỏi bệnh một cách thân thiện, khéo léo, và hoặc được thân nhân kể triệu chứng nhưng yêu cầu bác sĩ giữ kín.
Hiện tại, tự sát vẫn là trạng thái bao gồm ý nghĩ đến cái chết, ý tưởng tự sát, có hành vi mưu toan tự sát, lập kế hoạch tự sát và thực hiện gặp ở nhiều chẩn đoán bệnh tâm thần khác nhau. Trạng thái này có thể diễn ra nhanh hơn hay chậm hơn, nhưng dù nhanh hay chậm, thân nhân bệnh nhân tự tử đều có thể biết trước hoặc vô tình bỏ qua do không nhìn nhận tầm quan trọng của hoạt động tâm thần bên cạnh các bệnh lý các cơ quan cơ thể con người.
Nhiều yếu tố nguy cơ tự tử ở bệnh lý tâm thần khác nhau, đặc biệt là trạng thái stress trầm trọng, ở các rối loạn trầm cảm (gặp ở mọi lứa tuổi, thanh thiếu niên, nữ giới, người già, …). Một nghiên cứu trên 2.800 bệnh nhân trầm cảm báo cáo tại hội nghị hàng năm của các trường ĐH Dược học thần kinh tâm thần Châu Âu (European College of Neuropsychopharmacology – ECNP) tại Amsterdam cho biết các cơn xung động, hành vi kích động trong giai đoạn trầm cảm hỗn hợp có tỷ lệ tự tử cao hơn trong giai đoạn chỉ có biểu hiện trầm cảm.
Như vậy “Tiếp cận và Cứu mạng” đối với chúng ta là tìm hiểu tuyên truyền, phát hiện – thăm khám sớm và sự tận tâm của các bác sĩ. Hiện nay ngoài các bài viết chưa chuyên sâu về tự tử của một số tác giả các lĩnh vực liên quan, các chuyên gia tâm thần (dù lâu năm hay ngắn hạn) cũng chưa thoát khỏi “kỳ thị hóa – stigmatization”, nên chưa có nhiều báo cáo nghiên cứu về vấn đề này!
Trong Báo cáo Phòng ngừa tự tử năm 2014 (A Global Imperative ) của WHO, hàng năm có khoảng 800,000 người tự tử, nhiều hơn số người chết do bị giết chóc và chiến tranh gây ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Reaching Out and Saving Lives. International Association for Suicide Prevention (IASP). World Suicide Prevention Day (WSPD) 2015.
2. One World Connected. International Association for Suicide Prevention (IASP). World Suicide Prevention Day (WSPD) 2014.
3. Robert Preidt. Impulse, Agitated Behaviors May Be Warning Signs for Suicide. Saturday, August 29, 2015.HealthDay.
4. Know the Warning Signs of Sucide. American Association of Suicidology.