NGHIÊN CỨU DÙNG THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN TÁC DỤNG KÉO DÀI

631

Các số liệu về hiệu quả của thuốc chóng loạn thần ở giai đoạn sớm của bệnh tâm thần phân liệt (TTPL ) còn hạn chế. Các tác giả nghiên cứu kiểm tra nguy cơ tái nhập viện và ngưng thuốc ở 2,588 bệnh nhân TTPL  nhập viện lần đầu trên toàn Phần Lan, liên tục từ năm 2000 đến năm 2007.

Các bác sĩ đã nối kết các dữ liệu quốc gia về nhập viện điều trị nội trú, tỷ lệ tử vong và các toa thuốc chống loạn thần, tính toán hazard ratios, và bổ sung các biến số về tác động dân số xã hội, thay đổi lâm sàng, các khoảng thời gian dùng thuốc chống loạn thần và sự lựa chọn thuốc loạn thần nào đầu tiên cho bệnh nhân.

Kết quả trong số 2,588 bệnh nhân có 1,507 ( 58,2 % ) bệnh nhân được thu thập toa thuốc chống loạn thần trong 30 ngày sau xuất viện, và 1,182 ( 45,7 % ) bệnh nhân ( CI 95 %, 43.7 – 47.6 ) tiếp tục dùng thuốc đang điều trị trong bệnh viện trong thời gian 30 ngày hoặc lâu hơn. Trong kết quả so sánh cặp đôi giữa sử dụng thuốc chích tác dụng kéo dài và thuốc tương ứng dạng uống, nguy cơ tái nhập viện ở bệnh nhân dùng thuốc tác dụng kéo dài khoảng là 1 / 3 so với số bệnh nhân dùng thuốc dạng uống ( hazard ratios điều chỉnh = 0.36, 95 % CI=0.17 – 0.75 ). So sánh giữa riperidone dạng uống với clozapine ( hazard ratios điều chỉnh = 0.48, 95 % CI =  0.17 – 0. 75 ) và olanzapine ( hazard ratios điều chỉnh = 0.54, 95 % CI = 0.40 – 0.73 ) thì mỗi loại đều có nguy cơ tái nhập viện thấp hơn rõ rệt. Sử dụng bất cứ loại thuốc chống loạn thần nào so sánh với thuốc không chống loạn thần đều có tỷ lệ tử vong thấp ( điều chỉnh hazard ratios = 0.45, 95 % CI = 0.31 – 0.67 ).

Kết luận nghiên cứu tại Phần Lan cho thấy chỉ có một số nhỏ bệnh nhân TTPL sử dụng loại thuốc chống loạn thần điều trị nội trú lần đầu trong thời gian 60 ngày sau xuất viện. Sử dụng loại thuốc chống loạn thần tác dụng kéo dài làm giảm nguy cơ tái nhập viện rất rõ ràng so với sử dụng thuốc chống loạn thần uống cùng loại. Trong số các loại thuốc chống loạn thần dạng uống, clozapine và olanzapine có hiệu quả hứa hẹn nhiều nhất. Dùng bất cứ loại thuốc chống loạn thần nào cũng giảm tỷ lệ tử vong.

Bs Phạm Văn Trụ. PGĐ BV Tâm thần Tp Hồ Chí Minh.

Theo A Nationwide Cohort Study of Oral and Depot Antipsychotics After First Hospitalization fo Schizophrenia. Jari Tiihonen, M.D., Ph.D., Jari Haukka, Ph.D., Mark Taylor, F.R.C.Psych., Peter M. Haddad, M.D., F.R.C.Psych., Maxine X. Patel, M.D., M.R.C.Psych., and Pasi Korhonen, Ph.D. 
Am J Psychiatry 2011; 168: 603-609 ( published online March 1, 2011; doi: 10.1176 / appi.ajp.2011.10081224)