NGHIÊN CỨU ĐIỀU TRỊ TRẦM CẢM CÓ CHOÁNG ĐIỆN: HIỆU QUẢ HƠN

278

July 10, 2009. Theo một nghiên cứu mới đăng trên Tạp chí Archive of General Psychiatry tháng 7/2009, chí định kết hợp thuốc chống trầm cảm và choáng điện (ECT) giảm triệu chứng tốt hơn trong trầm cảm nặng và ít gây ít tổn hại đến trí nhớ hơn là choáng điện đơn thuần.

Tiến sĩ Harold A.Sackeim đứng đầu nhóm nghiên cứu Viện Tâm thần New York và Khoa Tâm thần Đại học Columbia (New York City) trao đổi với Medscape Psychiatry rằng đây là một kết quả  quan trọng nhất trong nghiên cứu kết hợp nortriptyline và ECT cải thiện hiệu quả và giảm tác dụng phụ về nhận thức (so sánh với placebo & ECT) và trong nghiên cứu kết hợp venlafaxine ( Effexor, Wyeth) với ECT hiệu quả hơn và có khuynh hướng  ít tác dụng phụ về nhận thức, và ECT một điện cực ngưỡng co giật cao cũng như hai điện cực ngưỡng trung bình đều ít ảnh hưởng tới nhận thức.

Phát hiện này thách thức khuyến cáo của Hội Tâm thần Hoa kỳ và một số tổ chức khác là không kết hợp thuốc chống trầm cảm với ECT. Phát hiện này cũng cho biết làm giảm nhẹ tổn hại trí nhớ (một trong các ảnh hưởng hàng đầu của ECT, theo nghiên cứu của Bs W. Vaughn McCall tại Wake Forest Baptist University Medical Center , Winston-Salem, North Carolina)

Dù ECT giữ vai quan trọng trong điều trị trầm cảm nhưng vẫn có tỷ lệ bệnh nhân không đáp ứng (20 – 30 % ND ) – thống kê mới cho biết 70 – 80 % bệnh nhân đáp ứng. Ngay cả khi có hiệu quả với ECT vẫn có nguy cơ tái phát, bệnh nhân có thể có biểu hiện trầm cảm khỏang 1 tuần sau vài tháng thực hiện ECT.

Đây là một nghiên cứu đầu tiên về đánh giá sử dụng thuốc và ECT trong điều trị trầm cảm. Vì thiếu thông tin từ trước về chủ đề kết hợp thuốc và ECT, Hội Tâm thần Hoa kỳ không khuyến cáo kết hợp đều đặn thuốc và ECT trong điều trị trầm cảm nặng. Trong nghiên cứu này các bác sĩ tiến hành  ngẫu nhiên 319 bệnh nhân trầm cảm nặng dùng hoặc placebo hoặc 1trong 2 loại nortriptyline hay venlafaxine bắt đầu vào buổi chiều sau đợt đầu ECT.

Bệnh nhân được chỉ định 1 trong 2 kỹ thuật tiến hành: hoặc 2 điện cực với  ECT ngưỡng trung bình  hoặc một điện cực thái dương phải ngưỡng cao. Kỹ thuật điện cực thái dương phải với 6 lần ngưỡng co giật hoặc kỹ thuật 2 điện cực với 1,5 lần ngưỡng co giật.

ECT được thực hiện 3 lần ECT / tuần và bệnh nhân ở nhóm kỹ thuật ECT nào không cải thiện đáng kể sau 8 lần hoặc hơn được chuyển sang nhóm có ngưỡng co giật cao hơn (2.5 lần) với kỹ thuật 2 điện cực. Tiếp tục ECT khi tình trạng lâm sàng được cải thiện và ngừng sau khi không cải thiện sau ít nhất 2 đợt ECT. Sử dụng bộ công cụ đánh giá nhận thức trước khi tiến hành ECT và từ 1 – 4 ngày trong suốt thời gian thực hiện ECT.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc sử dụng thuốc chống trầm cảm trong thời gian tiến hành ECT tình trạng trầm cảm cải thiện nhiều hơn so với chỉ tiến hành ECT đơn thuần và khi dùng thêm nortryptiline thì tỷ lệ thuyên giảm tăng thêm 15%. Hơn nữa, bệnh nhân dùng nortryptiline trong thời gian ECT trí nhớ ít bị ảnh hưởng hơn trong nhóm bệnh nhân còn lại..

Các bác sĩ cũng nhận thấy sử dụng ECT kỹ thuật 1 điện cực ngưỡng cao thái dương phải cũng hiệu quả  hoặc hiệu quả cao hơn như trong điều trị trầm cảm với ECT kỹ thuật 2 điện cực ngưỡng trung bình và ít gây ra chứng quên lẫn.

Theo ECT Plus Antideprssant Study Challenges Current Practice. Janis Kelley. Nghiên cứu này được tài trợ một phần từ Viện Sức khỏe Quốc gia và hãng dược Wyeth Pharmaceuticals, thiết bị ECT dùng trong nghiên cứu của  MECTA.
Arch Gen Psychiatry. 2009;66:729-737

BS. Phạm Văn Trụ ,BV Tâm thần TP HCM.