NALTREXONE PHÓNG THÍCH CHẬM GIẢM SỬ DỤNG OPIOID
Ngày 03 /6 / 2010 – Theo một nghiên cứu mù đôi trên 250 người nghiện opioid, có kiểm soát giả dược, giai đoạn 3, kéo dài 24 tuần trình bày tại Hội hàng năm của Hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) năm 2010 tại News Orleans Louisiana, Ts David R. Gastfriend cho biết Naltrexone ( Vivitrol) được dung nạp tốt hơn và hơn hẳn giả dược trong hiệu quả giảm sử dụng opioid và giảm cơn thèm muốn ở người nghiện.
Sau 24 tuần nghiên cứu, tỷ lệ trung bình của xét nghiệm oipoid trong nước tiểu âm tính (không có opioid) là 90% ở người dùng Naltrexone phóng thích chậm so với 35 % ở người dùng giả dược.
Tại Hoa kỳ, mặc dù hiện có nhiều phương pháp cai nghiện nhưng khỏang hơn 1 / 2 người nghiện oipiod không được điều trị và gánh nặng chi phí ngày càng lớn. Naltrexone phóng thích chậm xuất hiện cho chúng ta một chiến lược quan trọng mới trong điều trị cai nghiện ở những bệnh nhân kém tuân thủ. Naltrexone ER được FDA chấp thuận trong điều trị người lớn phụ thuộc rượu đã hòan tất giai đọan giải độc từ năm 2006. Mới đây FDA có kế họach bổ sung dùng cai nghiện opioid như một xem xét ưu tiên .
Số người nghiện ở Mỹ phải cai nghiện thay thế tăng gần gấp đôi từ năm 2000. Hướng giải quyết sự gia tăng này như thế nào trong khi chỉ có 20% cai nghiện thay thế heroin. Kê toa cai nghiện ma túy là một khó khăn lớn trong trị liệu nghiện ma túy.
Điều trị cai nghiện thay thế hiện nay điển hình là sử dụng methadone và buprenorphine, là lọai “ đồng vận gắn vào thụ thể opioid và có tác dụng giống opioid”. Phương pháp này kéo theo nhiều khó khăn trong quản lý, sự chấp nhận của người nghiện, sao lãng không tuân thủ, lén sử dụng thêm heroin, tử vong do quá liều, … Trái lại naltrexone là một đối vận opioid ngăn chặn opioid gắn vào các vị trí trong thụ thể opioid và do vậy ít nguy cơ nghiện hơn. Naltrexone phóng thích chậm được sản xuất dành cho người cai nghiện tuân thủ kém.
Người nghiện phải được giải độc hoàn toàn trước khi tiến hành nghiện cứu, không được dùng bất cứ lọai ma túy nào trong thời gian 7 – 30 ngày. 250 người nghiện được chọn lọc ngẫu nhiên từ 13 cơ sở cai nghiện ở Liên bang Nga từ tháng 7/ 2008 đến tháng 10 / 2009. 126 bệnh nhân được chích bắp thịt 380 mg Naltrexone ER và 124 bệnh nhân được chích giả dược mỗi 4 tuần lễ
Tất cả bệnh nhân đều được tư vấn về ma túy mỗi 2 tuần lễ và không tìm thấy sự khác biệt giữa các nhóm dân số học cũng như các đặc trưng lâm sàng cơ bản. Tuổi trung bình của nhóm chích Naltrexone ER ( 89,7 % nam) là 29,4 và của nhóm giả dược ( 86,3% nam ) là 29,7. Thời gian nghiện opioid của mỗi nhóm là 9,1 và 10 năm, hầu hết đều nghiện heroin ( 88,1 5 và 88,7 % cho mỗi nhóm). Kết quả nghiên cứu ban đầu dựa trên xét nghiệm opioid trong nước tiểu từ tuần lễ thứ 5 đến tuần lễ thứ 24.
45 người ( 35,7 %) trong nhóm chích Naltrexone ER ngưng hẳn dùng opioid ( xét nghiệm âm tính 100% trong tất các các tuần ) so với 28 người ( 22,6%) trong nhóm dùng placebo ( P=.02). Số ngày điều trị trung bình của nhóm dùng Naltrexone ER là 168 trong khi của nhóm placebo là 96 ngày ( P= .004). Tương tự, số bệnh nhân nhóm chích Naltrexone ER tham gia nghiên cứu đến khi kết thúc là 53, 2% so với 37,9 % của nhóm placebo ( P= .017). Không bệnh nhân nào trong nhóm chích Naltrexone ER bỏ trị vì tác dụng phụ, 22 bệnh nhân placobo bỏ trị vì không hiệu quả ( 17,5%).
Đánh giá theo điểm số thang lượng giá thèm muốn ma túy, trung bình 50% bệnh nhân nhóm chích Naltrexone ER giảm thèm muốn theo điểm chuẩn so với không hề thay đổi thèm muốn ở nhóm placebo (P<0.001). Ở nhóm placebo, điểm đánh giá thèm muốn không bao giờ đạt điểm chuẩn và nhảy vọt khi rời bỏ nghiên cứu. Đối với nhóm chích Naltrexone ER, điểm thèm muốn giảm ngay từ tuần đầu, giảm dần dần tối tuần thứ 8 và có sự khác biệt rõ ràng so với điểm chuẩn mỗi tuần cho đến khi kết thúc nghiên cứu.
Không có sự khác biệt về các tác dụng phụ trên lâm sàng giữa 2 nhóm bệnh nhân. Tác dụng phụ hay gặp nhất là viêm mũi hầu (họng) 7,1 % ở nhóm chích Naltrexone ER và mất ngủ 6,3%.
Khi được hỏi phương pháp nghiên cứu Naltrexone ER có thể so sánh với các thuốc điều trị phụ thuộc opioid hiện tại hơn là với placebo, Ts Gastfriend cho biết một nghiên cứu như vậy có thể khó thiết kế vì ý muốn của bệnh nhân. Naltrtexone ER không có khuynh hướng điều trị thay thế và chỉ là công cụ trị liệu khác trong chuyên ngành này.
Ts Petros Levounis, Giám đốc Viện Ma túy New York St Luke’s và Bệnh viện Roosevelt Manhattan cho biết kết quả trên là một tin mới cổ vũ cho việc chọn lựa nhiều hơn trong điều trị phụ thuộc opioid. Ông cũng đồng ý với Ts Gastfriend rằng bất lợi của thuốc đồng vận là chắc chắn có nguy cơ bị phụ thuộc về cơ thể và kể cả bị nghiện vào một lúc nào đó. Tại Hoa Kỳ, việc điều trị phụ thuốc opioid chưa được tận dụng, phần lớn các trung tâm cai nghiện chỉ đưa ra cho người nghiện giới thiệu chương trình điều trị ngọai trú, hiếm khi khuyên bệnh nhân dùng các phương pháp cai tương tự như chích Naltrexone ER. Naltrexone và buprenorphine dạng uống chưa được tin dùng, phần vì nhận thức của các bác sĩ, phần vì truyền thống, phong trào và có khó khăn khi thanh toán.
Hơn tất cả là sự nhìn nhận, quan điểm của từng cơ sở điều trị nghiện như mệnh lệnh không dùng thuốc, “chúng tôi sẽ giúp anh bỏ ma túy, sau đó anh ra về và tự làm chủ bản thân”. Đó thật sự là một điều ngượng ngùng (đối với bác sĩ khi không dùng thuốc can thiệp điều trị trong điều kiện cho phép), có rất nhiều lọai ma túy nhưng chúng ta không có nhiều thuốc chữa trị. Riêng đối với opioid, chúng ta đã có một số lọai thuốc cai đặc biệt có thể sử dụng được.
Bs Phạm Văn Trụ, BV TT Tp HCM
Theo Charlene Laino. Extended-Release Naltrexone Reduces Opioid Use. Medscap Medical News.