MỘT VÀI KHUYẾN CÁO KHI TRẦM CẢM KHÁNG THUỐC (Tiếp theo)

406

Theo một số tác giả báo cáo trong nghiên cứu điều trị trầm cảm, bắt đầu từ một loại thuốc chống trầm cảm, thường là thuốc nhóm SSRI trong thời gian từ 3 đến 5 tuần.Cần lưu ý rằng không có dấu chứng sinh học cho thấy nên chọn loại thuốc này hay loại thuốc khác. Vấn đề tùy vào tuổi tác, các triệu chứng nào ưu thế và mức độ tin cậy hay khách quan khi khai báo các triệu chứng này, bệnh nhân có bệnh lý (đã phát hiện hay chưa phá thiện dựa theo triệu chứng học) khác hay không.

 

Theo các tác giả, điều kiện được cho là trầm cảm kháng trị đòi hỏi 60 ngày sau lần chẩn đoán trầm cảm đầu tiên. Thực tế bệnh nhân thường tự cho mình là trầm cảm và khám chuyên khoa (kể các chuyên khoa liên quan) không kịp thời, đồng thời với ý tưởng dùng nhiều loại thuốc sẽ mau hết bệnh nên phần nhiều bệnh nhân được dùng ít nhất 2 loại thuốc trầm cảm và hoặc một loại thuốc chữa loạn thần từ đầu.Đây có thể là những xử lý không phải là cơ bản vì thường ít, thậm chí không hiệu quả,  chưa kể nguy cơ tương tác thuốc với các triệu chứng phức tạp có thể sẽ xảy ra. Cần lưu ý rằng trong điều trị trầm cảm chưa thấy có nghiên cứu nào đặt vấn đề “polymedication”.

 

Sau 3 – 5 tuần cần đánh giá hiệu quả tác dụng của thuốc (còn gọi là đáp ứng điều trị) trên các triệu chứng bệnh nhân kê khai trước đó. Lưu ý đa số bệnh nhân tự cho là trầm cảm nhưng có thể chỉ là những stress nặng, những biểu hiện lo âu và mất ngủ chồng chéo vì biến cố trong cuộc sống hàng ngày, vì áp lực công việc, vì xung đột gia đình, v.v…nên cần đánh giá“ đúng trở lại” từ chẩn đoán đến thực tế, hoàn cảnh cuộc sống gia đình một cách cẩn thận.

 

Các tác giả thường chia các mức độ (theo một cách dễ hiểu) hiệu quả điều trị là: đáp ứng một phần, đáp ứng một nửa, và không đáp ứng để tiếp tục đưa ra các chỉ định dùng thuốc. Khi không đáp ứng điều trị thì phải điều trị tăng cường hoặc dùng một loại thuốc thuộc nhóm chống trầm cảm mới có cơ chế tác dụng khác.

 

Chọn lựa loại thuốc mới tác động theo cơ chế mới để có đáp ứng điều trị tốt hơn khá phức tạp ở từng người bệnh và đòi hỏi phải tính đến các tác dụng phụ khi dùng. Không ít bệnh nhân trầm cảm được dùng kết hợp 2, thậm chí 3 loại thuốc chống trầm cảm với lý do dùng liều thấp với mục đích chống lo âu và một loại thuốc chống loạn thần. Sau một thời gian không cải thiện triệu chứng (lo âu, mất ngủ, buồnrầu, v.v…) bệnh nhân trở nên bứt rứt lo lắng nhiều hơn, đi tới lui, đứng ngồi,nằm không yên, v.v… Đến lúc này thì cần hoặc phải hệ thống lại triệu chứng và từ đây đưa ra chẩn đoán khác trước để kê toa thuốc hợp lý theo chẩn đoán mới (mà hầu hết không phải là trầm cảm !).

 

Tiếp tục điều trị đối với những bệnh nhân này khá khó khăn, được xem như một thách thức vì khó thay đổi nhận thức cũng như tập tính hành vi được tạo ra trong thời gian điều trị trước, đòi hỏi nhiều thời gian và sự hợp tác nhất định.

 

Bs Phạm Văn Trụ. 

Tài liệu tham khảo: Comorbid Medical Conditions May Point to Patients Most Likely to Develop Treatment-Resistant Depression. Wednesday, May 30, 2018. Psychiatry News Alert.

Chia sẻ