MỘT SỐ BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH NỔI TIẾNG

190

Nhiều nhân vật nổi tiếng đã được xem như là mắc phải bệnh độnh kinh nhưng cũng rất nhiều trong số này có chẩn đoán vẫn không chắc chắn. Theo Henri Gastaut, một người đam mê với chủ đề này, chỉ có 3 thiên tài chắc chắn bị động kinh: Van Gogh, DostoÐevski, và Flaubert. Gastaut muốn chỉ ra rằng động kinh và thiên tài về nghệ thuật có thể cùng xuất hiện, chứ không phải thiên tài phụ thuộc vào động kinh hay động kinh làm mất đi thiên tài và sự tái diễn các cơn động kinh không dẫn đến một tình trạng suy giảm trí tuệ. Tác giả của bài này đã tiến hành một nghiên cứu hạn chế về các lý luận chính liên quan đến chẩn đoán bệnh của 3 nhân vật nổi tiêng trên, cũng như của Jules César, Saint-Paul, Jeanne d’Arc và Napoléon Bonaparte
Bảng I: Danh sách không đầy đủ các bệnh nhân động kinh nổi tiếng
Chắc chắn hay có khả năng: in đậm;
có thể: in thường;
không chắc lắm: in nghiêng

Saul
Socrate
Alexandre le Grand
Jules César
Saint – Paul
Caligula
Mahomet
Dante
Pétrarque
Jeanne d’Arc
Luther
Charles Quint
Sainte Thérèse D’Avila
Richelieu
Louis XIII
Molière
Bossuet
Pascal
Newton
Pierre le Grand
Haendel
Napoléon Bonaparte
Paganini
Byron
Flaubert
DostoÐevski
Nobel
TchaÐkovsky
Maupassant
Van Gogh

Danh sách các bệnh nhân động kinh nổi tiếng rất lớn. VD, theo Barrois (1922), động kinh của Mahomet cũng không chắc lắm và tác giả chỉ đề nghị là một hoang tưởng kỳ bí; hay như Dante cũng được xem là động kinh vì ông có viết vài dòng như sau: “et cadi como corpore morto cade” mà được dịch là “tôi té xuống giống như một cơ thể chết” nhưng người ta không nhận thấy bất kì tổn thương nào hay tình trạng mất ý thức nào của Dante. Còn “cơn co giật” của Molière chỉ là cơn co thắt với trạng thái khó thở nặng như trong bệnh lao. Còn riêng Piere Le Grand chắc chắn là bị gần như co thắt ở mặt. Maupassant thì bị liệt toàn thân như ông đãviết: “tôi bị giang mai, cuối cùng … giang mai thực sự, và nặng nề mà đã từng làm chết François Ier. Tôi cảm thấy tự hào, thấy bất hạnh về điều đó, và tôi khinh bỉ tất cả bọn tư sản. Chúa ơi, tôi là người bị giang mai, và vì vậy, tôi không còn sợ chạm phải nó nữa” …

Jules César (100-44 trước CN)

Shakespeare đã nói bóng gió về chứng động kinh của vị hoàng đế này trong vỡ kịch Jules César trong màn 2 của hồi thứ II:

Cassius:           Nè, bình tĩnh đi, tôi xin anh đấy, có phải César bị ngất ?

Cassa:            Ông ta đổ vật xuống trước Nghị trường, bọt mép sùi ra mồm, và không nói được một lời.

Brutus:             Tôi dễ dàng tin  anh là: ông ấy bị động kinh.

Cassius:         Ah, không phải là César bị động kinh sao ? Nhưng anh, tôi và chú nhỏ Cassa

Cassa:            Tôi không hiểu các anh đang nói gì, nhưng tôi biết rằng César bị té …

Mặc dù có nhiều mâu thuẩn giữa những kẻ âm mưu, nhưng không còn nghi ngờ gì về việc César bị động kinh vào 2 năm cuối của cuộc đời. Sueton xác định rõ 2 cơn: 1 cơn ở Cordoue (trận Pharsale) và 1 cơn ở Châu Phi (trận Thapsus). Plutarque xác định rằng các cơn bắt đầu bằng cảm giác kiến bò, run một chi và lan dần theo chiều dài cơ thể cho đến lúc trở thành toàn thể hóa với mất ý thức, gợi ý một cơn động kinh cục bộ vận động jackson toàn thể hóa thứ phát.

Nếu chúng ta để ý đến rằng ở cuối đời, César có biểu hiện đau đầu, rối loạn trí nhớ, thay đổi hành vi tác phong, thì sự tồn tại của cơn động kinh giải thích điều mà một vài nhà sử học gợi ý có khả năng có u não vùng cận đỉnh (u màng não hay u sao bào). Riêng giả thuyết về gôm giang mai, có vẽ như là còn phải bàn cãi. Theo Barrois (1922), César được gọi là “chồng của tất cả phụ nữ và là vợ của tất cả các ông chồng” nhưng giang mai có tồn tại vào thời kì đó không ?

Saint-Paul (6 – 67 sau CN)

Các nhà lịch sử như Landsborough (1987) và nhất là Verceletto (1994)  đã đưa ra những bình luận về chẩn đoán bệnh của Sain-Paul khá thuyết phục trong quyển “Revue Neurologique”. Có thể tóm tắt như sau:

(1)    Saint-Paul có mắc phải một chứng bệnh mãn tính không ?  Câu trả lời là chắc chắn có. Ông đã không được đón nhận như trong thư ông gởi cha Galates có nói về điều này, vì nhằm không lây lan một số bệnh và nhất là động kinh.

(2)    Bệnh mãn tính này có phải là động kinh không ? Trong các tác phẩm của Saint-Paul, ta có thể thấy khả năng có cơn động kinh cảm giác vận động vùng mặt, theo sau  một tình trạng xuất thần mà vì vậy tông đồ này cảm thấy được đưa lên thiên đàng.

Jeanne d’Arc (1412 -1431)

Giả thuyết về bệnh động kinh thái dương được Ratnasuriya (1986) và Foote – Smith & Bayne (1991) gợi ý do cách nhìn của Jeanne d’Arc.

“Khi tôi 13 tuổi, tôi đã tiếc lộ cho Lãnh chúa biết về tiếng nói dạy cho tôi tự điều khiển bản thân. Lần đầu tiên nghe thấy, tôi rất sợ. Tiếng nói bắt đầu vào khoảng hè, khoảng chừng giữa trưa. Tôi đang ở trong vườn và tôi đã không nhịn ăn vào hôm trước đó. Cái gọi là tiếng nói ở phía bên phải, phía nhà thờ, lâu lâu, cùng lúc với tiếng nói, tôi nhìn thấy ánh sáng và luôn luôn thì ánh sáng ở bên cạnh tiếng nói”. Đó là mô tả của Jeanne mà có thể là cơn cục bộ với ảo thanh và ảo thị.

Foote-Smith và Bayne (1991) đã đưa ra chẩn đoán là một động kinh do âm thanh kích hoạt (musicogenique), một dạng động kinh phản xạmà cơn khởi phát do kích thích giác quan đặc biệt lặp đi lặp lại. Ở đây có thể là tiếng chuông nhà thờ Domrémy, mặc dù cô đã nói với chính cô là: “Hôm qua, tôi nghe thấy âm thanh 3 lần, một lần buổi sáng, một lần vào buổi kinh chiều và một lần khi chuông cầu kinh đức mẹ Maria buổi tối”.

Theo Critchley (1937), giả thuyết về bệnh lao cũng được gợi ý dựa trên sự kiện mà các đao phủ cho Jeanne kể lại là tim và ruột của cô không bị đốt cháy. Một giả thuyết táo bạo khi biết rằng có u lao calci hóa ở màng ngoài tim và lao hạch mạc treo của Jeanne d’Arc. Đó là Ranasuriya (1986) đề nghị rằng Jeanne d’Arc có thể có u lao trong não do có thể Jeanne bị nhiễm bệnh dựa trên những dữ kiện là: cô có một người chị chăn bò và vào thời đó, lao bò rất phổ biến.

Napoléon Ier (1769 – 1821)

Giả thuyết về bệnh động kinh ở vị hoàng đế này dựa trên 2 giai đoạn của cuộc đời ông.

Lần đầu tiên, xuất hiện đột ngột vào đêm ngày 10/91804, theo như lời kể của Charles-Maurice de Talleyrand: “ông té ngã xuống đất; ông chỉ kịp bảo tôi đóng cửa lại. Tôi cởi cái cravate cho ông ấy vì ông bị ngộp thở; ông không nôn chút nào, nhưng rên rỉ và sùi bọt mép ra. Ông bị một kiểu co giật kéo dài khoảng 15 phút; chúng tôi đặt ông ấy lên ghế bành; ông bắt đầu nói và sửa sang quần áo trở lại; chúng tôi dặn dò với nhau là phải giữ kín và nữa giờ sau đó, ông đang trên đường đến Karsruhe”.

Lần thứ 2 vào năm 1806, một nữ diễn viên hài kịch George 20 tuổi  la lớn một cách hoảng hốt khi nhận thấy Napoléon sắp ngất đi và đang kêu cứu. Sau đó, người ta biết rằng gã bạo chúa đã bị một cơn động kinh. Khi hắn tỉnh dậy, câu hỏi đầu tiên của hắn là tại sao hoàng hậu và mọi người lại ở trong phòng hắn. Và khi hắn biết rằng họ đến vì tiếng la của cô George thì hắn nhảy chồm một cách hung hãn lên cô, và ném cô ra cửa ngay giữa khuya. Ngày hôm sau, cô này nhận được lệnh phải rời khỏi Paris để đi Saint Petersbourg.

Gustave Flaubert (1821 – 1880)

Sự thật về bệnh động kinh của Flaubert ít gây ngờ vực. Tất cả các bác sĩ đều chấp nhận rằng những cơn động kinh của Flaubert là thứ phát sau một tổn thương não.

Bệnh của nhà văn này bắt đầu vào ngày 1/2/1844, năm ông 22 tuổi nhưng người ta cũng ghi nhận rằng có thể Flaubert đã có cơn động kinh từ thời niên thiếu. Sau cơn vào ngày 1/2/1844 là nhiều cơn khác được ghi nhận trong quyển Souvenirs littéraires. Maxime du Camp, bạn của nhà văn và Gérard de Seneville có viết: “đột nhiên, không biết tại sao, Gustave ngẩng đầu lên, vẻ mặt xanh xao thoáng qua giống như bị mất hồn. Anh mắt của anh ta đầy lo lắng, và anh ta nhún vai tỏ vẻ ngao ngán. Anh ta nói: Tôi có một đóm lửa trong mắt trái; sau đó vài giây; Tôi có một đóm lửa trong mắt phải, tất cả với tôi đều có màu của vàng. Tình trạng này có thể kéo  dài nhiều phút. Đôi khi sau cơn có một số hiện tượng khác. Mặt ông không còn xanh xao nữa, không còn diễn tả sự thất vọng nữa, mà ông đi nhanh về giường, nằm dài ra một cách chán chường và thê thảm, giống như là tự đặt cuộc đời vào cái quan tài. Sau đó, ông viết: “Tôi có được những lời hướng dẫn. Đây là người đánh xe, tôi nghe thấy tiếng nhạc, tôi nhìn thấy những cái đèn lồng của quán ăn” (ông trãi qua những ảo giác về dĩ vãng, khi sống lại một cách bệnh lý về một cảnh mà ông đã trãi qua trong cơn động kinh lần đầu tiên). Sau đó, ông rên rỉ một cách đau đớn và cơn co giật lại tiếp tục. Đến lúc cực điểm, cơ thể  bắt đầu run giật. Tiếp sau đó là một giấc ngủ sâu, và bị đau đớn toàn thân nhiều ngay sau đó”.

Dường như đó là cơn động kinh cục bộ, ban đầu đơn giản, sau đó phức tại, và đôi khi chuyển thành toàn thể hóa.

Vào lúc đầu của bệnh, các cơn cách xa nhau mặc dù rất khó xác định chính xác tần xuất cơn trong khoảng thời gian 1850 đến 1870, giai đoạn mà Flaubert sống ẩn cư ở nhà của Croisset, nơi đó ông đã viết các tiểu thuyết: Madame Bovary (1857), Salammbô (1862), L’éducation sentimental (1865).

Theo H. Gastaut, vùng tổn thương phải liên quan với vỏ não vùng chẩm, chính xác hơn là vùng thể vân. Điều này giải thích vì sao tất cả các cơn động kinh đều bắt đầu bằng cảm giác thị giác sơ cấp, như ánh đom đóm. Nhưng cũng có thể vùng tổn thương trãi dài từ thùy chẩm đến thùy thái dương mới giải thích được triệu chứng tâm thần và tâm lý giác quan của cơn động kinh kéo dài sau khởi phát của triệu chứng thị giác.

Còn về bản chất của tổn thương thì không thể xác định được. Có nhiều giả thuyết khác nhau: u, xơ vữa động mạch, giang mai. Theo Gastaut, có 2 giả thuyết có thể có nhất: dị dạng mạch máu bẩm sinh vùng chẩm xuất huyết vào năm 22 tuổi mà phải vài năm sau đó mới phát hiện thấy sự tiềm tàng của bệnh; thứ 2, là teo não lan tỏa ưu thế vùng chẩm – thái dương mắc phải liên quan đến sinh nở mà không biết rõ chi tiết, hay do một chất gây động kinh được tiết lộ là có liên quan đến một rối loạn gặp phải ở giới trẻ người Paris và người normand.

DostoÐevski (1821 – 1881)

Trong một thời gian dài, Gastaut đã xác nhận rằng nhà văn này mắc phải động kinh thực thể thứ phát do một tổn thương thùy thái dương. Chính nhà văn lãng mạn này mô tả về tiền triệu kì lạ về một trạng thái xuất thần như sau: “đó là một thời điểm đau khổ kéo dài 5 – 6 giây mà ai cũng cảm thấy sự hiện diện của một sự hòa âm kinh khiếp và của thứ ánh sáng đáng sợ. Đó là biểu hiện của cảm giác đó. Cũng lúc đó tình trạng xuất thần tràn ngập vào bạn. Nếu tình trạng này kéo dài hơn 5 giây, linh hồn không còn có thể chịu đựng được nữa và biến mất. Trong vòng 5 giây đó, tôi sống với hoàn toàn cảm giác tồn tại đầy tính người, và để có được thời điểm đó, tôi sẳn sàng đem cho toàn bộ cuộc đời tôi mà không cần nghĩ rằng như vậy là quá đắt”

Cho đến lúc đọc thấy tài liệu “La création littéraire chez DostoÐevski” của Jacques Catteau (1978), Gastaut bị thuyết phục rằng động kinh của DostoÐevski là động kinh chức năng, độc lập với tổn thương não và đáp ứng với chẩn đoán một loại động kinh tự phát. Đặc biệt, cơn có một tình trạng suy giảm về ý thức trước đó. Đúng là triệu chứng của cơn co giật đáp ứng hoàn hảo với một cơn động kinh vận động toàn thể hóa, đặc trưng cho một động kinh tự phát toàn thể hóa: tiếng hét đầu tiên, mất ý thức, té ngã và gây ra vết thương, co giật trương lực cơ toàn thể hóa; sau đó trở nên mãn tính, không kềm tiểu được, hôn mê với thở phì phì, sùi bọt mép, lú lẫn sau cơn.

Đây là xác nhận chính xác của Major Ermakov và người vợ thứ 2 của nhà văn là Anne Grigorievna.

Có nhiều lý luận để chẩn đoán động kinh tự phát: tính bẩm sinh co giật gia đình (một trong 4 đứa con của nhà văn chết do co giật cơn lớn), không có bất kì dấu hiệu thần kinh hay tâm thần do tổn thương thực thể não, xuất hiện đột ngột gần như không loại trừ biểu hiện vào buổi tối trong giấc ngủ đầu tiên, vài cơn được DostoÐevski xác nhận là cơn run giật hay vài cơn là cơn rung giật cơ che dấu hai bên.

Vincent Van Gogh (1853 – 1890)

Ông bị xem là bệnh tâm thần cho đến khi có bài thuyết trình của H. Gastaut tại Bảo tàng Municipal tại La Haye vào thứ Hai 28 tháng 11 năm 1955. với một đầu đề: “Bệnh của Van Gogh được xem như là một hướng mới về khái niệm của động kinh tâm thần vận động” (Gastaut, 1956).

Các cơn bệnh của nhà nghệ sĩ bắt đầu vào năm 1888 dưới hình thức tâm thần vận động thường xuất hiện sau giai đoạn lú lẫn hay một dạng như mất ý thức. Trong cơn đầu tiên, Van Gogh ném một chai rượu vào mặt Gauguin trước khi bỏ đi nằm và ngủ, không còn nhớ gì vào hôm sau nữa. Trong cơn thứ 2, ông vũ trang bằng một con dao cạo và đuổi theo một người bạn; tự cắt dái tai trái và mang đến cho một cô gái điếm, “cô bạn Rachel của ông”, sau đó ông nằm nghỉ, thức dậy vào hôm sau thì ông không còn nhớ gì vào lúc sự việc xãy ra.

Tháng Tư năm 1889, ông đánh một người bảo vệ, sau đó vừa chạy trốn vừa la hét với tình trạng ảo giác về dĩ vãng, vì ông tin rằng bị một cảnh sát và môt đám đông đe dọa ông mà điều này đã xãy ra trước đó 2 tháng.

Người ta ghi nhận tình trạng lú lẫn kéo dài có thể đến vài tuần, tình cảm kì lạ, hội chứng tự động, các giai đoạn kích động, cơn lúc ngủ, gợi ra các giai đoạn miên hành hay ác mộng ghê sợ.

Khi xét đến chẩn đoán động kinh, Gastaut nhận định rằng: “Tính cách của Van Gogh phù hợp với động kinh thái dương: dễ xúc động, tính xung động cực điểm, xung động tấn công xung quanh hay bản thân, giảm hoạt động tình dục”. Cuối cùng, ông giải thích những đặc tính sau đó của cơn động kinh vì việc sử dụng rượu quá mức mà Van Gogh mắc phải khi ông đến Paris vào năm 1886, rượu vang và nhất là rượu apxanh, dù biết rằng, chất độc cuối có thể dẫn đến tình trạng kích thích, cơn co giật và tổn thương não.

Nhiều bác sĩ điều trị cho Van Gogh khi ông nhập viện điều trị ở Saint-Rémy, cũng nghĩ đến chẩn đoán này. BS Rey, nội trú BV Arles, là người nhận điều trị Van Gogh sau vụ cắt tai, đã đưa ra chẩn đoán là: “một dạng động kinh đặc trưng bởi tình trạng ảo giác và giai đoạn kích động lú lẫn tâm thần mà còn bị nặng thêm do sử dụng rượu quá mức”. Ở BV Saint-Rémy, BS Peyron đã viết trong bản xác nhận 24 giờ rằng: “tôi nhận định dựa trên hậu quả của tất cả những điều trước đây, rằng ông Van Gogh là đối tượng bị động kinh …”. Vã lại, Van Gogh đã được điều trị bằng bromure, là cách điều trị động kinh vào thời kì đó.

Tuy nhiên, chẩn đoán này kém thuyết phục hơn so với chẩn đoán về bệnh của Flaubert và của Dostoievski. Vào năm 1922 và 1981, một cuộc điều tra trên nhiều BS chuyên khoa nhằm tìm ra chẩn đoán về bệnh của Van Gogh cho kết quả như sau: 55 cho là động kinh, 41 cho là loạn thần, 13 cho là tâm thần phân liệt, 10 cho là rối loạn nhân cách, 9 cho là loạn thần hưng trầm cảm.

Bs Trần Trung Nghĩa, lược dịch