TẢN MẠN – MỘT SỐ ĐIỀU VỀ HỘI CHỨNG TÂM THẦN LIÊN QUAN VĂN HÓA.

729

Đối với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh, các chuyên viên tâm lý-tâm thần và các bác sĩ đa khoa rất có thể thường gặp một số Hội chứng tâm thần dưới đây.

Trong DSM-IV –TR, các tác giả phác thảo chẩn đoán Hội chứng (tâm thần) liên quan văn hóa (Culture- Bound Syndrome) sau khi thăm khám sắp xếp các triệu chứng theo các trục I, II, III chuyên biệt, cuối cùng mới chẩn đoán là Hội chứng liên quan văn hóa chuyên biệt theo từng trường hợp lâm sàng và theo dịch tễ.

Tuy nhiên, đến DSM-5, các tác giả chỉ đề cập các Hội chứng trên trong phần Chú giải thuật ngữ quan niệm văn hóa về sự đau buồn và sắp xếp chúng vào chương các Rối loạn phân ly (Dissociative Disorders). Chúng ta biết các Hội chứng liên quan văn hóa đề cập nhiều đến tình trạng bị nhập ( possession, trance) và các tác giả so sánh các RL phân ly giữa DSM-IV-TR và DSM-5 cho thấy RL phân ly bị nhập ( Dissociative trance disorder) được xếp vào các Rối loạn phân ly biệt định khác và Rối loạn phân ly không biệt định với thời gian các sự kiện stress diễn ra trong thời gian ít hơn 1 tháng. Nếu định nghĩa theo triệu chứng thì trạng thái bị nhập còn có trong rối loạn hoang tưởng.

Một số bệnh tâm thần thường gặp gồm những bệnh liên quan khả năng định dạng văn hóa của người bệnh, trong đó quan trọng nhất là quan niệm văn hóa về sự đau khổ và các yếu tố stress và các đặc điểm văn hóa dễ gây tổn thương và khả năng phục hồi của các hoạt động tâm thần.

Dưới đây là một số hội chứng Rối loạn (tâm thần) liên quan văn hóa

1. Ataque de nervos: “attack of nerve” gồm các triệu chứng lo âu cấp kỳ, giận dữ hay sầu khổ, la hét đau đớn không kiểm soát được, khóc thành cơn, run sợ, cảm giác nóng trong lồng ngực lan lên đầu, trở nên hung hãn. Cảm giác trải qua giải thể nhân cách phi thực tại, quên, choáng váng, cử chỉ tự sát. Hội chứng này liên quan một số chẩn đoán trong DSM -5 như cơn hoảng loạn, rối loạn hoảng loạn và các biệt định hoặc không biệt định khác như RL phân ly, rối loạn chuyển di, rối loạn bùng nổ từng hồi, rối loạn lo âu không biệt định, rối loạn stress sau chấn thương.

2. Dhat syndrome: gặp ở vùng Nam Á: lo âu mệt mỏi, yếu đuối, mất cân, liệt dương, than phiền cơ thể, khí sắc trầm. “Mất tinh khí”, Ayurveda dịch trắng trong cơ thể cân bằng duy trì sức khỏe. 64% nam Ấn độ mắc hội chứng có than phiền về tình dục, 30 % người Pakistan than phiền khi khám bệnh. Đa số gặp ở nam giới trẻ, tầng lớp thấp. Còn gọi là “koro” ở một số dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt ở Singapore và “Sen-k’uei” hay yếu thận ( Trung Hoa). Hội chứng này liên quan RL trầm cảm nặng, dysthymia (RLTC dai dẳng), RL lo âu lan tỏa, RL triệu chứng thực thể, RL cương dương, xuất tinh sớm, các RL hoạt động tình dục khác.

3. Khyal Cap: hay “wind attack” gặp ở người Campuchia gồm các biểu hiện chóng mặt, hồi hộp, thở hổn hển, lạnh đầu chi, ù tai, đau vùng cổ gáy. Cho rằng “khyal” (gió) như một chất (chạy) lan tỏa khắp người theo dòng máu vào phổi làm thở gấp, thiếu oxy làm nhức đầu chóng mặt, mờ mắt, ngất xỉu. Có dấu hiệu cảnh báo xuất hiện nhưng thường bị kích hoạt bởi ý nghĩ lo lắng, sợ khoảng trống, thích đám đông. Hội chứng này liên quan cơn hoảng loạn, RL hoảng loạn, RL lo âu lan tỏa, ám ảnh sợ khoảng trống, RL stress sau chấn thương.

4. Kufungisisa: hay “thinking so much” gặp ở Châu Phi, nguyên nhân từ lo âu, trầm cảm và các than phiền thực thể; suy nghĩ lặp đi lặp lại các lo lắng buồn phiền, liên quan tâm lý bệnh gồm các triệu chứng lo âu, buồn phiền quá mức, cơn hoảng loạn, kết quả đánh giá tâm lý học (psychopathology) có than phiền này. “Thinking to much” cho rằng thảm họa trí não và cơ thể là nguyên nhân dẫn đến đau đầu chóng mặt, cảm giác nóng, sởn gai ốc trong đầu. Còn gọi là “brain fag”; xảy ra ở Châu Phi, vùng Caribe Mỹ latin và Đông Nam Á. Hội chứng này liên quan RL trầm cảm nặng, Dysthymia. RL lo âu lan tỏa, RL stress sau chấn thương RL ám ảnh cưỡng chế, RL phức hợp tang chế kéo dài.

5. Maladi Moun: “humanly caused illness” “sen sickness”: gồm các biểu hiện từ quan hệ đố kỵ và ác ý chuyển gửi bệnh cho người khác ( loạn thần , trầm cảm, học hành thất bại và không khả năng hình thành các hoạt động hằng ngày). Bị bệnh vì người khác đố kỵ căm thù khi người này thành công; chuyển gửi bệnh phụ thuộc cách bắt đầu và trạng thái quan hệ xã hội, nghi ngờ tấn công tinh thần, nguy cơ mắc bệnh là người hấp dẫn, thông minh giàu có và cả trẻ em . Các triệu chứng biểu hiện xung đột xã hội, biểu lộ dạng “evil eye” “mal de ojo” ở Tây ban nha và Ý. Hội chứng này liên quan RL hoang tưởng, tâm thần phân liệt đặc trưng hoang tưởng (paranoid) và hoang tưởng liên hệ.

6. Nervios: gặp ở các dân tộc Latin, Hoa Kỳ và Mỹ Latin, dễ bị stress và khó khăn trong hòa nhập hoàn cảnh sống. Nhiều triệu chứng như cảm xúc đau khổ, RL thực thể, khó khăn hoạt động nghề nghiệp, đau đầu (căng gáy cổ), tăng kích thích, đau thượng vị, khó ngủ, cáu gắt, dễ khóc, khó tập trung, run, cảm giác ngứa và ‘mareos” (nhức đầu khi chóng mặt quá mức). Nervios đồng nghĩa đau khổ, triệu chứng trầm trọng ở khoảng cách không rối loạn tâm thần tới có bệnh như lo âu, trầm cảm, phân ly, triệu chứng thực thể, loạn tâm thần. Nervios khi còn là trẻ em dẫn tới rối loạn lo âu ám ảnh, và cả một số bệnh tâm thần, phân ly, trầm cảm. “Nevra” gặp ở người Hy lạp Bắc Mỹ, người đảo Sicil bắc Mỹ; “nerves” gặp ở người miền Đông và miền Bắc Hoa kỳ. Hội chứng này liên quan RL trầm cảm nặng, dysthymia, RL lo âu lan tỏa, RL ám ảnh sợ xã hội, RL phân ly không biệt định, RL triệu chứng thực thể, Tâm thần phân liệt.

7. Shenjing shuairuo: “weakness of nervous system” , là hội chứng văn hóa theo quan niệm y học truyền thống Trung Hoa, phương tây chẩn đoán là neurasthenie. Theo CCMD -2-R (Chinese Classification of Mental Diosorders – Version 2-R) định nghĩa là một hội chứng gồm 3 trong 5 nhóm triệu chứng gồm bệnh mệt mỏi tinh thần, cảm xúc bực bội, và kích thích tăng hồi ức; đau đầu mất ngủ. “Fan nao” tăng kích thích hỗn hợp giữa lo âu và đau khổ với ý nghĩ xung đột và không lấp đầy thỏa mãn mong muốn. CCMD loại bỏ chẩn đoán RL lo âu thực thể. Biểu hiện nổi bật là áp lực (stress) công việc-quan hệ gia đình, mất khả năng đối đầu, thất bại nặng như học kém. Liên quan quan niệm bệnh “xu” và mất cân bằng liên quan khí “qi ” do lo buồn quá mức. Quan niệm các kinh mạch cơ thể (jing) mất khả năng điều hòa năng lượng sống “shen” dẫn tới áp lực xã hội và quan hệ giữa người với người, không kiểm soát được sự thay đổi và tình trạng lo buồn. 45 % người Trung Hoa bị shenjing shuairuo (theo DSM-IV). Shenjing shuairuo tương tự Ashakkapanna ở Ấn Độ và Shenkei-suijaku ở Nhận Bản. Hội chứng này liên quan RL trầm cảm nặng, dysthymia, RL lo âu lan tỏa, RL triệu chứng thực thể, RL ám ảnh sợ xã hội, Ám ảnh chuyên biệt, RL stress sau chấn thương.

8. Susto: “fright”: là cách giải thích lo buồn và vận xấu ở một số người latin Mỹ, người Mehico và Nam Mỹ, người vùng Caribe gồm sự kiện gây sợ hãi khi linh hồn thoát khỏi cơ thể và kết quả là sống không hạnh phúc , bệnh tật, khó khăn trong cuộc sống hàng ngày hàng năm. Một số trường hợp “susto” dẫn đến tử vong. Triệu chứng thường là ăn không ngon, không ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ngủ mơ, để dơ bẩn, nhạy cảm trong quan hệ, mất động cơ hoạt động, đau cơ, lạnh ngọn chi, tái nhợt, đau đầu , thượng vị, tiêu chảy. Có 3 hội chứng kiểu “susto” đã được xác định có liên quan khác nhau với các chẩn đoán bệnh tâm thần. “Susto” biểu hiện cảm giác mất mát, bị bỏ rơi, buồn, đánh giá thấp bản thân, có ý tưởng tự sát không được gia đình yêu thương, rất giống như RL trầm cảm nặng. Khi sự kiện sang chấn trong biểu lộ cảm xúc thì chẩn đoán RL stress sau chấn thương là phù hợp. Hội chứng này liên quan RL trầm cảm nặng, RL stress sau chấn thương, RL triệu chứng thực thể.

9. Taijin kyofusho: sợ hãi trong quan hệ người với người, xảy ra ở Nhật Bản. Đặc trưng là ý nghĩ lo âu, tránh né trong quan hệ hoặc tin chắc sự xuất hiện hay hành động trong quan hệ của mình không phù hợp hoặc chống lại người khác. “Taijin kyofusho” có khuynh hướng. Tại Hoa Kỳ, hội chứng này biến đổi thành tấn công mùi có giới hạn trong hội chứng oldfactory reference syndrome. Taijin kyofusho có khuynh hướng tập trung vào tác động triệu chứng và hành vi của mình vào người khác. Mối quan tâm lo lắng khi đỏ mặt (erythrophobia), mùi (hôi) của mình tấn công (olfactory reference syndrome), nhìn chằm chằm không thích hợp (tiếp xúc bằng mắt quá nhiều hay quá ít), biểu lộ nét mặt quá vụng về, cử động thân hình cứng ngắc hay run rẩy, biến dạng. Các biểu hiện nhiều hơn RL ám ảnh sợ xã hội trong DSM-5, liên quan dạng văn hóa “type nhạy cảm”, là hội chứng đặc trưng với RL sơ đồ thân thể như một RL hoang tưởng. Hội chứng tương tự gặp ở người Hàn ( Taein kong po) hay những xã hội nhấn mạnh vào tự duy trì ý thức phù hợp hành vi xã hội trong thứ bậc quan hệ. Hội chứng này liên quan các chẩn đoán trong DSM-5 như RL lo âu ám ảnh xã hội, RL sơ đồ thân thể, RL hoang tưởng, RL ám ảnh cưỡng chế, hội chứng liên quan khứu giác (olfactory reference syndrome), gặp ở nhiều nền văn hóa ngoài Nhật Bản.

Trong thăm khám hàng ngày, có một thực tế rõ ràng là nhiều bệnh nhân khai báo các triệu chứng tương đồng với một số hội chứng trên. Tuy nhiên vấn đề là phải theo dõi diễn tiến triệu chứng của các Hội chứng này (dù chỉ là theo phác thảo). Đối chiếu với DSM-5 có một số thay đổi và trong tiêu chuẩn chẩn đoán có yếu tố thời gian.

Trong nhiều trường hợp, chúng ta thấy bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn lo âu, ám ảnh, v.v… chồng lấn ở hầu như tất cả các hội chứng Culture-bound syndrome, tuy nhiên có triệu chứng ở hội chứng này nhiều – ở hội chứng kia ít, và ngược lại. Người Việt chúng ta tiếp cận rất nhanh các đặc trưng văn hóa Âu – Mỹ và văn hóa phương Đông với cách nhìn nhận, chọn lọc phù hợp và tất nhiên với sự chấp nhận tác động của nền văn hóa đó lên hoạt động tâm thần. Có thể nói, hầu hết bệnh nhân có các triệu chứng trên là những người không hoặt ít khả năng chịu đựng hoặc vượt qua “ngưỡng áp lực” hình thành từ việc xác định và phân loại cảm giác cơ thể; là những yếu tố lo lắng bị mắc bệnh với kiến thức y khoa (dù ít nhất) phát triển kinh tế xã hội hay văn hóa nói chung. Y học cổ truyền “định danh” cho cây cỏ và thực phẩm thuộc “âm hay dương”, massage hay yoga nhằm xác định lại hình ảnh cơ thể (schema corporel) tránh cảm giác sai về cơ thể hay nói cách khác là tránh sự xuất hiện của triệu chứng cơ thể. Massage bấm huyệt và châm cứu cũng theo quan niệm “kinh – mạch” lưu thông “chính khí hư – tà khí thịnh” mà thực hiện một số thủ thuật để có thể lấy lại thăng bằng âm dương nhằm cản trở cảm giác sai về cơ thể xuất hiện và hoặc chế ngự cảm giác sai kể trên. Các trị liệu trên có thể có hiệu quả ngắn hạn và thường là “hiệu quả thông tin” nhiều hơn “hiệu quả điều trị” vì chứng cứ khoa học y học chưa rõ ràng.

Thông thường người bệnh có các triệu chứng của một trong các Hội chứng bệnh tâm thần kiên quan văn hóa kể trên thường đi chùa cúng lễ, đến khám bác sĩ đa khoa, hay bác sĩ chuyên khoa thần kinh (do quan niệm chưa rõ về chuyên môn nội thần kinh và tâm thần), tự dùng thuốc nam, khám tại cơ sở y học cổ truyền, tư vấn tâm lý, v.v… trước khi đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Mặt khác, các bác sĩ chuyên khoa tâm thần chỉ nghe nhiều lần rồi sắp xếp các triệu chứng vào tiêu chuẩn chẩn đoán thể loại rõ ràng hoặc “thể không biệt định” và “không biệt định khác” các loại bệnh như RL trầm cảm, RL lo âu, RL liên quan stress sau chấn thương và các RL liên quan, RL phân ly, RL triệu chứng thực thể và các RL liên quan theo DSM-5 hoặc ICD -10). Điều trị những bệnh nhân này khá phức tạp, nhưng trước nhất nên theo hướng dẫn điều trị theo chẩn đoán với các loại thuốc chuyên khoa đã được nghiên cứu thực nghiệm trên lâm sàng.

Tài liệu tham khảo:

  1. CIM -10 / ICD – 10. Classification Internationale des Troubels Mentaux et de Troubles de Comportement. Organisation Mondiale de la Sante. Geneve. MASSON. Paris Milan Barcelone Bonne 1993. Page 15.
  2. Robert E. Hales MD MBA. Stuart C. Yudofsky MD.Glen O. Gabbard MD.Text Book of Psychiatry. The American Psychiatric Publishing. 6th Edition. American Psychiatric Association. 2008. Page 1537 – 39.
  3. Robert E. Hales MD MBA. Stuart C. Yudofsky MD. Laura Weiss Roberts, MD MA. Textbook of Psychiatry. The American Psychiatric Publishing. 6th Edition. American psychiatric Association. 2015. Page 499 – 507; 1272 – 80.
  4. Qu’est-ce que le syndrome du « shenjing shuairuo » ? (DSM-5 et Classification chinoise des troubles mentaux). PsychomédiaPublié le 30 janvier 2016.
  5. American Psychiatric Association. Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5), Fifth edition. 2013.Page 271 – 90; 291 –98; 309 -27.
  6. Vishal Bhavsar MSc, MRCPsych . Antonio Ventriglio MD, PhD . Dinesh Bhugra PhD, MRCPsych. Dissociative trance and spirit possession: Challenges for cultures in transition. First published: 03 August 2016. //doi.org/10.1111/pcn.12425

Trên đây là một số nhận định rời rạc, chưa đủ, có thể có nhiều sai sótmong bạn đọc góp ý. Trân trọng.

Bs Phạm Văn Trụ.

Chia sẻ