LẠM DỤNG DƯỢC CHẤT, NGUYÊN NHÂN CHÍNH DẪN TỚI BẠO LỰC Ở BỆNH NHÂN TÂM THẦN

117

LẠM DỤNG DƯỢC CHẤT, nguyên nhân chính dẫn tới bạo lực ở bệnh nhân tâm thần phân liệt và loạn thần khác.

Ngày 31/8/2009. Theo một nghiên cứu phân tích tổng hợp 20 công trình nghiên cứu so sánh nguy cơ gây bạo lực hoặc là nạn nhân bạo lực ở bệnh nhân tâm thần phân liệt ( TTPL) và bệnh nhân các loạn thần khác với dân số chung cho biết nguyên nhân ban đầu gây bạo lực và bị bạo lực, kể cả giết người không phụ thuộc vào chính bệnh tâm thần, mà đúng hơn do lạm dụng dược chất. Nghiên cứu này dựa trên 18,423 bệnh nhân TTPL, bệnh nhân loạn thần và 1,714,904 người dân bình thường.

Tiến sĩ Martin Grann, Trung tâm Phòng ngừa bạo lực thuộc Viện Karolinska, Stokhlm Thụy điển cho biết: “Lý do của phân tích tổng hợp tất cả các nghiên cứu trong giai đoạn này là có sự thách thức không chắc chắn có hay không mối quan hệ giữa bạo lực và bệnh TTPL; là nguyên nhân gây bạo lực hay bạo lực gắn với các yếu tố khác”. Khi xem xét 20 nghiên cứu, kết quả sẽ rõ ràng là bệnh nhân TTPL nếu không sử dụng rượu hay các dược chất khác thì nguy cơ bạo lực so với dân số chung không có ý nghĩa, nhưng nếu có lạm dụng dược chất thì chắc chắn có liên quan.

Trong số bệnh nhân TTPL và các loạn thần khác có 1832 (9.9%) gây bạo lực, trong dân số bình thường là 27,185 (1.6 %). Khi so sánh phương sai 2 nhóm số liệu, các tác giả phát hiện bệnh nhân TTPL nam có tỷ lệ gây bạo lực từ 1 – 7 so với nhóm không bị bệnh tâm thần. Ở phụ nữ TTPL hay các loạn thần khác tỷ lệ này từ 4 – 29 đối chiếu với nhóm không bị bệnh tâm thần.

Tác động của việc lạm dụng các dược chất rất rõ rệt với độ lệch ngẫu nhiên 2.1 ở nhóm không lạm dụng dược chất và 8.9 ở nhóm có lạm dụng. Đặc biệt, nguy cơ bạo lực ở nhóm không bị bệnh TTPL và loạn thần có lạm dụng dược chất và nhóm bệnh nhân TTPL và các loạn thần tương đương nhau. Nguy cơ giết người tăng ở bệnh nhân loạn thần (TTPL và các loạn thần khác) kể cả có hay không lạm dụng hóa dược.

Tiến sĩ Martin đánh giá  nguy cơ bạo lực và giết người ở người bệnh tâm thần nặng không lạm dụng hóa dược “rất khiêm tốn” so với người bình thường. “ Bệnh nhân TTPL không nguy hiểm, người bình thường ( không phải bệnh nhân TTPL) lạm dụng rượu và  dược chất nhiều khả năng gây bạo lực hơn bệnh nhân TTPL lạm dụng tương tự”. Nói cách khác, nếu một người lạm dụng rượu và các chất gây nghiện, họ ít khả năng gây bạo lực nếu họ là người bị bệnh TTPL. Do vậy trong bối cảnh này, người bệnh TTPL được bảo vệ”.

Bình luận về phát hiện này, Ts Jeffrey A.Lieberman và Gs Lawrence E. Kolb Trường Đại học Colombia, Giám đốc Viện tâm thần quốc gia New York nhất trí cho rằng đây là lưu ý quan trọng về lạm dụng rượu và các dược chất ở bệnh nhân TTPL. Hiện tại quản lý bệnh nhân tâm thần nặng lạm dụng rượu và các dược chất chưa tốt và là một cản trở hiệu quả điều trị, một thiếu sót trong chương trình chăm sóc bệnh nhân tâm thần.

“Chẩn đoán bệnh thật sự không khó khăn, vấn đề là điều trị lâu dài. Đây là khó khăn của cả hệ thống vì điều trị lạm dụng dược chất gây nghiện không sẵn sàng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần và ngược lại. Thật khó khăn khi cung cấp dàn trải nhân sự chuyên môn và cũng khó khăn cho bệnh nhân phải đi đến 2 trung tâm điều trị khác nhau. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng có giới hạn là chưa kiểm tra tìm ra tác động của các yếu tố khác có thể là yếu tố nguy cơ của bạo lực.

Các biểu hiện hướng tới đặc trưng chính của bạo lực ở bệnh nhân tâm thần là các rối loạn loạn thần, là không tham gia điều trị và lạm dụng các dược chất. Một yếu tố ảnh hưởng khác là tình trạng không gia đình (không được quan tâm chăm sóc, ND) nhưng loạn thần, không tham gia điều trị và lạm dụng dược chất là bộ ba yếu tố nguy cơ gây bạo lực ở người bệnh tâm thần.

Cả 2 chuyên gia cho rằng cần thiết nghiên cứu nhiều hơn để xác định có cần thêm vào chẩn đoán ban đầu lạm dụng dược chất hay không đối với bệnh nhân loạn thần cũng như xác định tương tự một trị liệu lạm dụng dược chất nhằm giảm nguy cơ bạo lực ở các đối tượng này.

Bs Phạm Văn Trụ BVTT TP Hồ Chí Minh

Theo Caroline Cassels. Substance Abuse Main Driver of Violence in Schizophrenia, Psychoses. From Medscape Medical News