KỲ THỊ, TRẦM CẢM VÀ CÁCH BIỆT Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV / AIDS VẪN CÒN

243

KỲ THỊ, TRẦM CẢM VÀ CÁCH BIỆT Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV / AIDS VẦN CÒN

Ngày 27 / 7 / 2010. Theo kết quả một báo cáo tại Hội nghị quốc tế về bệnh AIDS lần thứ 17 tại Viên (thủ đô nước Áo) cho biết  sau 30 năm phát hiện bệnh dịch AIDS, người nhiễm HIV vẫn phải trải qua sự kỳ thị, bị bệnh trầm cảm và cách biệt với xã hội. Đây là kết quả của một khảo sát quốc tế trên 2000 bệnh nhân HIV/AIDS.

Gần một nửa bệnh nhân trả lời rằng người ngoài đều sợ khi tiếp xúc với họ vì tình trạng nhiễm HIV/AIDS và 1 / 4 người không muốn có cử chỉ thân thiện hay chia sẻ thức ăn, nước uống với họ. Các phản ứng này phản ánh vẫn còn nhiều người ở nhiều quốc gia cho rằng HIV/AIDs lây lan dễ dàng qua tiếp xúc trong các hoạt động hàng ngày và nên tránh xa những người nhiễm HIV/AIDS.

Mặc dù 96 % người nhiễm HIV/AIDS nói cho ít nhất một người ngoài biết bản thân bị bệnh và 17 % người nhiễm cho biết họ không nói cho vợ (hoặc chồng ) hoặc bạn tình biết tình trạng bệnh của họ. Khảo sát cũng cho thấy 64 % bệnh nhân nhiễm HIV có ít nhất một bệnh khác kèm theo như rối loạn giấc ngủ, bệnh dạ dày ruột, viêm gan siêu vi C. Có tới 26 % người nhiễm HIV có 3 bệnh khác ( hoặc nhiều hơn) kèm theo. Khoảng 50 % bệnh nhân nhiễm HIV có các trao đổi về biểu hiện trầm cảm với nhân viên y tế.

Đây là kết quả một nghiên cứu quốc tế ở 12 quốc gia trên 5 châu lục về thái độ và quan niệm về HIV ở 2035 bệnh nhân HIV dương tính. Mục đích chính của khảo sát này là theo dõi người dân trên toàn thế giới sống cư xử như thế nào với người nhiễm HIV/AIDS, các yếu tố văn hóa, xã hội tác động thế nào lên cuộc sống của họ và người nhiễm HIV/AIDS có tác động gì đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các thông tin khảo cứu được tiến hành trong thời gian 20 phút qua điện thoại hoặc phỏng vấn trực tiếp hoặc trả lời qua internet. Đối tượng  ít nhất 18 tuổi, đã được chẩn đoán HIV/AIDS , đã điều trị với thuốc kháng virus ( ART) trong thời gian ít nhất 5 năm (53 %  đã điều trị ART hơn 5 năm và 97 % đang điều trị).

Hơn 1 / 3 ( 37 %) tổng số người khảo sát nhiễm HIV đồng ý với câu hỏi “tôi thường cảm thấy đơn độc và bị cách biệt vì tôi bị HIV hay AIDS”. Trong số này, châu Á-Thái Bình dương là 52 %, Bắc Mỹ 42 %, Mỹ Latin 41 %. Người nhiễm HIV/AIDs ở các nước vùng châu Á – Thái Bình dương tỏ cho biết có cảm giác bị cách biệt một cách đặc biệt: 40 % nói rằng bạn bè và gia đình họ không thực sự hiểu biết HIV / AIDS và 43 % nói rằng họ cảm thấy họ là gánh nặng. Đây là tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDs cao nhất đồng ý với câu hỏi trên.

Các nội dung nghiên cứu  trên rất quan trọng vì nó phản ánh việc phát hiện, điều trị và chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS và là hiệu quả phòng chống nhiễm HIV trên toàn thế giới. Trong môi trường sống chấp nhận, người nhiễm bệnh có thể làm xét nhiệm và sinh sống khi đã có chẩn đoán nhiễm HIV là điều quan trọng nhất đối với chương trình phòng ngừa và điều trị hiệu quả HIV tại các địa phương và các quốc gia.

Bs Phạm Văn Trụ, PG Đ BV Tâm thần, Trưởng Nhóm hỗ trợ kỹ thuật Chương trình Methadone  Tp Hồ Chí Minh.

Theo Norra MacReady. Stigma, Depression, Isolation Common Among People With HIV or AIDS. Medscape Medical News.