KHOA HỌC THẦN KINH VÀ NGHIỆN: CƠ SỞ CỦA PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ

418

Nghiện, một trong những hình thức nặng nề nhất trong rối loạn sử dụng chất gây nghiện, là tình trạng rối loạn hoạt động của não bộ mạn tính được tạo ra từ các yếu tố sinh học, yếu tố xã hội mà những yếu tố này gây ra hậu quả “tàn phá” sức khỏe thể lực và tâm thần cá nhân người nghiện và ảnh hưởng nhiều đến an ninh và ngân sách xã hội.

Hiểu biết của chúng ta về rối loạn sử dụng chất gây nghiện đã được nâng cao đáng kể trong 3 thập kỷ vừa qua, một phần do những tiến bộ to lớn về gien và nghiên cứu khoa học thần kinh, về sự phát triển của các kỹ thuật mới, trong đó bao gồm các công cụ phát hiện các thay đổi chi tiết các phân tử thần kinh đặc biệt ở động vật bị rối loạn sử dụng chất gây nghiện, như hình ảnh não bộ trong đánh giá chức năng và hóa học thần kinh của con người. Những kỹ thuật vượt bậc này minh chứng cho những tiến bộ sinh học thần kinh thông qua các yếu tố sinh học và các yếu tố văn hóa xã hội, đóng góp vào khả năng phục hồi chống lại hoặc khả năng dễ bị tổn thương trong sử dụng ma túy và trong  nghiện ngập.

Sự phác họa vòng cung thần kinh bị hủy hoại trong nghiện bao gồm các vòng cung thưởng thức (Reward Pathway),trong đó có động cơ mục đích sử dụng ma túy, khả năng thực hành kiểm soát hành vi và tiến trình cảm xúc đã đem lại cho chúng ta những hiểu biết về những hành vi sai lệch ở người nghiện đồng thời với những đích điều trị mới. Hầu hết những điểm nổi bật trong Reward Pathway trên là những rối loạn khả năng những hành vi ưu tiên tạo ra những lợi ích lâu dài từ những kết quả thưởng thức ngắn hạn và gia tăng khó khăn trong việc thực hiện kiểm soát những hành vi này ngay cả khi có các hậu quả xấu xảy ra.

Những kỹ thuật tiến bộ trong hiểu biết của chúng ta về phát triển của não bộ và vai trò của gien, của môi trường đối với cấu trúc của não và hoạt động của nó đã tạo lập ra cơ sở để phát triển các phương tiện nhiều hiệu quả hơn trong phòng ngừa – điều trị nghiện.

“Reward Pathway” là một khái niệm được các nhà khoa học đưa ra như một cơ chế của nghiện và từ cơ chế này kết hợp với những tiến bộ của các dấu chứng sinh học thần kinh cũng như những hoạt động chức năng của các vùng não bộ đối với các chất gây nghiện, các thuốc điều trị nghiện ra đời. Đó là các các chất  đồng vận, bán đồng vận dùng để thay thế các chất gây nghiện (chủ yếu là các opioids) có ưu điểm ít gây hậu quả và rẻ tiền hơn và  các chất đối vận để giải quyết những trường hợp ngộ độc opioid. Khi ma túy xâm nhập, kể cả khi hết ma túy, “reward pathway”theo con đường đến vùng não điều chỉnh  cảm xúc không còn kiểm soát được nữa, và cùng với những thay đổi sinh lý học dẫn đến những triệu chứng cơ thể đặc trưng khi “thiếu hay vã thuốc” và những thay đổi hành vi vô cùng nguy hiểm từ những “nhận thức sai lầm” do nồng độ các chất vận chuyển thần kinh (neurotransmitters) gây ra.

Những nhận định trên của các nhà nghiên cứu cho chúng ta thấy trong điều trị nghiện rất cần sự tâm lý liệu pháp thúc đẩy hành vi “không dùng ma túy nữa”. Đồng thời để người nghiện tránh được “nhận thức sai lầm” thì không cần thiết “cách ly” dài ngày sau giai đoạn cắt cơn mà hậu quả là người nghiện thường tái sử dụng ma túy ngay sau khi hết cách ly. Cần xem xét nghiện là một căn bệnh mạn tính để “xây dựng” chương trình điều trị thích hợp văn hóa xã hội và khoa học.

Đồng thời với các liệu pháp tâm lý cần tiến hành đồng thời là tạo ra việc làm dựa trên năng khiếu hay nghề nghiệp gia truyền với mục đích mang lại thu nhập, hình thành nếp tư duy mới để củng cố động cơ cai nghiện. Thực tế cho thấy những được tư vấn thường xuyên và có làm nghề tạo thu nhập tốt thì khả năng điều trị nghiện thành công cao hơn.

Như vậy sau khi hướng dẫn cách thức thúc đẩy hành vi “không dùng ma túy” thường xuyên, dùng các chất đồng vận, bán đồng vận như methadone, buprenorphine, naltrexone hàng ngày (hiện nay có loại ngậm dưới lưỡi tác dụng nhanh, có loại chích tác dụng kéo dài 2 tuần, hoặc có loại cấy dưới da), người nghiện cũng rất cần sử dụng một số loại thuốc chuyên khoa tâm thần khác nhằm giảm cơn thèm ma túy từ nhẹ đến nặng hoặc cơn mất kiểm soát hành vi do sử dụng ma túy quá liều.

 

Bs Phạm Văn Trụ. 

Tham khảo:  

 

  • Nora D. Volkow , M.D., Maureen Boyle , Ph.D. Neuroscience of Addiction: Relevance to Prevention and Treatment. Published Online:25 Apr. 2018//doi.org/10.1176/appi.ajp.2018.17101174. Reviews and Overviews No Access.
  •  Treatment Approaches for Drug Addiction. Revised January 2019.

 

NOTE: This fact sheet discusses research findings on effective treatment approaches for drug abuse and addiction. If you’re seeking treatment, you can call the Substance Abuse and Mental Health Services Administration’s (SAMHSA’s) National Helpline at 1-800-662-HELP (1-800-662-4357) or go to www.findtreatment.samhsa.gov for information on hotlines, counseling services, or treatment options in your state. 

 

Chia sẻ