HÚT CẦN SA, THUỐC LÁ MỖI NGÀY LIÊN QUAN CÁC BỆNH LOẠN THẦN KHỞI PHÁT SỚM.

344

Ngày 18/ 11/ 2009 – Kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí American Journal of Psychiatry tháng 11/2009 cho thấy sử dụng cần sa và thuốc lá có liên quan đến tuổi xuất hiện các triệu chứng báo trước và triệu chứng loạn thần. Nghiên cứu này  do PGS Ts Michael T. Compton tiến hành tại Khoa Tâm thần và Khoa học hành vi Trường ĐH Y khoa Emory, Atlanta, Georgia.

Lứa tuổi thanh niên có nguy cơ bị bệnh loạn tâm thần cần cố gắng kiềm chế sử dụng. Cần sa là loại gây nghiện được người bệnh tâm thần phân liệt sử dụng bất hợp pháp nhiều nhất. Trong số  bệnh nhân ở giai đoạn đầu loạn thần sớm nhất, tỷ lệ sử dụng này khoảng 65%. Một số nghiên cứu khác về giai đoạn loạn thần đầu cho thấy bệnh nhân thường bắt đầu dùng cần sa trước giai đoạn khởi phát vài năm.

Nghiên cứu thực hiện trên 109 bệnh nhân (24% là nữ) tuổi 18 – 40 đượctheo dõi tại cở sở chuyên khoa của trường đại học, tất cả bệnh nhân đều ở giai đoạn đầu loạn thần trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi thu nhập thấp. Sử dụng Bản phỏng vấn lâm sàng ( DSM-IV Axis I), các tác giả xác định chẩn đoán trong đó tâm thần phân liệt 56.9%, rối loạn dạng phân liệt 20.2%, rối loạn cảm xúc phân liệt 7.3%, loạn thần không biệt định 11.0%. loạn thần ngắn 3.7% và rối loạn hoang tưởng 0.9%.

Số bệnh nhân trên được phân loại theo tần số sử dụng cần sa, rượu và thuốc lá ( không sử dụng, không bao giờ dùng, dùng hàng tuần, dùng mỗi ngày) trước khi khởi phát các các triệu chứng báo trước và các triệu chứng loạn thần. Kết quả là 40.6% dùng cần sa và 44.1% dùng thuốc lá mỗi ngày là phổ biến nhất, trong khi chỉ 7.9% uống rượu. Trong số lạm dụng cần sa, 88% dùng hàng tuần, 43.8% dùng mỗi ngày trước khi khởi phát các triệu chứng loạn thần. Trong số phụ thuộc cần sa, 90% bệnh nhân được phân loại dùng hàng tuần 7.5% , dùng mỗi ngày 82.5% trước khi khởi phát các triệu chứng loạn thần.

Các tác giả phát hiện không có hiệu quả rõ ràng của việc sử dụng cần sa và thuốc lá trên nguy cơ khởi phát các triệu chứng loạn thần khi người sử dụng liều cao nhất mà họ từng sử dụng. Tuy nhiên khi kiểm tra sự thay đổi sử dụng qua thời gian các tác giả phát hiện có hiệu quả rõ ràng tăng dần nguy cơ khởi phát các triệu chứng loạn thần ở cả hai nhóm dùng cần sa và thuốc lá mỗi ngày.

Hiệu quả tác dụng khởi phát sớm rõ hơn ở phụ nữ so với nam giới và các nhà nghiên cứu không thể giải thích phát hiện này. Ts Compton cho rằng sự gia tăng sử dụng cần sa có thể làm giảm hiểu biết tác động đối với sự khới phát các triệu chứng loạn thần mà phụ nữ. Nghiên cứu còn cho thấy sự gia tăng mật độ các thụ thể cannabis và cannabis nội sinh ở một số bệnh nhân loạn thần.

Ts Corcovan PGS lâm sàng tâm thần, Giám đốc Trung tâm Phòng ngừa và Đánh giá sử dụng thuốc Trường ĐH Columbia, New York đánh giá đây là một nghiên cứu cho kết quả cho thấy cannabis là một yếu tố có thể thay đổi nguy cơ , chúng ta có thể can thiệp nhằm giảm sử dụng cannabis. Tuy nhiên nghiên cứu này bị giới hạn vì cho rằng số người dùng cần sa tăng cao là hậu quả hơn là nguyên nhân gây loạn thần. Các tác giả không thể chứng minh một cách trực tiếp được phát hiện này là hậu quả hay nguyên nhân phởi phát sớm các triệu chứng loạn thần do sử dụng cần sa và để rõ ràng cần phải nghiên cứu lâu dài.

Một yếu tố khác đó là tình trạng lo âu có thể giải thích tại sao có sự kết hợp giữa sử dụng cocaine và các triệu chứng loạn thần. “Khi ở trong trạng thái lo âu, con người sẽ sử dụng nhiều thuốc hơn và những thuốc đó không phải là nguyên nhân và chỉ là dấu hiệu. Do vậy sử dụng thuốc và các triệu chứng loạn thần có thể là kết quả của cả 3 yếu tố”. Ts Corcovan và cộng sự đánh giá các biểu hiện tiền triệu chuẩn mỗi 3 tháng và phát hiện ra rằng trong thời gian bệnh nhân dùng cần sa nhiều hơn, các triệu chứng loạn thần đã giảm nhẹ trước đó nay trở nên xấu hơn. Ts Cornovan tin chắc rằng lạm dụng các thuốc kích thích tâm thần ( methamphetamine) có liên quan đến các triệu chứng loạn thần khởi phát sớm.

Bs Phạm Văn Trụ PGĐ BV Tâm Thần TP HCM.

Theo Pauline Anderson. Progression to Daily Cannabis, Tobacco Use Linked to Early Onset of Psychosis. Medscape Medical News.