HỘI TÂM THẦN HOA KỲ CHẤP THUẬN DSM – 5

2420

Ngày 02/12/ 2012 – Bản các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tâm thần cuối cùng của DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) đã được chấp thuận, theo một thông cáo chính thức lúc 3h31pm từ Ủy ban đặc trách xuất bản của Hội tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association = APA).

DSM -5 do các chuyên gia giỏi nhất tổng kết các báo cáo khoa học và các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm thần. Kết quả DSM-5 là cẩm nang đại diện tốt nhất cho khoa học chuyên ngành tâm thần hiện tại và sẽ hữu ích cho bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân. Thông cáo còn cho biết bản tiêu chuẩn chẩn đoán cuối cùng của DSM-5 sẽ hầu như tương tự DSM-4 về số lượng các rối loạn tâm thần. Các chuyên gia đã tìm kiếm cách thức giữ gìn quan niệm tiếp cận các tiêu chuẩn trong DSM-5 và công việc chính là dịnh nghĩa chính xác các rối loạn tâm thần tác động thực sự đến cuộc sống con người mà không mở rộng các rối loạn này trong lĩnh vực tâm thần.

Ts David J. Kupfur trưởng Ủy ban Chuyên môn rất vui mừng vì sự ủng hộ của Ủy ban đặc trách xuất bản trong việc rà soát và chuẩn bị cho xuất bản. APA thông báo lần xuất bản cuối của cuốn cẩm nang này sẽ xây dựng lại 20 chương dựa trên các rối loạn tâm thần có liên quan một cách chính xác tới các rối loạn khác cũng như phản ánh các tính chất dễ bị mắc bệnh và các triệu chứng  tương đồng trong các rối loạn tâm thần trên.

DSM-5 sẽ chuyển đổi hệ thống trục chẩn đoán để hướng trọng tâm về tiêu chuẩn chẩn đoán không theo trục, trong đó sẽ kết hợp trục I, II và III với sự tách rời các ký hiệu dành cho trục tâm lý xã hội và trục các yếu tố môi trường (trục IV cũ) và trục hậu quả của bệnh (trục V cũ).

Các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn liên quan tự kỷ (Autism Spectrum Disorder = ASD) sẽ được kết hợp với một vài chẩn đoán của DSM-4 bao gồm các rối loạn tự kỷ, rối loạn Asperger, rối loạn thích ứng ở trẻ em và các rối loạn ảnh hưởng tới phát triển (không xếp loại ở các rối loạn khác) và ASD trong DSM-5 nhằm giúp chẩn đoán chính xác và thích hợp hơn với tự kỷ (?).

Chẩn đoán rối loạn ăn uống sẽ chuyển từ Phụ lục B của DSM-4: các tiêu chẩn chẩn đoán và trục chẩn đoán trong các nghiên cứu sang Phần 2 của DSM-5. Sự thay đổi này nhằm thể hiện rõ hơn cho các triệu chứng và hành vi của bệnh nhân rối loạn ăn uống.

Các chẩn đoán rối loạn khí sắc trong DSM-5 dành cho trẻ em gồm các biểu hiện gia tăng kích thích và cơn bùng nổ hành vi 3 lần hoặc nhiều hơn trong tuần so với trước kia trong thời gian 1 năm. Chẩn đoán này có khuynh hướng liên quan tới khả năng chẩn đoán và điều trị các rối loạn lưỡng cực quá nhiều ở trẻ em.

Hành vi tự gây tổn thương da (bệnh nhân tự đâm, chích trầy da) là một chẩn đoán mới của DSM-5 và được đưa vào Chương Xung động ám ảnh và các rối loạn liên quan.

Rối loạn tích trữ (hoarding disorder) cũng là một điểm mới trong DSM-5. Theo APA, chẩn đoán này được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nghiên cứu khoa học, người bệnh có các khó khăn đặc trưng trong việc hủy bỏ hoặc loại bỏ những sở hữu của mình mà không quan tâm tới giá trị hiện tại của sở hữu đó. Các hành vi hiện tại có thể gây tổn hại đến cảm xúc, đến cơ thể, xã hội, tài chánh và cả pháp luật cho người bệnh và các thành viên trong gia đình.

Các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tình dục với trẻ em được giữ lại, không thay đổi so với DSM-4, nhưng tên gọi có thay đổi, từ pedophilia thành các rối loạn pedophilia ( pedophilia – pedophilic disorder).

DSM-5 sẽ giữ lại cách xếp loại và tiêu chuẩn chẩn đoán đối với 10 loại rối loạn nhân cách trong DSM-4 và đưa vào một phương pháp nghiên cứu mới “nhằm khuyến khích các nghiên cứu làm thế nào để có thể sử dụng bản tiêu chuẩn này để chẩn đoán các rối loạn nhân cách trong thưc tế lâm sàng”.

Các rối loạn stress sau chấn thương (PTSD) được đưa vào môt chương mới với tên gọi Chấn thương và các rối loạn stress liên quan. DSM-5 tập trung nhiều hơn vào các triệu chứng hành vi xảy ra đồng thời với PTSD và đề xuất phấn biệt 4 nhóm chuẩn đoán thay vì 3 nhóm như DSM-4. PTSD cũng sẽ được mở rộng đối với trẻ em và thanh thiếu niên.

APA cũng loại bỏ chẩn đoán loại trừ tang tóc (trong tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm). Trong DSM-4, tiêu chuẩn này áp dụng cho bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm  kéo dài 2 tháng sau cái chết của người thần.

Cẩm nang DSM-5 cũng mở rộng các tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn đọc nhằm phân biệt các rối loạn khác liên quan để can thiệp, trong đó rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ và rối loạn sử dụng ngôn ngữ bằng lời, đọc, viết, tính toán hoặc kết hợp các rối loạn này.

Cuối cùng, DSM-5 kết hợp phân loại chẩn đoán lạm dụng và phụ thuộc các chất gây nghiện. Hội Tâm thần Hoa Kỳ lưu ý rằng các tiêu chuẩn chẩn đoán lạm dụng các chất gây nghiện trước kia đòi hỏi thời gian chỉ 01 triệu chứng, trong khi DSM-5 đòi hỏi rối loạn sử dụng chất đòi hỏi trung bình từ 2 – 3 triệu chứng.

Vài nét lịch sử của DSM:

DSM ra đời lần đầu tiên năm 1952(DSM ) của Hội tâm thần Hoa Kỳ với mục đích thống nhất phân loại các tiêu chuẩn chẩn đoán các loại bệnh tâm thần và cũng để tránh những tranh cãi kéo dài về vấn đề này bới các quan niệm và các kết quả nghiên cứu khoa học khác nhau và thay đổi theo thời gian về chuyên ngành tâm thần, đặc biệt về hoạt động tâm thần của con người.
Lần lượt DSM II năm 1968, DSM III năm 1980, DSM III – R(Revision) 1987, DSM IV 1984. DSM IV, DSM IV-TR (Text Revision) năm 2000. Mỗi lần xuất bản đều có những bổ sung từ những thực tế lâm sàng chưa hợp lý về một số lĩnh vực trong các bệnh lý tâm thần.
DSM là cẩm nang các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần không thể thiếu được dành cho các bác sĩ chuyên khoa tâm thần. DSM là hệ thống chẩn đoán chính thức các rối loạn tâm thần ở Hoa Kỳ, nhưng cũng được sử dụng rộng rãi tại Châu Âu và nhiều nước khác trên toàn thế giới.
ICD ( International Statistical Classification of Diseases and Related Health Problem) của Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organisation)là một cẩm nang sử dụng phổ biến, trong đó có các tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần. Bản  ICD-10 (xuất bản năm 1992) sử dụng chính thức trong ngành y tế chúng ta.
Thông thường sau khi xuất bản đều có những nhận xét về tính hiệu lực (validity) và tính đáng tin cậy (reliability) từ kinh nghiệm thực hành lâm sàng của các chuyên gia tâm thần hàng đầu Hoa Kỳ vàcác nước khác. Chỉ sau 2 ngày DSM-5 được chấp thuận đã có một số nhận xét phản ứng về một số thay đổi trong DSM-5 như đã trình bày ở trên. Hy vọng trong thời gian ngắn sắp tới DSM-5 sẽ xuất hiện ở Việt Nam và chúng ta trông chờ ý kiến của các đồng nghiệp giảng dạy chuyên khoa tâm thần trên cả nước để có thể góp phần “khuyến khích, lôi léo” sinh viên y khoa và các bác sĩ trẻ yêu thích ngành tâm thần nhiều hơn..

Bs CK II Phạm Văn Trụ PGĐ Bv TT Tp Hồ Chí Minh.

Theo:

Croline Cassels. DSM-5 gets APA’s official stamp of approval. Medscape Medical News. Psychiatry.